Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận – Ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Đưa yếu tố tự sự vào bài văn nghị luận

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Đề bài: Trang phục và văn hoá.

II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

1. Định hướng làm bài

Có thể dựa vào tình huống cụ thể như trong SGK đã nêu:

Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.

2. Xác lập và sắp xếp luận điểm

Trong số các luận điểm dẫn ỏ SGK, trang 125, có một số luận điểm không phù hợp, cần lược bỏ. Đồng thời các luận điểm đó chưa được sắp xếp một cách hợp lí. Các em có thể sắp xếp các luận điểm theo trình tự như sau:

  • Luận điểm 1: Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
  • Luận điểm 2: Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm mr trở thành người “văn minh” “sành điệu”.
  • Luận điểm 3: Việc chạy theo mốt như vậy có nhiều tác hại:

+ Làm mất thời gian.

+ Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.

+ Gây tốn kém cho cha mẹ.

  • Luận điểm 4: Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.

3. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả

Khi viết bài văn nghị luận, các em nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình, vì như vậy sẽ giúp bài văn giàu hình ảnh và có sức thuyết phục hơn.

Các em có thể tham khảo hai đoạn trích trong SGK, trang 125, 126.

Viết đoạn văn nghị luận có yếu tô” tự sự và miêu tả, sau đó trình bày trước tổ (trước lổp). cần lắng nghe sự góp ý ở thầy, cô giáo và của các bạn để sửa chữa đoạn văn cho hay hơn.

III. BÀI ĐỌC THAM KHẢO

Đến với núi cao, sông dài, biển rộng là để hiểu biết cái hùng vĩ của vũ trụ vô cùng. Đến với cỏ nội hoa ngàn, trăng thanh gió mát, là mới cảm nhận được cái kì diệu của hoá công, đo được cái trong của hồn mình, bày tỏ được cái chí của đời mình. Khắc đá đề thơ vào vách động, lưu bút đến ngàn năm sau, phải là bậc danh sĩ cao khiết ở đời. Tựa như trăng sao vằng vặc vậy. Còn như đúc chuông, tạc tượng, xây chùa, dựng am, trồng tháp là sự bàỹ tỏ cái lòng thành ở bậc chấn nhân, vĩ nhân. Lo cho dân cày thêm ruộng cấy, trâu cày, kẻ bần hàn có cơm no áo ấm, được sống yên bình giữa bốn cõi, là cái tài, cái tâm của bậc đống lương, kinh bang tế thế xưa nay.

Lòng vui khi nghe suối reo chim hót. Rơi lệ trước nỗi đau của kẻ nghèo hèn, thao thức vì tiếng khóc của cô nhi quả phụ, hân hoan khi nghe trẻ thơ ca hát vui cười. Đau cải đau của người, vui cái vui của thiên hạ. Ăn một miếng ngon, mặc cái áo đẹp, nơi ở là lâu đài, du ngoạn có xe tứ mã, thế là sang. Nếu thiếu đi một tâm hồn trong sáng, một đòi sống tinh thần phong phú, thì chưa hẳn đã hạnh phúc.

Đến với một chân trời xa lạ, một ngọn núi dòng sông, một đảo xa, biển biếc… là được sống thêm một phần cuộc đời tốt đẹp. Gặp gỡ thêm một ngưòi bạn hiền tựa như sông suối thêm nguồn, như đứng trên núi cao ngắm trăng, không chỉ cảm được “thanh phong minh nguyệt” mà còn thấy được cái sáng của lòng mình, cái trong của hồn mình, cái thành thực của tình bằng hữu. Tình bốn phương cao nhã là vậy.

Xem thêm Chữa lỗi diễn đạt – Ngữ văn lớp 8 tập 2 tại đây. 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận