Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm

Đang tải...

Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm kết hợp miêu tả và biểu cảm

Mục đích của bài luyện nói giúp học sinh biết kể trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm, qua đó ôn tập về ngôi kể.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIÊU NỘI DUNG LUYỆN TẬP

I. Các yêu cầu

Bài học này yêu cầu các em luyện nói trong giờ Tập làm văn. Các em phải nói theo yêu cầu sau:

– Phải nói đúng theo nội dung quy định: kể chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

– Phải nói đúng cách quy định: đúng ngôi kể, đúng lòi kể của nhân vật; nói rõ ràng, lưu loát, biểu cảm…

Vì vậy, để có thể luyện tập có kết quả, các em cần phải xem lại một số điểm về cách kể chuyện trong văn tự sự đã học ở lớp 6.

II. Ngôi kể trong văn tự sự

Khi kể chuyện, người kể phải xác định ngôi kể của mình. Ngôi kể là vị trí giao tiếp, trò truyện, tâm sự mà ngưòi kể sử dụng khi kể chuyện. Có hai ngôi kể thưòng gặp:

– Kể chuyện theo ngôi thứ nhất: Đó là khi người kể xưng tôi trực tiếp kể những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua và trực tiếp nói ra những suy nghĩ, những cảm tưởng của mình. Truyện có tính chất hồi kí bắt buộc phải kể theo ngôi thứ nhất để đảm bảo tính chân thật của văn chương.

– Kể chuyện theo ngôi thứ ba: Đó là khi người kể giấu mình, ẩn mình đi và kể lại câu chuyện về một ai đó, một người nào đó. Kê chuyện theo ngôi thứ ba làm cho lời văn có tính khách quan, không bị trói buộc, giới hạn bởi cái tôi phóng túng, linh hoạt.

Ví dụ:

  • Kể theo ngôi thứ nhất:

Bởi tôi ăn uống cũng điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co càng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoan, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rât ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào củng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm’máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. (Tô Hoài)

  • Kể theo ngôi thứ ba:

Ngày xưa, có một người lái buôn rất giàu có, tên là Vạn Lịch. Hắn có hàng trăm chiếc thuyền đồng chuyên chở hàng hoá. Chiếc thuyền riêng của hắn có nơi ăn chốn nằm riêng biệt, không khác gì nhà hăn trên đất. Chung quanh chỗ ngồi trang hoàng toàn gâm vóc. Đồ dùng toàn bằng vàng, bạc.

Vạn Lịch có người vợ trẻ, đẹp, là Mai Thị. Những chuyến đi buôn bán xa hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét và canh chừng vợ, làm cho nàng tuy sống sung sướng nhưng trong lòng vô cùng đau khô. (Nguyễn Hiên)

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN NÓI

1. Chuẩn bị kể

Để có thể kể lại cuộc xô xát giữa chị Dậu và người nhà lí trưởng, các em cần phải:

– Xác định ngôi kể

Đoạn trích dẫn ở SGK được kể theo ngôi thứ ba (chị Dậu), hãy chuyển sang kể theo ngôi thứ nhất (tôi), vì thế các em phải chuyển tên gọi của nhân vật thành ngồi kể tôi và chú ý tới một số từ ngữ khác sao cho phù hợp với cách kể ở ngôi thứ nhất.

– Lập dàn ý cho việc chuẩn bị kể

Có thể chia đoạn trích thành ba cảnh:

+ Cảnh chị Dậu van xin người nhà lí trứởng tha cho chồng.

+ Cảnh ngưòi nhà lí trưởng hông hách, ra oai vội chị Dậu.

+ Cảnh chị Dậu đánh trả ngưòi nhà lí trưởng.

– Dự kiến cách kể

+ Cần phải chú ý đây là cách kể ở ngôi thứ nhất nên sự việc cũng phải được nhìn nhận, đánh giá từ ngôi kể này.

+ Các yếu tố biểu cảm được thể hiện ngay trong các lời đốì thoại của người kể với các nhân vật khác. Lúc này, tác giả nhập tâm vào nhân vật để bộc lộ thái độ, tình cảm của mình. Vì thế, khi kể cần lưu ý các đại từ nhân xưng, kiểu như: cháu – ông, ông – tôi; bà – mày. Hoặc một số động từ chứa đựng sắc thái tình cảm rõ rệt, kiểu như cách nói: cháu van ông, không được phép, bà cho mày xem…

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ văn 8 – Nói giảm nói tránh

2. Tiến hành kể

Tôi xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

– Cháu van ông, nhà cháụ vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.

– Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch vào ngực tôi mấy bịch rồi sấn lại trói chồng tôi. Lúc này tôi tức quá, không thể chịu được nữa, liền liều mình cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! 

Cai lệ tát mạnh vào mặt tôi rồi nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai hàm răng:

– Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi túm lấy cổ hẳn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện làm sao kịp với sức xô đẩy của tôi, thế là hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét bắt chồng tôi.

Người nhà lí trưởng thấy vậy sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi nắm lấy cây gậy của hắn. Tôi với hắn du đẩy nhau, không ai chịu ai, rồi cuối cùng áp vào vật nhau. Hai đứa con tôi khóc om sòm. Cuối cùng anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn tôi, bị tôi túm tóc lắng cho một cái ngã nhào ra thềm.

3. Chú ý

– Cần kể chậm, đúng .với người nói.

– Ngữ điệu của lòi đôì thoại vừa phải đúng thái độ, tình cảm của nhân vật, vừa phải, tách biệt rõ ràng vối lòi kể khác.

– Tránh kể với giọng đều đều từ đầu đến cuối.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận