Lục Vân Tiên gặp nạn – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Lục Vân Tiên gặp nạn ngữ văn lớp 9

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 121)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc toàn bộ đoạn trích để xác định nội dung chính. (Chú ý phần Ghi nhớ trong SGK).

b. Gợi ý trả lời

Trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, thông qua sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin yêu đối vối nhân dân lao động. Đó chính là chủ đề của đoạn trích này.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 121)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc sáu câu thơ đầu để phân tích hành động hãm hại Vân Tiên của Trịnh Hâm. Chú ý những chi tiết tả hành động, cử chỉ. Phân tích nhịp điệu, mạch biến đổi của sự việc.

b. Gợi ý trả lời

Chỉ trong sáu câu thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã rất khéo léo vạch trần bộ mặt gian ác của Trịnh Hâm:

Đêm khuya lặng lẽ như tờ,

Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.

Trịnh Hâm khi ấy ra tay,

Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời.

Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,

Cho người thức dậy lấy lời phui pha.

Như chúng ta đã biết, đoạn trích này nằm ở phần thứ hai của truyện. Khi đó, Lục Vân Tiên đã mù cả hai mắt, công danh dang dở, đang bơ vơ nơi đất khách quê người. Trịnh Hâm đã từng là bạn của Vân Tiên nhưng có tính ghen ghét, đố kị, lo sợ tài năng của chàng thư sinh họ Lục ngăn trở đường công danh của mình. Nhưng lúc này, Vân Tiên, đã trở nên tàn phế, yếu ớt, những tưởng Trịnh Hâm không còn lo ngại điều đó nữa mà thương người bạn cũ. Vậy mà hắn tàn ác đến mức vẫn hãm hại người bạn không còn khả năng chống đỡ. Sự tàn ác của hắn đã lên tới đỉnh điểm.

Hơn thế nữa, Trịnh Hâm sắp đặt rất chu toàn cho kế hoạch bỉ ổi của mình: đẩy Vân Tiên xuống “vời” rồi lại kêu to lên cho mọi người dậy, kể lể nhằm che đậy sự việc, đánh lạc hướng mọi người… Ở hắn, người đọc không thấy một mảy may cắn rứt lương tâm. Con người hắn vô cùng nham hiểm và độc ác.

Với sáu câu thơ, tác giả như dựng lên một vở kịch: có thời gian (đêm khuya), có không gian (trên thuyền, bầu trời tối mịt mờ), có nhân vật (Trịnh Hâm, Vân Tiên), có sự việc và thấm chí sự việc còn được đẩy đến độ kịch tính. Người đọc không thể không căng thẳng theo dõi, lo lắng cho Vân Tiên và ghê sợ âm mưu thâm độc của Trịnh Hâm. Các tình tiết được đẩy nhanh, khá gọn và vì thế tạo nên hiệu quả bất ngờ: nhấn sâu thêm tâm địa đen tối của Trịnh Hâm, hắn đã tính toán rất kĩ lưỡng, chỉ cần ra tay hành động, rất nhanh và không một chút do dự. Ngôn ngữ tự sự dễ hiểu, bình dị cũng tạo nên sự tập trung chú ý của người đọc vào sự việc.

Xem thêm Tổng kết từ vựng – Ngữ văn lớp 9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 121)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn thơ còn lại và các chú thích trong SGK. Phân tích diện mạo cái thiện dựa trên cơ sở những gợi ý của SGK.

  • Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên.
  • Lời nói của ông Ngư với chàng.
  • Cuộc sông lao động của ông Ngư.

Dựa vào dung lượng, giọng điệu câu thơ để nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động.

b. Gợi ý trả lời

Ngoài mấy câu thơ đầu kể chuyện Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên, cả đoạn thơ dài còn lại Nguyễn Đình Chiểu dành để khắc hoạ hình ảnh cái thiện qua nhân vật ông Ngư cùng những hành động, lời nói và quan niệm sống của ông.

Cảnh ông Ngư và gia đình cứu Vân Tiên thật cảm động:

Vừa may trời đã sáng ngày,

Ôrìg chài xem thấy vớt ngay lên bờ.

Hối con vầy lửa một giờ,

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

Rõ ràng hành động cứu người là điều ông Ngư làm một cách tự nhiên, không do dự (vớt ngay); sự hối hả, tìm mọi cách chữa chạy cũng rất chân thành, cả gia đình ông đều dốc lòng vào việc cứu người.

Khi Vân Tiên tỉnh lại, kể rõ nguồn cơn, ông Ngư ngay lập tức mời Vân Tiên ở lại cùng gia đình sốm hôm rau cháo:

Ngư rằng: “Người ở cùng ta,

Hôm mai hẩm hút với già cho vui.”

Đúng như lòi Vân Tiên đáp lại, lúc đó chàng một thân một mình, bơ vơ, yếu đuối, bệnh tật, đã mù cả hai mắt, có thể sẽ chỉ là gánh nặng cho ai cưu mang chàng. Nhưng ông Ngư đã không nề hà, ngần ngại, chân thành giữ chàng ở lại dù gia cảnh của ông cũng chẳng khá giả gì. Tấm lòng nhân hậu ấy thật khiến chúng ta cảm động.

Đặc biệt, đọc những dòng thơ cuối đoạn chúng ta bắt gặp quan niệm sống vô cùng cao đẹp của ông Ngư:

Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?

Nước trong rửa ruột sạch trơn,

Một câu danh lợi chi sờn lòng đây…”

Ở đoạn trích trước chúng ta cũng đã thấy tấm lòng “trọng nghĩa khinh tài” của Vân Tiên:

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn…

Nhớ câu kiến ‘nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. “

Dù là cách nói khác nhau, nhưng nhân vật đã gặp nhau ở quan điểm coi thường danh lợi, vị tha, nhân hậu. Họ đều là những đại diện tiêu biểu cho cái thiện trong cuộc đời này.

 

Với quan niệm không luỵ danh như vậy, ông Ngư đã có một cuộc sống phóng khoáng, tự tại, an nhàn.

Rày doi mai vịnh vui vầy,

Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng.

Một mình thong thả làm ăn,

Khoẻ quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm.

Nghêu ngao nay chích mai đầm,

Một bầu trời đất vui thầm ai hay.

Kinh luân đã sẵn trong tay,

Thung dung dưới thế vui say trong đời.

Thuyền nan một chiếc ở đời,

Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.

Ông Ngư nói về cuộc sống của mình với một niềm vui say tha thiết. Niềm vui đó không vướng chút bụi đời dung tục mà hoàn toàn gắn với thiên nhiên, một cuộc sống nghèo nhưng tự do, thanh thản, không bị ràng buộc. Cái tư thế một mình được nhắc tối khá nhiều: “một mình”; “một bầu trời”; “thuyền nan một chiếc”… Qua đó chúng ta nhận thấy một niềm tự hào, tự tôn được ẩn giấu. Đây không hẳn là sự kiêu hãnh như Từ Hải trong Truyện Kiều:

… Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

… Một tay gây dựng cơ đồ.

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.

Nhưng cũng là niềm tự hào của một người vốn “kinh luân đã sẵn trong tay”, một người hiểu biết, giỏi giang nhưng vượt qua được vòng tục luỵ mà chọn con đường ở ẩn, lánh xa cõi bụi trần. Niềm vui ỏ đây gần vối tâm thế của Nguyễn Trãi khi ca ngợi thú nhàn nơi thôn dã:

Côn Sơn suôi chảy rỉ rầm,

Ta nghe như tiếng đần cầm bên tai.

Hay như Nguyễn Bỉnh Khiêm ý nhị tự giễu mình:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao.

Cùng niềm vui say ấy, ông Ngư đã miêu tả cuộc sống thanh bần của mình thật phóng khoáng, hồn hậu. Qua đó, nhân cách cao đẹp của ông cũng được bộc lộ. Như vậy, ở Nguyễn Đình Chiểu, cái thiện luôn đi cùng cái đẹp, cái thanh cao.

Nhà thơ đã dành một đoạn thơ dài để khắc hoạ nhân vật ông Ngư. Đặc biệt, riêng ở những câu thơ miêu tả cuộc sống của ông, ngòi bút tác giả như thăng hoa, giọng điệu phóng khoáng. Những từ láy được sử dụng khá đặc sắc, thong thả, nghêu ngao, thung dung… Những hình ảnh liên tiếp, kéo từ dòng nọ xuống dòng kia với những vế câu ngắn, đăng đối, nhịp điệu dồn dập: “khoẻ quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm”; “nay chích, mai đầm”; “tắm mưa, chải gió”… Tất cả tạo nên một không khí hào hứng, tươi tắn trong cả đoạn thơ. Điều ấy thế hiện tình cảm của tác giả rất rõ rệt. Phải trân trọng, yêu thương, tin tưởng như thế nào vào người dân lao động nghèo, Nguyễn Đình Chiểu mối có thể viết về họ một cách sâu sắc, say mê đến vậy. Có lẽ chính tình cảm ấy lại làm ngòi bút của ông thăng hoa.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận