Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9

Đang tải...

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Vài nét vể tác giả và tác phẩm

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Binh, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phô Hồ Chí Minh) trong một gia đình phong kiến lớp dưới.

Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu thi đỗ tú tài. Năm 1846, ông ra Huế đợi kì thi Hương (1894) thì được tin mẹ mất. Ông bỏ thi về chịu tang mẹ, trên đường đi, ông ốm nặng mù cả hai mắt. Lúc đó, giặc Pháp đã bắt đầu nô súng vào nước ta.

Sau khi bị mù, Nguyễn Đình Chiểu ở lại quê nhà mở trường dạy học và làm thuốc. Tình hình đất nước ngày càng rối ren. Ồng phải chạy về cần Giuộc rồi Ba Tri (tỉnh Bến Tre ngày nay) lánh nạn. Trong những năm chạy giặc, Nguyễn Đình Chiểu vẫn mở trường dạy học và tham gia hoạt động chống Pháp trong vùng bằng cách dùng thơ vần của mình đê tuyên truyền, cổ vũ, khuyến khích nhân dân. Với những sáng tác của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã có một uy tín lớn khiến thực dân Pháp nhiều lần tìm cách mua chuộc nhưng không được.

Nguyễn Đình Chiểu là người mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX, là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn học yêu nước chống Pháp. Tên tuổi của ông tượng trưng cho lòng yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam, và thơ văn của ông là “những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân

 

lên đất nước chúng ta” (Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu, Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Bài viết nhăn dịp kỉ niệm 95 năm ngày mất Nguyễn Đình Chiểu, 1983).

Các tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ, Hà Mậu; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Văn tế Trương Định; Mười bài thơ điếu Phan Tòng; Ngư tiều y thuật vấn đáp…

Truyện Lục Vân Tiên là tác phàm tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trước ngày Pháp đánh vào Nam Bộ. Tác phẩm có nhiều yếu tố tự truyện, là truyện thơ mang nội dung giáo huấn luân lí, đạo đức rất đậm nét. Truyện có hai tuyến nhăn vật xấu – tốt rất rõ rệt và được sáng tác đê kê hơn là để xem. Những ưu điểm, khuyết điểm của Truyện Lục Vân Tiên phần lớn phụ thuộc vào phương thức sáng tác ấy. Tuy ngôn ngữ không được trau chuốt, tính cách nhân vật chưa thật đậm nét, mối liên kết nội tại chưa hoàn toàn chặt chẽ nhưng Truyện Lục Văn Tiên vẫn được người dân Nam Bộ đặc biệt say mê. Sức hấp dẫn của Truyện Lục Vân Tiên là ở chỗ tác giả đã xây dựng được những nhân vật sống động mang những nét cá tính đặc trưng của con người Nam Bộ, đã mang được trong mình hơi thở hồn hậu, ước mơ, tiếng nói và tình cảm của những độc giả chất phác nơi đây.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 115)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào phần tóm tắt truyện để xác định kết cấu của tác phẩm. Có thể so sánh với các truyện đã học khác để thấy được đặc điểm về kết cấu của Truyện Lục Vân Tiên.

b. Gợi ý trả lời

Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu với hai tuyến nhân vật xấu – tốt rất rõ ràng. Đây là kiểu kết cấu quen thuộc; truyền thống trong các truyện kể từ xưa. Đáng chú ý là trong Truyện Lục Văn Tiên, sự đổi lập không phải nói chung giữa hai tuyến nhân vật, mà đối lập trong từng cặp nhân vật một: Có Nguyệt Nga thuỷ chung son sắt thì cũng có Võ Thể Loan bội bạc, hám danh; có Hớn Minh, Tử Trực hết lòng vì bạn, nghĩa khí, dũng cảm thì cũng có Trịnh Hâm, Bùi Kiệm phản trắc, ti tiện, đớn hèn; có gia đình Nguyệt Nga đôn hậu, tình nghĩa thì cũng có gia đình Võ Thể Loan cơ hội, quỷ quyệt…

Kết cấu này đặc biệt phù hợp với mục đích tuyên truyền đạo đức. Sự đối lập gay gắt của hệ thống các nhân vật chính là đường ranh giới xác định những tiêu chí đạo đức thông thường. Nhân vật ở đây nhất quán, một chiều, không nhiều chiều, phức tạp vì thế dễ dàng trở thành một biểu tượng minh hoạ cho một đặc điểm tính cách, đạo đức nào đó của con người.

Tuy kết cấu này còn đơn giản, thô sơ nhưng so với nhiều truyện Nôm trước kia, nhất là truyện Nôm bình dân (Thoại Khanh – Châu Tuấn; Phạm Tải – Ngọc Hoa…) thì Truyện Lục Vân Tiên đã có những nét độc đáo nhất định.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 115)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Phân tích tính cách, phẩm chất nhân vật Lục Vân Tiên thông qua những chi tiết miêu tả hành động, lời nói của chàng. Đặc biệt chú ý những quan niệm được phát biểu thành lời của nhân vật. Yêu cầu xem kĩ các chú thích trong SGK.

b. Gợi ý trả lời

Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, bằng cách đặt nhân vật vào tình huống gặp cảnh cướp bóc giữa đường, nhà thơ đã khắc hoạ nhân vật một cách khá rõ nét. Qua những chi tiết miêu tả hành động, lời nói, cách xử sự. Vân Tiên hiện lên đẹp như một người anh hùng áo vải: dũng cảm, nghĩa khí đồng thòi lại tao nhã, hồn hậu và chất phác.

Nguyễn Đình Chiểu dành 14 câu thơ để khắc hoạ cảnh Vân Tiên đánh nhau với đảng cướp Phong Lai đầy kịch tính, hấp dẫn. “Trận thế” được hình dung rất rõ: Vân Tiên một mình với cây gậy bẻ vội bên đường; bọn cướp đông đúc, trang bị gươm giáo “bốn phía phủ vây bịt bùng”. Chính sự không cân sức ấy càng làm chiến thắng của Vân Tiên thêm lừng lẫy và tư thế của chàng thêm đẹp. Phải rất dũng cảm mới có thể có hành động xông vào giữa bọn cướp đông hơn, vũ khí đầy mình trong khi mình không có đến một tấc sắt như Vân Tiên. Nhân vật được khắc hoạ bằng cách so sánh, đối chiếu. Một bên là Vân Tiên rất nhanh nhẹn, nhẹ nhàng “ghé lại bên đường”; lời nói đầy nghĩa khí: “Bớ đảng hung đồ, chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”; một bên là bọn Phong Lai “mặt đỏ phừng phừng” vối ngôn ngữ đúng chất “lưu manh”: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây…”; một bên là Vân Tiên hùng dũng như hổ tướng:

Văn Tiên tả đột hữu xông,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.

Và bên kia là lũ cướp huênh hoang nhưng lại đớn hèn:

Lâu la bốn phía vỡ tan,

Đều quăng gươm giáo tỉm đàng chạy ngay.

Không chỉ dũng cảm, nghĩa khí, Vân Tiên còn tỏ ra hết sức nho nhã, hào hoa. Đánh cướp xong, chàng ân cần thăm hỏi những người chàng vừa cứu giúp:

Tiểu thơ con gái nhà ai,

Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì?

Chẳng hay tên họ là chi?

Khuê môn phận gái việc gì đến đây ?

Cần chú ý rằng, ỏ đây Lục Vân Tiên còn mang nặng tư tưởng Nho gia: nam – nữ thụ thụ bất thân. Vì thế khi Nguyệt Nga định ra khỏi kiệu để tạ ơn chàng, chàng đã ngăn lại:

Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Khi Nguyệt Nga ngỏ ý mời Vân Tiên về nhà để đền đáp ơn cứu mạng thì Vân Tiên phản ứng một cách rất hồn hậu, chất phác:

Văn Tiên nghe nói liền cười.

Tiếng cười ấy cho thấy chàng xa lạ với ý nghĩ vụ lợi, làm ơn được trả ơn. Tiếng cười ấy xoá nhoà nét khuôn mẫu Nho gia có phần cứng nhắc ở trên, một nụ cười trong sáng, đáng yêu. Và cũng một cách thẳng thắn, bình dị như thế, chàng nói lên quan niệm của mình:

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Nay đà rõ đặng nguồn cơn,

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”

“Kiến nghĩa bất vi” là thấy việc nghĩa mà không làm. Như vậy, rõ ràng Vân Tiên coi việc đánh cướp vừa rồi là nghĩa vụ của mình và chàng đã thực hiện nghĩa vụ ấy như một lẽ tự nhiên, không chút so đo, tính toán. Đó cũng chính là quan niệm của người anh hùng Từ Hải khi xưa:

Anh hùng tiếng đã gọi rằng,

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.

Như vậy, qua hành động đánh cướp và cách xử sự nho nhã với Kiều Nguyệt Nga, chúng ta thấy Lục Vân Tiên là một chàng trai tài ba, dũng cảm, nghĩa khí, nho nhã, đồng thòi có một tâm hồn trong sáng, một quan niệm sổng đẹp đẽ, vị tha.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 115)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga trong đoạn này thể hiện qua cử chỉ, lời nói nhưng quan trọng nhất là lời nói. Phân tích ngôn ngữ, cách nói để thấy quan điểm, suy nghĩ, nét đẹp tâm hồn của Nguyệt Nga.

b. Gợi ý trả lời

Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, nhà thơ khắc hoạ nhân vật Nguyệt Nga với những nét đẹp tâm hồn rất cân xứng với nhân vật Lục Vân Tiên. Nếu Vân Tiên hiện lên khoẻ khoắn, tài ba, dũng cảm, hào hiệp thì Nguyệt Nga là hình mẫu một người con gái dịu hiền, nết na, ân tình.

Là người chịu ơn, Nguyệt Nga rất chu đáo, định xuống kiệu để tạ ơn Vân Tiên. Những lời giãi bày của nàng không chỉ cho biết thông tin về gia cảnh mà qua đó còn thể hiện sự thẳng thắn, dịu dàng của nàng:

Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,

… Quê nhà ở quận Tây Xuyên…

Nàng là một người có hiếu:

Làm con đâu dám cãi cha,

Ví dầu ngàn dặm đàng xa củng đành.

Đồng thòi tỏ ra là một người con gái khuê các, hiểu rõ công – dung ngôn – hạnh.

Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,

Tiết trăm năm củng bỏ đi một hồi.

(…) Chút tôi liễu yếu đào thơ,

Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.

Cách xưng hô (quân tử, tiện thiếp…), cách nói tế nhị, trau chuôt (liễu yếu đào thơ, tiết trăm năm…) cho thấy Nguyệt Nga là một cô gái có học thức. Thêm vào đó, nàng rất trọn vẹn ân tình:

Gẫm câu báo đức thù công,

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người.

Là ngươi chịu ơn, Nguyệt Nga tha thiết được trả ơn. Cách nói của nàng cũng rất tế nhị, sâu sắc, chân thành.

Chỉ qua vài lời nói đối đáp của Nguyệt Nga với Lục Vân Tiên, nhà thơ đã phác hoạ bức chân dung khá đầy đủ, sống động về một người con gái khuê các, yểu điệu, hiểu biết, cao quý mà không kiêu ngạo, trái lại rất mực ân tình, hiền dịu, thẳng thắn và vẹn tròn đạo nghĩa. Những nét đẹp ấy vừa phù hợp với những tiêu chí đạo đức Nho gia, vừa tiêu biểu cho nét tính cách của người Nam Bộ: chân thành, giản dị.

Xem thêm Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự tại

đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 115)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại đoạn trích, xét dung lượng câu thơ dùng để miêu tả hành động, cử chỉ, ngoại hình hay nội tâm nhân vật để thấy tác giả chú trọng vào yếu tố nào? Liên hệ vối các loại truyện đã học để so sánh.

b. Gợi ý trả lời

Nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói. cả đoạn trích phần lớn là lời đối thoại của nhân vật. Phần còn lại miêu tả trận đấu không cân sức giữa Vân Tiên với băng cướp Phong Lai và một vài nét miêu tả hành động, cử chỉ của Nguyệt Nga… Như vậy, rõ ràng nội tâm nhân vật không hề được khắc hoạ. Người đọc biết được tính cách nhân vật là do lời nói, hành động của nhân vật ấy. Ví dụ, chúng ta rất khó hình dung Nguyệt Nga có diện mạo cụ thể ra sao nhưng qua những lời chí tình của nàng, độc giả không chỉ nghĩ nàng dịu hiền mà còn thấy nàng vô cùng xinh đẹp nữa.

Với đặc điểm thể hiện nhân vật thông qua miêu tả hành động, cử chỉ là chủ yếu này, Truyện Lục Vân Tiên rất gần với loại truyện truyền thống nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Ở đó, người đọc theo dõi diễn tiến câu chuyện, sự việc, xem các nhân vật làm gì, kết quả ra sao… mà không hề thấy diễn biến nội tâm nhân vật. Ta gặp Thạch Sanh dũng mãnh chém trăn tinh mà không thấy chàng dũng sĩ có những suy nghĩ cụ thể thế nào; gặp một cô Tấm trả thù, trừng trị mẹ con Cám mà không hiểu cô hờn ghen, dằn vặt ra sao… Đây chính là điểm gần gũi giữa Truyện Lục Vân Tiên với những truyện dân gian do phương thức kể quyết định. Gắn với phương thức diễn xưống đặc trưng của nó ta mới thấy điều này là tất yếu. Nguyễn Đình Chiểu không thể để Nguyệt Nga bộc lộ cảm xúc đến hàng mấy chục câu thơ như cô Kiều (Kiều ở lầu Ngưng Bích) bởi những người nghe kể (thường là ở chợ), buổi nghe buổi không, vì thế khó mà theo dõi. Họ quan tâm nhiều nhất đến hành động của nhân vật và diễn biến câu chuyện. Phải chăng vì lẽ này mà có ngưòi gọi Lục Vân Tiên là chàng Thạch Sanh của đòi sau?

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 115)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đặc biệt chú ý chú thích của những từ địa phương. Có thể so sánh ngôn ngữ thơ ở đây với ngôn ngữ Truyện Kiều đã học.

b. Gợi ý trả lời

Qua đoạn trích này, chúng ta thấy Nguyễn Đình Chiểu rất khác Nguyễn Du về mặt sử dụng ngôn ngữ. Nếu như nhà thơ Tiên Điền cầu kì, điêu luyện, bác học bao nhiêu thì nhà thơ xứ Gia Định chất phác, hồn hậu bấy nhiêu trong nghệ thuật ngôn từ. Đồ Chiểu dùng từ ngữ không mấy trau chuốt, hầu như không có những vế câu đăng đối chỉnh chu, ngôn ngữ đối thoại ở đây rất thực, rất sống, rất tự nhiên:

Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây

Trước gây việc dữ tại mầy

Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng…

Kể cả những nhân vật rất nho nhã như Lục Vân Tiên, ngôn ngữ cũng tự nhiên như vậy:

… Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Từ chàng Kim Trọng hào hoa, phong nhã vối những câu nói đầy điển tích:

Khen tài nhả ngọc phun châu Nàng Ban, ả Tạ củng đâu thế này. đến Lục Vân Tiên là một khoảng cách rất xa.

Đặc biệt, Nguyễn Đình Chiểu dùng rất nhiều phương ngữ: tiểu thơ, chi, đàng, mầy, thiệt… Những từ đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ ấy đã khiến Truyện Lục Vân Tiên mang một sắc thái rất riêng. Dường như hơi thở cuộc sống quê hương của chính nhà thơ đã ùa vào thiên truyện.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận