Lớp học trên đường – tuần 34 – tiếng việt 5

Đang tải...

Lớp học trên đường

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

– Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi;

tr / ch: trên, trí nhớ, trong, trông thấy, đứa tr, chữ cái, chuyện, chú chó, đắc chí, chỉ;

x / s: xiếc, sẽ, sai, sao nhãng;

l / n: lúc nào, lâu, lại là, làm, lấy, đọc lên, có lẽ, nó, nói, nếu, nên;

– d / r / gi: dính dẹp, dạy, dám, rằng, ra, rút, bao giờ, , giọng…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung

Lớp học trên đường được trích từ tiểu thuyết Không gia đình của Héc-to Ma-lô. Đoạn trích này ca ngợi tấm lòng nhân hậu, yêu trẻ của cụ Vi-ta-li và lòng khao khát, quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

2. Nội dung chính

Rê-mi được cụ Vi-ta-li dạy chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong và làm xiếc kiếm ăn. Lớp học của cậu rất đặc biệt và ngộ nghĩnh: thầy giáo là chủ một gánh xiếc rong; sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường; học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi.

Lúc đầu, Rê-mi học tấn tới hơn, Ca-pi lại có trí nhớ tốt hơn, cái gì đã vào đầu thì không bao giờ quên. Nhưng Rê-mi cũng rất hiếu học, lúc nào trong túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê: “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, cậu không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được trong khi Ca-pi chỉ biết viết tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái. Khi được thầy hỏi có thích học hát không, cậu trả lời: “Đấy là điều con thích nhất”.

Câu chuyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già Vi-ta-li nhân hậu và lòng hiếu học, ham hiểu biết của cậu bé Rê-mi. Như vậy, trẻ em có quyền được học tập để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước và ngưòi lớn có nghĩa vụ giúp đõ, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập.

Xem thêm Tả người tuần 33

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận