Lòng dân (tiếp theo) Tuần 3 Tiếng Việt 5

Đang tải...

Lòng dân (Tiếp theo)

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc.

2. Lưu ý phát âm:

Nhận diện và phát âm rồ các từ:

ch / tr: trời, trói, trong, chuyển, cho, chị, chơi, chiếc, chỉ, chú, chưa;

l / n: lúc, lấy, lên, làm, láu, lại, là, lòng, mười lăm, nước, nói;

r / d / gi: rồi, ra, ranh, dôi, dẫn, dân, dì, dừa, giọng, giấy tờ, giỏi;

– Tía, má, hống phải, hổng biết, miễn cưỡng, ngượng ngập, ngọt ngạo.,.

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Tìm hiểu chung.

Bài đọc là phần tiếp theo của vở kịch Lòng dân đã học ở bài trước,

2. Nội dung chính.

Kết thúc ở đoạn trích bài trước là cảnh dì Năm nghẹn ngào dặn dò con. Tên cai hỏi An: “Ông đó có phải là tía màv không?” và dọa An:”Nói dối, tao bắn”.

An trả lời: “Dạ, hổng phải tía…”, làm bọn giặc mừng hụt, vì chúng tưởng An sợ nên khai thật. Chúng đổi giọng ngọt ngào đẽ dụ dỗ: “Ờ giỏi! Vậy là ai nào?”. An lại làm bọn giặc tẽn tò khi nói; “Cháu… kêu bằng ba, chứ hổng phải tía”.

Tên cai đòi chú cán bộ cho xem giấy tò. Dì Năm đã ứng xử rất thông minh: dì giả vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ ở chỗ nào. Khi cầm giấy tờ ra, dì nói tên chồng và bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo. Bọn giặc buộc phải tin dì Năm và An nói thật và quay sang vòi vĩnh đòi ăn. Nhờ sự mưu trí và dũng cảm của dì Năm và An mà chú cán bộ được cứu thoát.

Vở kịch đã được đặt tên là Lòng dânthể hiện tấm lòng yêu thương đùm bọc, xả thân bảo vệ và giúp đỡ cán bộ cách mạng của nhân dân Nam Bộ. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng, nhân dân luôn tin yêu và sẵn sàng bảo vệ cách mạng.

Xem thêm Mở rộng vốn từ Nhân dân

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận