Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1991 (phần 2) – Đề cương lịch sử lớp 12

Đang tải...

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chương V. Cách mạng xã  hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước(1954-1975)

21. Phong trào Đồng khởi(1959-1960)

22. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-ngụy, trong chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” Quân và dân ta đã chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” đó như thế nào?

23. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-ngụy, trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” Quân và dân ta đã chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” đó như thế nào?

24. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-ngụy, trong chiến lược “Việt Nam hóa”chiến tranh.Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa ” chiến tranh ra sao?

25. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

26. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Chương VI.Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa(1975-1991)

27. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng ta và những thành tựu cơ bản của công cuộc đổi mới của nước ta từ 1986 đến năm 2000

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 25.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

1.Chủ trương, kế hoạch.

1.1. Hoàn cảnh. Sau Hiệp định Pa ri tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.

*Địch: Suy yếu nghiêm trọng

-Quân Mỹ và quân Đồng minh rút hết về nước làm cho chính quyền và quân đội Sài Gòn, bị cô lập và mất chỗ dựa.

-Viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn ngày càng giảm dần.

-Vùng chiếm đóng bị thu hẹp dần.

*Ta: Hơn hẳn địch cả về thế và lực.

-Có cơ sở pháp lý quốc tế là Hiệp định Pa ri

-Miền Bắc là hậu phương vững chắc.

-Ở miền Nam: Lực lượng cách mạng trưởng thành, vùng giải phóng được mở rộng.

1.2 Chủ trương. Trước thời cơ chiến lược mới,Bộ chính trị quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976.

1.3. Kế hoạch.

-Năm 1975 sẽ tranh thủ thời cơ, bất ngờ tấn công trên quy mô lớn khắp miền Nam tạo điều kiện để năm 1976 giải phóng hoàn toàn miền Nam.

-Bộ chính trị còn dự kiến: Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

-Trong khi Bộ chính trị đang họp thì ngày 6/1/1975 quân dân miền Nam giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long quân địch không còn khả năng đánh chiếm lại căn cứ điều đó chứng tỏ chúng suy yếu đi nhiều. Tình hình đó Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.

2. Diễn biến

  • Chiến dịch Tây Nguyên. (Từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975)

*Vị trí chiến lược của Tây Nguyên. Là địa bàn chiến lược quan trọng:

-Tây nguyên được xem như ngôi nhà chung của ba nước Đông Dương

-Từ Tây Nguyên có thể tỏa xuống các tỉnh ven biển miền Trung, và Nam Bộ.

-Khu vực và mục tiêu tấn công lớn của ta là Tây Nguyên với trận đánh mỡ màn then chốt là Buôn Ma Thuột, vì lực lượng của địch ở đây tương đối yếu.

*Diễn biến

-Đầu tháng 3/1975 ta đánh nghi binh ở Pleiku, Kon Tum, đồng thời bí mật bao vây Buôn Ma Thuột.

-10/3/1975, ta bất ngờ tấn công Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi nhanh chóng.

-14/3/1975, địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, trên đường rút chạy chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt

-Ngày 24/3/1975 chiến dịch kết thúc ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên.

*Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền. Đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ chuyển sang một thời kỳ mới.

2.2 Chiến dịch Huế Đà Nẵng (21/3 – 29/3/1975)

-Sau thắng lợi ở Tây Nguyên Bộ chính trị hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa 1975. Muốn vậy phải nhanh chóng giải phóng toàn bộ miền Trung. Trong đó Huế và Đà Nẵng mang tính chất quyết định.

-Ngày 19/3/1975 ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị, chiếm đèo Hải Vân và cô lập Huế

-25/3/1975 quân ta tiến vào cố đô Huế, đến ngày 26/3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên. Cùng thời gian này ta giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai tạo thế uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.

-Sáng ngày 29/3/1975 ta tấn công Đà Nẵng đến 3h chiều cùng ngày chiếm được thành phố, Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng

*Ý nghĩa: Chiến thắng Huế Đà Nẵng đã gây nên tâm lí tuyệt vọng của ngụy quân đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

2.3. Chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử

-Ngày 9/4/1975, quân ta tấn công Xuân Lộc-một căn cứ phòng thủ trọng yếu bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.

-Ngày 16/4/1975 ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang.

-Ngày 21/4/1975 quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, bộ đội ta áp sát Sài Gòn.

-Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ ra lệnh di tản hết người Mỹ khỏi Sài Gòn.

-17h ngày 26/4/1975 ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh, năm cánh quân của ta cùng lúc tiến vào trung tâm Sài Gòn.

-Đêm 28 rạng ngày 29/4/1975 tất cả các cánh quân của ta được lệnh tổng công kích vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài gòn như Dinh độc lập, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tổng tham mưu ngụy, bộ tư lệnh cảnh sát ngụy, Đài phát thanh…….

-10h, ngày 30/4/1975, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh độc lập bắt sống toàn bộ ngụy quyền trung ương. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

-11h 30 ngày 30/4/1975 cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống ngụy. Thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử toàn thắng.

2.4. Kết quả, Ý nghĩa lịch sử, Nguyên nhân thắng lợi.

*Kết quả

Ta: Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 giành thắng lợi ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 triệu quân chủ lực ngụy, đập tan hoàn toàn bộ máy ngụy quyền từ Trung ương đến cơ sở Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà.

Địch: Là thất bại cay đắng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

*Ý nghĩa lịch sử

Chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi to lớn nhất, oanh liệt nhất của nhân dân Việt Nam trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

-Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử 4000 năm của dân tộc.

-Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội.

-Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới phát triển. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Campuchia và cách mạng Lào tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước trong năm 1975.

*Nguyên nhân thắng lợi.

Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. Thể hiện rõ đường lối quân sự đúng đắn………

-Phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân. Tiêu biểu là sự đoàn kết của quân dân hai miền Nam Bắc.

-Sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô-Trung Quốc và bạn bè tiến bộ thế giới.

Câu 26. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

1.Nguyên nhân thắng lợi

-Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

-Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đảng ta lãnh đạo, truyền thống đó được phát huy cao độ và nhân lên gấp bội…

-Miền Bắc xã hội chủ nghĩa được bảo vệ vững chắc, được xây dựng củng cố và không ngừng tăng lên về tiềm lực kinh tế quốc phòng, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tuyền tuyến…..

-Tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống một kẻ thù chung đã tạo nên sức mạnh to lớn cho lực lượng chung của cách mạng ba nước và cho từng nước Đông Dương.

-Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình dân chủ trên thế giới. Nhất là Liên Xô Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

*Trong những nguyên nhân trên thì sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn sáng tạo….là nguyên nhân quan trọng nhất.

Vì: Đảng lãnh đạo là nguyên nhân bao trùm, chi phối các nguyên nhân khác….Nếu không có Đảng lãnh đạo thì sẽ không có sức mạnh tổng hợp của dân tộc, không thể kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

2.Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2.1/Đối với dân tộc.

-Là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc dân  tộc: Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám 1945.

-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta hơn một thế kỷ. Trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà.

-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc-Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất , đi lên Chủ nghĩa xã hội.

2.2/Đối với thế giới:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của các lực lượng phản cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ hai.

-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã phá vỡ phòng tuyến quan trọng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á của đế quốc Mỹ, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng.

-Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương, tăng cường lực lượng cách mạng thế giới, là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Câu 27.Hoàn cảnh lịch sử; chủ trương; đường lối đổi mới của Đảng và những thành tựu cơ bàn của công cuộc đổi mới của nước ta từ năm 1986 đến năm 1990.

1.Hoàn cảnh lịch sử(nguyên nhân, sự cần thiết) tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1976-1980 và 1981-1985), nhân dân ta đã đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế – xã hội và trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém, chủ yếu là do sai lầm khuyết điểm gây nên, dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội. Hoàn cảnh đó đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới.

2. Chủ trương, quan điểm, đường lối, nội dung đổi mới.

2.1/Chủ trương:Chủ trương,quan điểm, đường lối, nội dung đổi mới đất nước của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986). Sau đó được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001).

2.2/Quan điểm đổi mới: Đổi mới đất nước không phải là thay đổi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội, những hình thức bước đi và biện pháp thích hợp.

2.3/Đường lối. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

2.4 /Nội dung đổi mới.

*Đổi mới kinh tế:

-Khơi dậy mọi tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi người phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước.

-Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế theo kiểu tập trung bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Thực hiện kế hoạch kinh tế theo phương thức hạch toán kinh doanh.

-Thực hiện chính sách mở cửa và hợp tác kinh tế quốc tế.

*Đổi mới về chính trị:

-Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

-Nhấn mạnh quan điểm “lấy dân làm gốc”, coi dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới ở nước ta.

-Đối mới là nội dung là phương thức hoạt động của nhà nước và các đoàn thể quần chúng theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

3. Thành tựu và ưu điểm của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990) (Thành tựu và ưu điểm bước đầu của công cuộc đổi mới ở nước ta).

*Đường lối đổi mới của Đảng được nhân dân hưởng ứng rộng rãi, nhanh chóng   đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, chủ yếu là trong việc thực hiện những mục của “Ba chương trình kinh tế

Về lương thực-thực phẩm: Từ chỗ thiếu ăn, năm 1988 ta phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo. Đến năm 1990 đã không những vươn lên đáp được nhu cầu trong nước mà còn có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Sản xuất lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn vượt năm 1987 là 2 triệu tấn; đến năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

Về hàng hóa thị trường: Nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tăng hơn trước, có tiến bộ về chất lượng và mẫu mã. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với thị trường, phần bao cấp của nhà nước giảm đáng kể.

Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh và mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội. Trong kế hoạch 5 năm này, nhiều mặt hàng có giá trị như gạo, đầu thô….Năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo (đứng hàng thứ ba sau Thái Lan và Mỹ).Nhập khẩu của ta giảm đáng kể.

-Thành tựu quan trọng khác là ta đã kiềm chế được một bước lạm phát. Cụ thể nếu chỉ số tăng bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14%, năm 1989 là 2,5%, đến năm 1989 là 4,4%.

-Thắng lợi cơ bản có ý nghĩa chiến lược lâu dài là chủ trương đổi mới của Đảng đã thật sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, đã khơi dậy tiềm năng và sức mạnh sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng thêm sản phẩm xã hội.

Tóm lại , những thành tựu và ưu điểm trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986-1990) là rất quan trọng, chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

 

 

Xem đầy đủ và tải về file word  TẠI ĐÂY

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận