Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1991 (phần 1) – Đề cương lịch sử lớp 12

Đang tải...

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chương V. Cách mạng xã  hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước(1954-1975)

21. Phong trào Đồng khởi(1959-1960)

22. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-ngụy, trong chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” Quân và dân ta đã chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” đó như thế nào?

23. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-ngụy, trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” Quân và dân ta đã chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” đó như thế nào?

24. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-ngụy, trong chiến lược “Việt Nam hóa”chiến tranh.Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa ” chiến tranh ra sao?

25. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

26. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Chương VI.Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa(1975-1991)

27. Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng ta và những thành tựu cơ bản của công cuộc đổi mới của nước ta từ 1986 đến năm 2000

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 21.Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)

1.Nguyên nhân.

Do đế quốc mỹ đã chà đạp trắng trợn một cách thô bạo lên độc lập chủ quyền của dân tộc ta.

+Từ 1957-1959 Mỹ – Diệm đã tăng cường chính sách khủng bố, với các chính sách “tố cộng”, “ diệt cộng” để đàn áp cách mạng miền Nam.

+Đặc biệt tháng 5/1959 chúng cho ra đời bộ luật phát xít 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam đã giết hại hàng loạt những người vô tội

-Trên cơ sở phân tích tình hình miền Nam dưới chế độ Mỹ – Diệm, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 (2/1959) Đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang để đánh đổ ách thống trị của Mỹ-Diệm.

 Chính sách khủng bố tàn bạo đó đã buộc nhân dân miền Nam phải đứng lên đấu tranh một mất một còn với chúng.

1. Diễn biến.

-Phong trào được bắt đầu từ những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở từng địa phương như: Cuộc nổi dậy của nhân dân Bắc Ái (Ninh Thuận), Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng (Quảng Ngãi) rồi phong trào lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng Khởi”, tiêu biểu ở Bến Tre.

-Ngày 17/1/1960 dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre với gậy gộc, giáo mác, súng ống các loại đã nổi dậy đồng loạt đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch thành lập chính quyền cách mạng. Cuộc nổi dậy lan nhanh toàn huyện Mõ

Cày và tỉnh Bến Tre. Từ Bến Tre phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, và một số tỉnh miền Trung Trung Bộ.

2. Kết quả và ý nghĩa lịch sử

a.Kết quả:

Phong trào đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều vùng nông thôn, trên cơ sở đó chính quyền nhân dân được thành lập.

-Từ phong trào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960) đại diện cho nhân dân miền Nam.

-Làm phá sản chiến lược chiến tranh một phía của Mỹ.

b.Ý nghĩa lịch sử.

Phong trào “Đồng Khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

-Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam. Chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

Câu 22. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ – ngụy, trong chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”. Quân và dân ta đã chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” đó như thế nào?

1. Chiến lược“ Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ – Ngụy ở miền Nam Việt Nam.

1.1/Hoàn cảnh lịch sử:

-Sau phong trào “Đồng Khởi”, cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ.

-Trên thế giới phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đang đe dọa hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

 Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ dưới thời tổng thống Kennedy đã chuyển  sang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam từ 1961-1965.

Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu do cố vấn mỹ chỉ huy dựa vào vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh của Mỹ.

1.2/Âm mưu và thủ đoạn.

*Âm mưu: Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ với âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người việt”. Đây là âm mưu vô cùng thâm độc của loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ.

*Thủ đoạn (Biện pháp thực hiện)

-Mỹ thực hiện chiến tranh đặc biệt bằng lực lượng chính là ngụy quân với vũ khí và sự chỉ huy của Mỹ.

-Mỹ tăng nhanh viện trợ quân sự cho Ngô Đình Diệm chúng đưa vào miền Nam ngày càng lớn số cố vấn quân sự và lực lượng hổ trợ chiến đấu.số liệu…….

Để kiểm soát nhân dân và cô lập lực lượng cách mạng miền Nam Mỹ ngụy ráo riết dồn dân lập ấp chiến lược chúng dự định dồn 10 triệu dân vào 16000 ấp.

-Sử dụng phổ biến các chiến thuật chiến tranh mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”

-Tiến hành những cuộc hành quân càn quét để tiêu diệt lực lượng cách mạng.

-Tiến hành phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Nam

2. Quân và dân ta đã chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt

2.1/Xây dựng và củng cố lực lương:

Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

-2/1961, các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

-1/1961,Trung ương cục miền Nam được thành lập thay cho xứ ủy Nam bộ cũ

2.2 /Phương pháp và hình thức đấu tranh:

-Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

-Sử dụng ba thứ quân (Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích), tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi giáp công (Chính trị, quân sự và binh vận)

2.3 /Những thắng lợi quan trọng.

*Trên mặt trận chống phá bình định (phong trào phá ấp chiến lược) Cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt giữa việc lập và phá ấp chiến lược. Đến cuối năm 64 đầu năm 65 từng mảng lớn ấp chiến lược bị phá trở thành làng chiến đấu

*Trên mặt trận chính trị: Phong trào diễn ra mạnh mẽ ở hầu khắp các đô thị lớn như Đà Nẵng , Huế ,Sài Gòn

-Ngày 8/5/1963 hai vạn tăng ni phật tử ở Huế biểu tình.

-Ngày 11/6/1963, tại Sài Gòn hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.

-Ngày 16/6/1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình.

-Ngày 1/11/1963 mỹ tổ chức cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.

*Trên mặt trận quân sự

-Năm 1962 đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của địch vào chiến khu D (miền Đông Nam Bộ), U Minh, Tây Ninh…

-Ngày 2/1/1963 ta giành thắng lợi lớn trong trận Ấp Bắc (huyện Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho) tiêu diệt 450 tên địch.

-Trong Đông Xuân 64 – 65 ta giành thắng lợi như An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa).

Đến giữa 1965, ba chỗ dựa chủ yếu của chiến tranh đặc biệt bị lung lay tận gốc, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.

2.4 /Ýnghĩa.

-Cách mạng miền Nam luôn ở tư thế chủ động.

-Làm thất bại âm mưu của Mỹ trong việc dùng miền Nam để thực hiện thí điểm một loại hình chiến trang mới để đàn áp cách mạng thế giới

Câu 23. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-ngụy, trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” Quân và dân ta đã chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” đó như thế nào?

1.Chiến lược“ Chiến tranh Cục bộ” của Mỹ-Ngụy ở miền Nam Việt Nam.

1.1/Hoàn cảnh lịch sử:

Đầu năm 1965 đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược Chiến tranh đặc biệt. Đế quốc Mỹ dưới thời tổng thống Johnson đã chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” ở miền Nam đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc.

*Chiến tranh Cục bộ là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và quân ngụy trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng, cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ.

1.2/Âm mưu và thủ đoạn.

*Âm mưu: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, đàn áp và bình định cho được miền Nam, phá hoại miền Bắc đồng thời cứu nguy cho quân ngụy.

*Thủ đoạn:

-Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam.

-Chúng cho xây dựng nhiều căn cứ quân sự lớn như Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Vũng Tàu, Tân Sơn Nhất.

-Vừa vào miền Nam chúng mở ngay những cuộc hành quân tìm diệt, đầu tiên đánh vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi). Sau đó thực hiện nhiều cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 65-66 và 66-67.

-Để hỗ trợ cho chiến lược Chiến tranh Cục bộ ở miền Nam Mỹ còn dùng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng , phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

2. Cuộc chiến đấu của quân và dân ta chống “Chiến tranh Cục bộ”.

2.1/Chiến thắng Vạn Tường(8/1965).

-Mờ sáng ngày 8/8/1965 Mỹ huy động một lực lượng lớn gồm 900 tên cùng ví vũ khí hiện đại, mở cuộc hành quân vào căn cứ Vạn Tường.

-Sau một ngày chiến đấu ta đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, tiêu diệt gọn 900 tên địch, bắn cháy 22 xe, 13 máybay.

*Ý nghĩa: Chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có đủ khả năng đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ.

2.2 Chiến thắng trong mùa khô 65 – 66.

-Trong mùa khô 65-66 với lực lượng 720.000 tên, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược quy mô  lớn lần thứ nhất với 450 cuộc hành quân vào hai hướng chính là đồng  bằng Liên khu V và miền Đông Nam Bộ hòng bẻ gãy xương sống Việt cộng

-Quân và dân ta đã đập tan cuộc phản công lần thứ nhất của địch loại khỏi vòng chiến đấu 67.000 tên.

2.3 Chiến thắng trong mùa khô 66 – 67.

-Trong mùa khô 66-67 với lực lượng 980.000 tên, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược quy mô lớn lần thứ hai với 895 cuộc hành quân vào hướng chính là miền Đông  Nam Bộ với ý đồ là tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

-Quân và dân ta đã đập tan cuộc phản công lần thứ hai của địch loại khỏi vòng chiến đấu 175.000 tên.

*Ý nghĩa:Với chiến thắng trong hai mùa khô làm cho gọng kìm tìm diệt của địch bị bẻ gãy hoàn toàn. Góp phần làm phá sản chiến lược Chiến tranh Cục bộ, là điều kiện để quân dân miền Nam nổi dậy tết Mậu Thân 1968.

2.4  /Cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt tết Mậu Thân 1968.

*Hoàn cảnh:

-Bước vào mùa Xuân 1968, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô (1965-1966) và (1966-1967) làm cho tinh thần chiến đấu của binh lính Mỹ giảm sút.

-Năm 68 lại là năm bầu cử tổng thống Mỹ, có thể trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ nảy sinh nhiều mâu thuẫn mà ta có thể lợi dụng.

 Ta chủ trương mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là ở các đô thị.

*Diễn biến kết quả: Cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt năm 68 được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược ngay trong đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 (đêm giao thừa tết Mậu Thân).Ta tiến công vào hầu hết các đô thị miền Nam và diễn ra qua ba đợt…..

-Trong đợt 1 ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 150.000 tên địch, phá hủy một khối lượng lớn xe và phương tiện chiến tranh.

*Ý nghĩa: Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc chúng phải tuyên bố “Phi Mỹ hóa” chiến tranh, tức là thừa nhận sự thất bại của Chiến tranh Cục bộ, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pa ri để bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Câu 24. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ-ngụy, trong chiến lược “ Việt Nam hóa” chiến tranh. Quân và dân ta đã chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa ” đó như thế nào?

1.Chiến lược“ Việt Nam hóa” chiến tranh của Mỹ.

a/Hoàn cảnh lịch sử. Do bị thất bại nặng nề trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Đế quốc Mỹ dưới thời tổng thống Ních Xơn chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.

*Việt Nam hóa chiến tranh là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự hỗ trợ của một lực lượng chiến đấu Mỹ’, do cố vấn Mỹ chỉ huy cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ.

1.2 /Âm mưu và thủ đoạn:

a.Âmmưu:

Tiếp tục thực hiện chính sách dùng “người việt trị người Việt”, tận dụng triệt để xương máu của người Việt Nam để giảm xương máu của người Mỹ trên chiến trường.Thay màu da trên xác chết.

-Xoa dịu dư luận của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược.

b.Thủ đoạn:

-Rút dần quân viễn chinh Mỹ và quân các nước thân Mỹ khỏi miền Nam. Tăng cường xây dựng và viện trợ cho quân ngụy để quân ngụy có thể tự đứng vững và tự gánh vác lấy chiến tranh.

-Tăng cường đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế miền Nam, vừa để lừa bịp vừa để bóc lột nhiều hơn để giảm gánh nặng cho Mỹ.

-Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, tăng cường, mở rộng chiến tranh xâm lược Lào Campuchia, mà lực lượng xung kích là lực lượng ngụy quân (dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương)

-Dùng thủ đoạn ngoại giao bắt tay câu kết với các nước xã hội chủ nghĩa để gây sức ép và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.

2. Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

2.1. Trên mặt trận chính trị.

-6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, được nhân dân trong nước và thế giới ủng hộ

-4/1970 Hội nghị cấp cao ba nước Đông dương được triệu tập thể hiện sự đoàn  kết chiến đấu của ba nước trong chống kẻ thù chung.

-Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên ngày càng phát triển mạnh mẽ đặc biệt ở Huế Đà Nẵng, SàiGòn.

2.2. Trên mặt trận quân sự.

Năm 70 phối hợp với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ ngụy Sài Gòn, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên, giải phóng một vùng rộng lớn lãnh thổ Campuchia.

-Năm 1971 cùng với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân chiếm giữ đường 9 Nam Lào, loại khỏi vòng chiến 22.000 quân Mỹ-Ngụy. Bảo vệ được hành lang chiến lược của ba nước Đông Dương.

-Đầu năm 1972 ta chủ động mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào quân Mỹ- Ngụy trên khắp miền Nam, bắt đầu từ ngày 30/3/1972, ta đánh vào 3 hướng chính là Quảng Trị , Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau gần 3 tháng (30/3-6/1972) ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến quan trọng của địch. Đẩy chiến lược Việt Nam hóa đứng trước nguy cơ bị phá sản

*Ý nghĩa.

-Giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy và quốc sách bình định của chiến lược Việt Nam hóa, tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.

-Buộc Mỹ phải tuyên bố Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

 

Xem đầy đủ và tải về file word  TẠI ĐÂY

=> Xem thêm :

Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1991 (phần 2) – Đề cương lịch sử lớp 12 tại đây. 

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận