Lê Long Đĩnh (1005-1009) – Các triều đại Việt Nam

Đang tải...

LÊ LONG ĐĨNH (1005-1009)

Niên hiệu:
ng Thiên (1006-1007)

          –   Cảnh Thụy (1008-1009)

Long Đĩnh là người bạo ngược, tàn ác như Kiệt Trụ ở bên Tàu. Khi đã giết anh, chiếm được ngôi vua Long Đĩnh càng tàn bạo. Vua hay lấy việc giết làm trò chơi. Có những tội nhân phải tội hình, vua cho lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt cho chết. Có trường hợp vua cho tù trèo lên cây cào rồi sai người chặt gốc cây đổ. Vua còn bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông. Vua thích chí ngồi xem đao phủ thực hiện mệnh lệnh ác độc của mình. Có lần vua lấy mít để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, thỉnh thoảng vờ nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu, trông thấy thế vua thích thú vui cười. Vào các buổi chầu, vua cho tên hề nói khôi hài, hay nhại lại lòi tâu bầy của các đại thần để gây cười. Vì sống dâm dục quá độ, vua cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Ngọa Triều.

Long Đĩnh làm vua được 2 năm đổi niên hiệu là Cảnh Thụy. Năm sau (1009) thì mất, làm vua được 4 năm, thọ 24 tuổi.

Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, đình thần nhân dịp tôn Lý Công uẩn lên làm vua, khôi dựng sự nghiệp triều Lý hiển hách.

Như vậy nhà tiền Lê tồn tại trong 29 năm, trải qua ba đời vua:

      Lê Đại Hành (Lê Hoàn) (980-1005)

      Lê Trung Tông (1005)

     Lê Long Đĩnh (1005-1009)

File PDF

Xem thêm

DƯƠNG VÂN NGA 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận