Kỳ thi tuyển sinh trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ – Đánh giá năng lực khoa học xã hội

Đang tải...

ĐỀ THI THỬ LẦN 1

KỲ THI TUYỂN SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ

MÔN THI: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VĂN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI

Thời gian làm bài: 60 phút

Số phần thi: 02

(Thí sinh làm bài trên Phiếu trả lời)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (25 CÂU)

Câu 1: Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A.    Lập lòe

B.     Lóng lánh

C.     Đỏ đậm

D.    Khúc khích

Câu 2: Các câu văn được in đậm trong ví dụ sau thuộc kiểu câu gì?

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.

(Lê Minh Khuê)

A.    Câu đặc biệt

B.     Câu đơn

C.     Câu ghép

D.    Câu rút gọn

Câu 3: Từ nào sau đây không phải từ Hán Việt?

A.    Biên giới

B.     Ngẩn ngơ

C.     Khởi nghĩa

D.    Tri kỉ

Câu 4: Từ lực điền trong câu văn sau được hiểu như thế nào? (CÂU 19)

            Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất.

(Ngô Tất Tố)

A.    Người làm ruộng vườn

B.     Người nông dân khỏe mạnh

C.     Người nông dân làm ruộng

D.    Người cơ bắp, lực lưỡng

Câu 5: Cụm C – V được in đậm đóng vai trò gì trong câu?

            Anh quả quyết – cái anh chàng ranh  mãnh đó – rằng có người thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay.

(Nguyễn Ái Quốc)

A.    Làm phụ ngữ trong cụm động từ

B.     Làm phụ ngữ trong cụm danh từ

C.     Làm chủ ngữ

D.    Làm vị ngữ

Câu 6: Câu văn sau thể hiện hành động nói như thế nào?

  • Thế có định làm cho tôi không thì bảo?

(Tạ Duy Anh)

A.    Hành động hỏi

B.     Bộc lộ cảm xúc

C.     Hành động yêu cầu 

D.    Hành động hứa hẹn

Câu 7: Sắp xếp các câu văn sau đúng thứ tự để có cách diễn đạt hợp lí:

            Những trận mưa rả rích tưởng như chưa bao giờ hết nước. (1)Thế mà mưa lại dứt hạt lúc nào không biết. (2) Trong óng đến nỗi tưởng như mình vừa bước tới, thấy được con đường, mái chùa, nếp nhà còn ướp nguyên trong hơi nước mưa và mùi hoa chăm – pi. (3) Vừa tạnh, trời đất lại ráo trong như mới nguyên. (4)

A.    (1) – (3) – (2) – (4) 

B.     (3) – (2) – (4) – (1) 

C.     (1)- (2) – (4) – (3)   

D.    (1) – (4) – (2) – (3)

Câu 8: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…

 (Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh)

A.    Liệt kê không tăng tiến       

B.     Liệt kê tăng tiến

C.     Liệt kê theo từng cặp

D.    Liệt kê không theo từng cặp

Câu 9: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mùi tuổi thơ trong vắt phố dài

Những viên bi lấp lánh vẫn chờ

Mùi nắng tươi mây bạc lá đi rong

Những cuộc tình đã tắt bao năm

Còn day dứt trong lòng ngõ hẹp

(Thanh Tùng)

A.    Ẩn dụ và nhân hóa  

B.     Nhân hóa và hoán dụ

C.     So sánh và nhân hóa

D.    Ẩn dụ và so sánh

Câu 10: Câu văn sau sử dụng nghệ thuật đặc sắc nhất là gì?

            Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

(Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)

  1. Hoán dụ và sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng
  2. Phép đối và phép liệt kê
  3. Phép liệt kê và sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng
  4. Phép liên tưởng và hoán dụ

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 11 đến Câu 15:

            Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của việc kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên tục. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù.

            Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách “ngắt kết nối” trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn.

            Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần phải trải để trở nên “Người” hơn. Bạn có thể nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là việc luyện tập để học, đọc hay viết lách. Đó còn là cách “tu luyện” để giữ tâm hồn mình lặng trong bất kì hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu.

(Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân

Theo Sống như cây rừng,  NXB Văn học, 2016, tr.154-155)

Câu 11: Tác nhân mới để tăng khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình là gì?

  1. Kết nối – một tác nhân của thế giới mạng
  2. Sự khác nhau về tuổi tác
  3. Lạm dụng điện thoại thông minh
  4. Sự chênh lệch về sở thích, thói quen

Câu 12: Đoạn văn mở đầu đoạn trích được trình bày theo cách thức lập luận nào?

A.    Quy nạp

B.     Diễn dịch

C.     Tổng – phân – hợp

D.    Móc xích

Câu 13: Khoảng lặng kết nối được hiểu làl

  1. Tắt các công cụ kết nối mạng để tránh thông tin hỗn độn
  2. Tránh khỏi những cám dỗ của kết nối mạng làm tốn nhiều thời gian
  3. Tạm dừng kết nối mạng với thông tin hỗn độn để đọc sách, viết lách và cảm nhận cuộc sống
  4. Khoàng thời gian tập trung vào việc học và quan tâm mọi người xung quanh

Câu 14: Ý nào nói đúng nhất phép liên kết giữa hai câu văn sau:

Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối.

A.    Phép lặp từ ngữ

B.     Phép liên tưởng

C.     Phép nối

D.    Phép thế

Câu 15: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

  1. Kêu gọi mọi người hãy biết ngắt kết nối
  2. Cảnh báo về nguy cơ của việc lạm dụng kết nối mạng
  3. Sự cần thiết của khoảng lặng kết nối trong thời đại số
  4. Phê phán thói quen phụ thuộc kết nối mạng

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 16 đến Câu 20:

Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Tạo hóa đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sống sáng tạo của mình: Nước. Chính Nước đã làm cho Đá sống dậy, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác có tâm hồn.

Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách. Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo con triều; có thể thả trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả khua khẽ mái chèo mà lướt đi; trượt nhẹ và êm đềm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát; có thể bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên các ngọn sóng vun vút giữa các đảo trên ca nô cao tốc; có thể thả trộn với Nước này, mà cũng có thể, như một người bộ hành tùy hứng, lúc đi lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thẳng tắp hay quanh co, lao ra những quảng trống hay len lỏi qua các khe hẹp giữa các đảo đá… Và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiêm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn,… hóa thân không ngừng là tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng, hoặc độ xa gần và hướng ta tiến đến chúng hay rời xa chúng; còn tùy theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng, hoặc đột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xóa lên, và rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang tỏa ra. Hoặc cũng rất có thể, khi đêm đã xuống, dưới ánh sao chi chít trên bầu trời và chi chít xao động, dưới cả mặt nước bí ẩn nữa, sẽ có cuộc tụ họp của cái thế giới người bằng đá sống động đó, biết đâu!…

Câu 16: Từ ngữ được in đậm trong đoạn trích có đặc điểm gì?

A.    Từ tượng hình

B.     Từ Hán Việt

C.     Từ thuần Việt

D.    Từ tượng thanh

Câu 17: Dấu chấm phẩy trong các câu văn sau có tác dụng gì?

Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo con triều; có thể thả trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả khua khẽ mái chèo mà lướt đi; trượt nhẹ và êm đềm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát; có thể bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên các ngọn sóng vun vút giữa các đảo trên ca nô cao tốc; có thể thả trộn với Nước này, mà cũng có thể, như một người bộ hành tùy hứng, lúc đi lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thẳng tắp hay quanh co, lao ra những quảng trống hay len lỏi qua các khe hẹp giữa các đảo đá…

  1. Tạo nhịp văn mềm mại
  2. Thể hiện ranh giới giữa các vế trong câu ghép
  3. Liệt kê các sự vật, hiện tượng
  4. Nhấn mạnh sự vật được miêu tả

Câu 18: Đoạn trích trên có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?

  1. Miêu tả và thuyết minh
  2. Biểu cảm và thuyết minh
  3. Thuyết minh và nghị luận
  4. Biểu cảm và nghị luận

Câu 19: Ý nghĩa của cách liên tưởng thế giới người bằng đá là gì?

  1. Nhấn mạnh vẻ sống động kì diệu mà cũng rất gần gũi của thiên nhiên
  2. Khẳng định dáng hình của đá giống với dáng vẻ con người
  3. Khẳng định sự phong phú của các loại đá
  4. Nhấn mạnh vẻ đẹp nên thơ và trữ tình của các loại đá

Câu 20: Tác giả bộc lộ tình cảm gì qua đoạn trích trên?

  1. Tự hào về danh lam thắng cảnh của đất nước
  2. Ngợi ca vẻ đẹp của Hạ Long
  3. Ngạc nhiên trước sự độc đáo của Hạ Long
  4. Say mê trước vẻ đẹp tráng lệ và độc đáo của Hạ Long – một thắng cảnh của đất nước

Câu 21: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian:

  1. 7/ 1994.      B. 4/ 1994.
  2. 7/ 1995.      D. 7/ 1996.

Câu 22: Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là “Châu Á thức tỉnh”?

  1. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
  2. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến,
  3. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập
  4. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế

Câu 23: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) họp tại đâu?

  1. Quảng Châu B. Hà Nội C. Hồng Kông                       D. Yên Bái

Câu 24: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:

  1. 45 dân tộc B. 48 dân tộc C. 54 dân tộc                         D. 58 dân tộc.

Câu 25: Các địa danh nổi tiếng Thánh địa Mĩ Sơn ,phố cô Hội An thuộc vùng kinh tế nào?

  1. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ
  2. Tây Nguyên                        D. Duyên Hải Nam Trung Bộ

PHẦN II: TỰ LUẬN VĂN HỌC (2 CÂU)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Nắng thiêu bão dập

Cỏ vẫn xanh tươi

Cứ theo lối cỏ

Thì tới chân trời

                                        (Học, Đỗ Trọng Khơi)

Hình ảnh cỏ trong đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì? (Trả lời không quá 20 chữ)

Câu 2: Đọc đoạn trích sau:

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,

Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

 

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

            Em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) cảm nhận về khúc ca khải hoàn trong hành trình trở về của đoàn thuyền đánh cá qua đoạn thơ trên.

Tải về >> tại đây

Xem thêm 

Đề thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh vào lớp 10 THPT Chuyên – Practice test 1 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận