Kiều ở Lầu Ngưng Bích sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Kiểu ở Lầu Ngưng Bích ngữ văn lớp 9

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 95)

a. Hướng dẫn tỉm hiểu

Đọc kĩ 6 câu thơ đầu. Chú ý cách tác giả miêu tả không gian trong từng câu thơ. Qua không gian được miêu tả có thể nhận biết gì về tâm trạng nàng Kiều.

b. Gợi ý trả lời

Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích nói về sự việc Kiều bị Mã Giám Sinh lừa, rơi vào tay Tú Bà. Kiều tự vẫn nhưng được cứu sống, Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích với lời hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả cho một người chồng tử tế, nhưng thực chất Tú Bà lừa gạt Kiều, rắp tâm thực hiện âm mưu mới.

Đoạn trích miêu tả tâm trạng buồn đau, nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người yêu của Kiều.

Bốn câụ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng cô đơn của Kiều. Không gian ở lầu Ngưng Bích được miêu tả mở rộng ra theo chiều rộng, chiều xa, và chiều cao, tất cả đều được nhìn qua con mắt của nhân vật.

Thiên nhiên ở đây mênh mông, hoang vắng không có một bóng dáng con người, không có một tiếng động, chỉ có “non xa” và “tấm trăng gần”. Kiều ngồi trên lầu cao nhìn về phía trước mặt chỉ thấy dãy núi xa và mảnh trăng như cùng ở trong một bức tranh, một vòm trời. Bốn bề là không gian mênh mông, hiu quạnh như vô tận, thưa thớt, chỉ có những đụn cát vàng kéo dài, những bụi hồng sắc đỏ.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bát ngát bốn bề nhưng chỉ có những dãy núi xa cô độc, vầng trăng trên cao cũng xa tận trên đỉnh núi, vài cồn cát, bụi cây thưa thớt… đã vẽ nên một không gian mênh mông, hoang vắng, hiu quạnh, không có màu sắc sự sông, không khí ảm đạm vô cùng. Trong không gian đó, thời gian ngày lại đêm chầm chậm trôi, trời sáng ngắm mây, đêm khuya tâm sự cùng ánh đèn, cùng nỗi buồn “bẽ bàng” cô đơn.

Trong cái không gian và thời gian mênh mông ấy, Thuý Kiều cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng, một mình đối diện với chính nỗi tủi nhục của người con gái lưu lạc: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.

Bức tranh thiên nhiên lầu Ngưng Bích trải rộng, êm đềm, có non xa, trăng gần như buồn và tĩnh lặng, cảnh vật cũng như đồng cảm vối nỗi buồn, nỗi cô đơn của người con gái nơi đất khách quê người. “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Do đó, bức tranh thiên nhiên dường như nhuốm màu sắc tâm trạng của Thuý Kiều.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 95)

a. Hưởng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ tám câu thơ tiếp theo. Chú ý đến những nỗi nhớ của Kiều. Nỗi nhớ nào được thể hiện trước? Chúng được thể hiện như thế nào? Chú ý đến cách dùng từ ngữ trong khổ thơ.

b. Gợi ý trả lời

Sáu câu thơ mở đầu là khung cảnh và tâm trạng buồn, cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích khoá giữ tuổi xuân, và tám câu thơ tiếp theo cụ thể hoá tâm trạng ấy qua những nỗi nhớ triền miên của nàng. Trong cảm xúc ấy, nỗi nhớ đầu tiên Kiều dành cho Kim Trọng, người yêu đã cùng nàng thề nguyệnr,- hẹn ước.

Nhố đến Kim Trọng “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” là nhớ lời thề hôm nào “Thề hoa chưa ráo chén vàng”, dưới ánh trăng vằng vặc “Đinh ninh hai miệng một lời song song”. Thuý Kiều hình dung được bóng dáng chàng Kim trong nỗi sầu tư ngóng chờ. Nàng tự thấy mình có lỗi, đã lỗi hẹn duyên ước với chàng Kim để chàng phải mòn mỏi trông chờ “rày trông mai chờ”. Càng thương nhớ người yêu, càng tiếc mối tình đầu không trọn, Kiều càng thấm thìa nỗi buồn “Bên trời góc biển bơ vơ”, càng hiểu tấm lòng son sắt thuỷ chung của mình dành cho Kim Trọng “gột rửa bao giờ cho phai”.

Những từ ngữ mang nhiều hình ảnh “dưới nguyệt chén đồng”, “tin sương”, “rày trông mai chờ”, “bên trời góc bể”… chỉ không gian và thời gian xa cách, diễn tả tình cảm thương nhớ người yêu, thương tiếc mối tình đầu sâu sắc, cảm động của Kiều.

Tâm trạng nặng trĩu đau buồn, Kiều nhớ người yêu và nhớ cha mẹ. Nỗi đau của ngưòi con không được gần cha mẹ, không báo hiếu khi cha mẹ về già ám ảnh, day dứt nàng:

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Tuy Kiều đã “Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân” bán mình cứu cha và em, giờ đây phải sống cảnh lưu lạc, mối tình đầu nồng thắm mà tan võ, nhưng Kiều vẫn thấy mình chưa làm trọn đạo làm con “sớm thăm tối viếng”. Nàng tưởng nhở bóng dáng song thân đã già yếu, ngày ngày tựa cửa chò tin con mà xót xa tận đáy lòng. Kiều tự hỏi lòng lấy ai thay mình phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ lúc về già “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”.

Các điển cô thường được dùng trong văn học cổ Trung Quốc: “sân Lai”, “gốc tử” cùng thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và hình ảnh cha mẹ già “tựa cửa hôm mai” trông về đứa con xa lưu lạc, đã cực tả nỗi đau buồn, nhớ thương cha mẹ da diết của người con hiếu nghĩa lưu lạc nơi đất khách quê người.

Những câu thơ miêu tả nỗi nhớ pủa Thuý Kiều như xoáy vào lòng người đọc một nỗi buồn khôn tả. Trong tình cảnh nơi đất khách quê người, cô đơn, tủi hờn, Kiều không một lời than thân, không một lời oán thán. Nỗi buồn của nàng là nỗi nhớ triền miên nhớ người yêu, nhổ cha mẹ.

Thuý Kiều nhớ Kim Trọng – người yêu trước rồi mới nhớ cha mẹ càng cho ta thấy tấm lòng nặng tình nghĩa và thấu tình đạt lí của nàng. Kiều là người con gái giàu đức hi sinh, nàng hi sinh bản thân, hi sinh mối tình đầu, trao duyên mình cho em gái để cứu cha và em. Nàng đã đặt chữ “hiếu” lên trên chữ “tình”. Nơi đất khách lưu lạc, bị ép vào cuộc sông lầu xanh ô nhục, nàng đã tự vẫn… Nỗi tủi thân dâng lên đến đỉnh điểm, cuộc sống hiện tại buồn đau, tương lai mò mịt. Tâm trạng và tâm sự lớn nhất lúc này của nàng là cảm thấy có lỗi với người yêu: không giữ được hẹn thề, lại để sa thân vào chốn lầu xanh nhơ nhuốc. Kiều nhớ Kim Trọng trước cũng là vì nỗi đau hiện tại ám ảnh nàng nhiều hơn. Phân tích tâm trạng Kiều, chúng ta có thế nhận thấy những nỗi nhớ của nàng theo một chuỗi lôgic hợp lí của diễn biến tâm lí con người. Đó cũng là cái tài của thi hào Nguyễn Du khi viết về nỗi buồn của Thuý Kiều, vừa thể hiện một sự đồng cảm cao độ của người viết, vừa thể hiện một trái tim nhân đạo cao cả.

Xem thêm Mã Giám Sinh mua Kiều – Ngữ văn lớp 9

tại đây. 

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 96)

Tám câu thơ cuối là bức tranh tâm trạng của Thuý Kiều. Tác giả đã mượn cảnh để ngụ tình, mượn cảnh để nói tâm trạng của Thuý Kiều.

Mỗi cặp lục bát mở ra một khung cảnh khác nhau, với những lí do buồn khác nhau, cảnh và tình tác động lẫn nhau khiến cảnh mỗi lúc một buồn hơn, nỗi buồn cũng tăng lên mãnh liệt và dữ dội hơn.

Cảnh chiều hôm trong thời khắc của ngày tàn luôn gợi cho con người một nỗi buồn. Không gian mênh mông của cửa bể lúc chiều tà và một cánh buồm “thấp thoáng” nơi xa gợi trong lòng người con gái lưu lạc nỗi nhớ nhà, nhớ người thân:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Lúc này, Kiều đang ngồi trên lầu cao nhìn ra xa thấy cánh buồm thấp thoáng và cửa bể mênh mông. Không gian mênh mông, vắng lặng dội vào lòng Kiều một nỗi buồn tủi, nỗi cô đơn nơi đất khách quê người.

Cảnh “hoa trôi”, “ngọn nưốc mới sa” gợi nỗi buồn về thân phận trôi nổi, vô định. Hai câu hỏi tu từ “thuyền ai”, “về đâu” không có lời đáp cũng giống với tương lai mờ mịt không biết trôi dạt về phương nào.

Nỗi buồn mỗi lúc một dâng lên cao hơn. Lúc đầu, Kiều buồn do cảnh vật “cánh buồm xa xa”, “cửa bể chiều hôm” dội vào lòng còn “thấp thoáng” thì giò đây nỗi buồn tăng lên thành “man mác” mang nỗi buồn về thân phận nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hai câu thơ tiếp theo nhuốm màu tâm trạng. Nỗi buồn của Kiều đã bao trùm lên toàn bộ cảnh vật:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Không gian trở nên buồn bã, hiu hắt hơn, nội cỏ héo úa. cảnh vật đã nhạt nhoà trước mắt nhân vật, từ “chân mây” đến “mặt đất” đều gợi nỗi chán chường, tuyệt vọng.

Nỗi buồn đã dâng lên thành lớp lớp, tràn ngập tâm hồn và lan toả sang cảnh vật. Kiều không chỉ buồn vì cảm thấy bé nhỏ, cô đơn giữa không gian mênh mông, hoang vắng mà còn lo sợ, kinh hãi trước sóng gió cuộc đòi:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Tiếng sóng “ầm ầm” kêu quanh ghế ngồi như bủa vây, như báo trước một tai hoạ sắp xảy ra giáng xuống cuộc đời Kiều.

Bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được tái hiện qua con mắt của nhân vật trữ tình.

Cảnh được nhìn từ xa uến gần, từ diện đến điểm, từ cánh buồm phía xa đến ngọn nước, cánh hoa trôi, đến nội cỏ và gần hơn nữa là tiếng sóng vây bủa quanh ghế ngồi của Kiều. Đó là không gian có màu sắc từ nhạt đến đậm, có âm thanh từ tĩnh đến động và tâm trạng từ gợi buồn “thấp thoáng”, “man mác” đến sợ hãi, kinh hoàng

Thiên nhiên ở đây được miêu tả chân thực, là cảnh thực: cửa bể, cánh buồm, nội cỏ, chân mây, tiếng sóng… song do cảnh nhuốm màu sắc tâm trạng nên đã bị ảo hoá. cảnh vừa thực, vừa ảo, thật đúng là:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Tác giả sử dụng điệp ngữ và từ láy một cách tinh tế trong đoạn thơ. Điệp ngữ “buồn trông” đứng ở đầu bôn câu lục tạo thành một âm điệu trầm buồn, một điệp khúc tâm trạng của Thuý Kiều. Càng buồn bã, càng trông ngóng, chò đợi, hi vọng vào một điều mơ hồ làm thay đổi hiện tại, nhưng càng trông ngóng, chờ đợi càng vô vọng như cánh hoa không biết trôi dạt về đâu.

Những từ láy được sử dụng đắc địa “thấp thoáng”, “man mác”, “xa xa”, “rầu rầu”, “xanh xanh”, “ầm ầm” theo cấp độ tăng tiến mở ra bức tranh của một tâm trạng buồn miên man không dứt.

Điệp ngữ kết hợp với các từ láy tạo thành một nhịp điệu, một điểm nhấn, diễn tả nỗi buồn ngày một tăng lên, dâng lên thành lớp lớp đã tô đậm tâm trạng nhân vật.

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, Nguyễn Du đã khắc hoạ sông động tâm trạng nhân vật Thuý Kiều nơi xa quê. Có thể nói, đây là những câu thơ hay nhất diễn tả tâm trạng của nhân vật trong Truyện Kiều.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận