Kiểm tra về truyện – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Kiểm tra về truyện ngữ văn lớp 9

Đây là những câu hỏi gợi ý chuẩn bị cho bài kiểm tra nên mang tính hệ thống, tổng kết lại. Trong phần trả lòi, chúng tôi chỉ hướng dẫn, gợi ý cách trả lời để học sinh tham khảo. Học sinh có thể xem lại phần trả lời các câu hỏi sau mỗi bài ở sách này trong khi làm những bài phân tích.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 155)

Cần phải nắm rõ các thông tin về tác phẩm (tên, tác giả, thể loại…) tránh việc nhầm lẫn tên tác phẩm này lại xếp vào tác giả khác… Khi học nên lập bảng (mỗi thông tin vào một cột), điều đó sẽ giúp học sinh dễ nhớ hơn. Trong những thông tin trền, hoàn cảnh sáng tác phải được đặc biệt lưu ý vì đặt trong bối cảnh đó chúng ta dễ dàng lí giải được quan điểm, tư tưởng, tình cảm của tác giả.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 155)

Đây là một yêu cầu bắt buộc khi học một tác phẩm tự sự nhằm giúp học sinh nắm rõ nội dung chính và hệ thống nhân vật của tác phẩm. Nếu phần trong sách là đoạn trích thì việc nắm được nội dung của toàn bộ tác phẩm sẽ hiểu được vị trí, ý nghĩa và vai trò của đoạn trích đó.

Khi tóm tắt cần bám theo trình tự thời gian, diễn biến của câu chuyện, tránh bỏ sót những chi tiết quan trọng của tác phẩm. Phần tóm tắt phải nêu được những chi tiết chính của tác phẩm, nhất là những tình huống liên quan đến nhân vật chính, thể hiện rõ nhất tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Xem thêm Kiểm tra phần tiếng việt – Ngữ văn lớp 9

tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 155)

Câu hỏi yêu cầu phân tích nhân vật trong một tác phẩm cụ thể, sau đó khái quát lên những đặc điểm, phẩm chất chung của thế hệ ngưòi Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định và chỉ ra tư tưởng, quan điểm về con người, cuộc đời của tác giả.

Trong bài phân tích, cần nêu rõ những ý sau:

  • Giới thiệu sơ qua về tác phẩm (thời điểm sáng tác, nội dung chính và hệ thống nhân vật).
  • Nói về vị trí của nhân vật cần phân tích (nhân vật chính, nhân vật trung tâm hay nhân vật phụ).
  • Bối cảnh, tình huống mà nhân vật xuất hiện.
  • Các đặc điểm của nhân vật (lời nói, hành động, tính cách, diễn biến tâm trạng…). Đây là phần quan trọng nhất của bài viết.
  • Ý nghĩa biểu tượng của nhân vật (tiêu biểu cho cả thế hệ, tầng lớp nào) và tư tưởng, quan điểm của tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật.
  • Để bài viết sâu sắc, có thể liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác cùng thời hoặc khác thời có cùng nội dung phản ánh.

Học sinh có thể tham khảo phần trả lời câu hỏi phần Hướng dẫn tìm hiểu bài sau các tác phẩm Bến quê, Những ngôi sao xa xôi và phần Ồn tập cuối năm trong cuốn sách này.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 155)

Khi chọn một đoạn miêu tả thiên nhiên cần chú ý đến nội dung miêu tả, đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của thiên nhiên đó. Ngoài giá trị nghệ thuật, đoạn văn đó phải có giá trị đặc tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật và tư tưởng, thái độ của tác giả. Có thể lấy đoạn văn tả cảnh sông Hồng trong truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châú làm ví dụ để phân tích. Tham khảo phần trả lời Câu hỏi 5. Phần Hướng dẫn tìm hiểu bài sau tác phẩm Bến quê trong cuốn sách này.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận