Kiểm tra về truyện trung đại – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Kiểm tra về truyện trung đại ngữ văn lớp 9

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 134)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào mục lục ở cuối SGK, Ngữ văn 9, tập một để thống kê các thông tin về tác phẩm. Cụ thể là, phần Ghi nhớ sau mỗi bài để nắm được nội dung chủ yếu và đặc sắc nghệ thuật của mỗi tác phấm.

b. Gợi ý trả lời

 

Kiểm tra về truyện trung đại ngữ văn lớp 9

Kiểm tra về truyện trung đại ngữ văn lớp 9

Kiểm tra về truyện trung đại ngữ văn lớp 9

Kiểm tra về truyện trung đại ngữ văn lớp 9

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 134)

Trong phần Đọc hiểu của các bài Chuyện người con gái Nam Xương và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều có một số câu hỏi về vấn đề này. Học sinh có thể xem lại phần trả lời câu hỏi 2, 3 trong bài Chuyện người con gái Nam Xương và phần trả lời câu hỏi 2 ở bài Mã Giám Sinh mua Kiều (sách này).

Xem thêm Tổng kết từ vựng – Ngữ văn lớp 9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 134)

Học sinh có thể xem lại phần trả lời câu hỏi 1, 2 trong bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh; phần trả lời câu hỏi 3 trong bài Hoàng Lê nhất thống trí (Hồi thứ mười bốn)] phần trả lời câu hỏi 1 trong bài Mã Giám Sinh mua Kiều (sách này).

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 134)

Nhân vật anh hùng Nguyễn Huệ đã được phân tích rất kĩ trong phần trả lời câu hỏi 2 của đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn); Nhân vật Lục Vân Tiên cũng đã được phân tích trong phần trả lời câu hỏi 2 của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Học sinh có thể xem lại.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 134)

Trong bài giới thiệu về Truyện Kiều, đã trình bày những nét khái quát, tương đối đầy đủ về tác giả Nguyễn Du và tóm tắt nội dung của Truyện Kiều. Khi nêu những nét chính về Nguyễn Du cần chú ý trình bày kĩ một số sự kiện có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác và văn phong của nhà thơ, đặc biệt là có liên quan đến Truyện Kiều.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 134)

Một giá trị lớn của Truyện Kiều là tinh thần nhân đạo. Qua số phận của các nhân vật (đặc biệt là cuộc đời nhiều đắng cay, chìm nổi của nhân vật chính – Thuý Kiều), Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc đối với bi kịch của con người, nói lên tiếng nói tố cáo mạnh mẽ những thế lực xấu xa, đồng thời khẳng định và ngợi ca tài năng, nhân phẩm cao quý và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về tự do, công lí; khát vọng về tình yêu, hạnh phúc… Điều đó thể hiện rất rõ qua các đoạn trích trong SGK. Các em có thể xem lại phần trả lời câu hỏi trong các bài viết về các đoạn trích này.

7. Câu hỏi 7 (SGK, trang 134)

Truyện Kiều của Nguyễn Đu được sáng tác vào cuối thế kỉ XVIII là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Để chứng minh cho nhận định trên có thể tham khảo phần trả lời câu hỏi ở các đoạn trích trên mà chúng tôi đã phân tích.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận