Kiểm tra phần tiếng việt – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Kiểm tra phần tiếng việt ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài kiểm tra, giúp học sinh thực hiện tốt bài kiểm tra phần tiếng Việt học kì II.

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Xác định khởi ngữ trong câu dẫn ở SGK, trang 155.
  • Viết lại câu đã cho thành câu không có khởi ngữ.

Khỏi ngữ trong câu: mắt tôi.

Viết lại thành câu không có khỏi ngữ: Các anh lái xe nói về mắt tôi: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!

2. Bài tập này nêu ra hai yêu cầu:

  • Xác định thành phần biệt lập trong các câu dẫn ở SGK, trang 155.
  • Giải thích ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.

a. Thành phần biệt lập trong câu: Thật đấy. Thành phần tình thái này được dùng trong câu để tỏ thái độ xác nhận của người nói (người viết) đối với sự việc nói đến trong câu.

b. Thành phần biệt lập trong câu: (củng) may. Thành phần tình thái này được dùng trong câu để tỏ sự đánh giá tốt về điều mà người nói (người viết) nói đến trong câu.

Xem thêm Luyện tập viết hợp đồng – Ngữ văn lớp 9

tập 2 tại đây.

3. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dẫn ở SGK, trang 156 có tác dụng liên kết câu chứa chúng vói câu nào;
  • Xác định phép liên kết thể hiện bằng các từ ngữ in đậm đó.

a. Câu Sao không giống có tác dụng liên kết với câu Ba không giống hình ba chụp với má.

  • Câu Ba con già hơn trước thôi có tác dụng liên kết với câu Ba không giống với cái hình ba chụp với má.
  • Câu Cũng không phải già có tác dụng liên kết vối câu Ba con già hơn trước thôi.
  • Câu Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy có tác dụng liên kết vói câu Ba không giống cái hình ba chụp với má và câu Ba con già hơn trước thôi.
  • Câu À ra vậy có tác dụng liên kết với câu Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.

Những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích này là:

  • Phép lặp từ ngữ: ba – ba, giống – giống, già – già.
  • Phép thế: Từ vậy trong câu À ra vậy, bây giờ bà mới biết được dùng để thay thế cho Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.

b. Câu Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin có tác dụng liên kết với câu Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được.

Trong đoạn trích này, phép liên kết được sử dụng là phép nối, nối giữa câu Đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin với câu Chiều tớ phải xin một bát mấy được.

4. Bài tập này yêu cầu học sinh tìm phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết trong đoạn trích dẫn ở SGK, trang 156.

Trong đoạn trích này:

  • Phép lặp: Lặp từ hoạ sĩ ở câu (1), câu (4), câu (5).
  • Phép thế: Từ đấy ở câu (2) thay thế cho từ Sa Pa ở câu (1).

5. Bài tập này yêu cầu học sinh chỉ ra sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong một đoạn văn ở một bài tập làm văn của mình.

(Bài tập này học sinh tự làm).

6. Bài tập này yêu cầu học sinh đọc truyện cười Hai kiểu áo và trả lời các câu hỏi trong SGK, trang 157.

a. Trong những lời đối đáp giữa ông quan lớn và người thợ may, câu có chứa hàm ý là câu: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc đê tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

  • Câu trên có hai tầng hàm ý.
  • Tầng hàm ý thứ nhất là: Khi tiếp quan trên thì ông quan ấy phải cúi đầu, còn khi tiếp dân đen thì cũng quan ấy hách dịch, vênh mặt lên.
  • Tầng hàm ý thứ hai là: Đây là một quan tham, luồn cúi với quan trên, hách dịch với dân đen.

c. Người nghe (ông quan lớn) có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó. Chi tiết xác nhận điều này là: Quan lớn ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo: – Thế thì nhà người may cho ta cả hai kiểu.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận