Khi con tu hú – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Khi con tú hú ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 – 10 – 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Tho, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Năm 13 tuổi, Tố Hữu vào trường Quốc học Huế. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ, trong thời kì Mặt trận Dân chủ, Tố Hữu sớm giác ngộ. Tô Hữu đã từng bị giặc Pháp bắt và bị giam ở nhiều nhà lao các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3 – 1942, Tố Hữu vượt ngục Đắc Lay, trở về gây dựng cơ sở và hoạt động bí mật tại Thanh Hoá. ông đã từng giữ nhiều chức vụ cao cấp trong Đảng và chính quyền.

Tố Hữu từ trần ngày 9 – 2 – 2002 tại Bệnh viện 108 – Hà Nội.

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ngay từ năm 1936, ông bắt đầu có thơ đăng báo. Trong suốt những tháng ngày bị giam ở các nhà lao, Tố Hữu vừa rèn luyện ý chí vừa làm thơ cách mạng.

Đời thơ Tố Hữu luôn song hành với đời hoạt động cách mạng của ông.

Năm 1946, tập thơ đầu tay “Thơ” ra đời với 3 phần “Máu lửa”, “Xiềng xích” và “Giải phóng”, tương ứng với 3 chặng đường hoạt động của Tố Hữu từ 1937 – 1946. Sau này, tập thơ được đổi tên thành “Từ ấy”.  Với “Từ ấy ”, Tố Hữu đã xây dựng được một lòng tin sắt đá vào cách mạng và văn học cách mạng của cả nhà văn lẫn bạn đọc.

Thơ ông được tập hợp trong ‘Việt Bắc” (1946 – 1954). Chính ở đây, hình ảnh người dân thường yêu nước được khắc hoạ thành một “biểu tượng mĩ học cho cả một giai đoạn thơ ca”.

Từ sau 1954, khi miền Bắc được hoàn thành giải phóng, bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu đã thể hiện không khí phấn đấu của thời đại trong tập “Gió lộng” (1955 – 1961). Ngay sau đó là tập thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước “Ra trận ” (1962 – 1971) và “Máu và hoa” (1972 – 1977) với những tình cảm phổ quát, đề tài mang tính thời sự, chính trị sâu sắc và có tính biểu tượng cao. Phẩm chất nhân dân trong thơ Tố Hữu ngày càng nhuần nhuyễn.

Những năm còn lại của cuộc đời, Tố Hữu cho in tập “Một tiếng đờn ” (1979 – 1992) và “Ta với ta ” (1993 – 1999). vẫn nguồn đề tài quen thuộc là đời sống cách mạng, đời sống nhân dân nhưng ở đây, giọng thơ chùng xuống, thâm trầm, đượm sắc chiêm nghiệm. Tuy vậy, đằng sau đó người ta vẫn đọc thấy một tấm lòng “mới bảy mươi sao đã gọi là già ”, vẫn trăn trở yêu thương cuộc đời này.

Những tập thơ ấy, với cả những bài đăng rải rác chưa được tập hợp lại, có thê gọi là những mốc biên niên sử cho cả cuộc đời thơ cũng như cuộc đời thực của Tố Hữu mà ở chặng nào cũng giống một lí tưởng, một ý nguyện công hiến, dấn thân. Cho tới tận phút cuối cuộc đời, thơ ông vẫn thao thức một niềm xả thân vì nghĩa ấy:

Sống là cho mà chết cũng là cho.

2. Tác phẩm

Bài thơ “Khi con tu hú ” được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mói bị bắt giam ở đây.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 20)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc bài thơ và tìm sự liên quan giữa nhan đề và nội dung của cả bài thơ. Liên hệ đến hoàn cảnh sáng tác để hiểu được tại sao tác giả lại đặt cho bài thơ của mình nhan đề đó.

b. Gợi ý trả lời

Thi phẩm là “đứa con tinh thần” của nhà thơ sau những ngày “mang nặng đẻ đau”, ấp ủ ý tử. Chính vì thế, không vô cớ, tùy tiện tác giả lại đặt một cái tên vô nghĩa cho đứa con của mình. Cũng có khi nhan đề chính là hình tượng, nội dung chính của tác phẩm… nhưng có khi chỉ đơn giản là “cái cớ” để gợi mở cảm hứng sáng tác của thi nhân. Nhan đề bài thơ của Tố Hữu thuộc loại thứ hai. Đơn giản thế nhưng không có nghĩa là thiếu thi vị và sức khái quát. “Khi con tu hú ” đọc lên nghe có vẻ giản đơn quá chăng, thậm chí chưa đủ để làm một trạng ngữ nếu xét theo chức năng cú pháp. Nhưng đằng sau sự “tiết kiệm” ngôn từ ấy là cả một dụng ý nghệ thuật, một sự hàm chứa bao ý nghĩa sâu sắc. Bỏi đó chính là âm thanh làm sống dậy trong lòng người tù cả một thế giới rộn ràng, sôi sục. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù và cũng chính là tiếng gọi của cuộc sống, có sức thức tỉnh, thôi thúc mãnh liệt. Và chính vì thế mà tiếng chim tu hú đã có sức tác động mạnh mẽ đến tâm trạng của một ngưòi tù – chiến sĩ cách mạng luôn mang sẵn trong mình nhiệt huyết sục sôi.

Con tu hú cất tiếng gọi mùa hè, đã làm thức dậy trong lòng người tù, đã thức dậy cả một thế giới sống động, rực rỡ và làm trào dâng nỗi nhố, niềm uất ức, khát khao tự do đến cháy bỏng trong tâm hồn người chiến sĩ.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 20)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ sáu câu thơ từ đầu đến “… lộn nhào từng không”. Dựa vào những chi tiết, từ ngữ miêu tả: âm thanh, màu sắc, không gian… để đưa ra nhận xét. cần lí giải tại sao tác giả lại sử dụng những hình ảnh đó.

b. Gợi ý trả lời

Mùa hè được phác hoạ bằng những câu thơ thật sống động, tươi vui. Nó được gợi mở bằng chính âm thanh rất đặc trưng: “Khi con tu hú gọi bầy”

Chỉ là tiếng của con chim tu hú thôi mà sao có sức gợi, sức lay động đến thế. , Ngay lập tức một mùa hè rực rỡ hiện ra trước mắt ta như một bức tranh. Bức tranh ấy có hương thơm ngọt ngào của lúa chiêm xuân đang chín, có vị ngọt của trái cây đang làm mật, có tiếng ve râm ran trong vòm cây, có màu vàng xuộm của hạt bắp dưới cái nắng khô như lửa ở miền Trung. Nhịp sống của đồng quê thật rộn ràng và tràn đầy sức sống, sự vật đang vận động tiến dần đến sự hoàn hảo, hoàn mĩ. Quả là một mùa hè tràn trề nhựa sống, đầy hương vị, rực rỡ màu sắc và rộn rã âm thanh. Tất cả đều bình dị, quen thuộc và gần gũi với đời sống của người nông dân. Một bức tranh được “vẽ” qua tâm tưởng bằng nỗi nhớ da diêt. Có cảm giác trong thế giới tăm tối của chôn ngục tù, nhà thơ đã huy động tất cả giác quan để lắng nghe tiếng đời đang rạo rực, một mùa hè đang tràn trề nhựa sống ở ngoài kia. Bức tranh quê không chỉ mở ra với chiều rộng của vưòn cây, của “Đầy sân nắng đào ”, mà còn vươn xa mãi theo cánh diều bay trên bầu trời bao la:

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Trí tưởng tượng của nhà thơ đến đây được chắp cánh đến với không gian khoáng đạt của đất trời. Người hoạ sĩ – nhà thơ chắc phải là người gắn bó máu thịt với cuộc đời, phải từng sống hết mình với thiên nhiên mới có thể tạo ra những hình ảnh, những chi tiết sống động như vậy.

c. Mở rộng kiến thức

Trong thơ Tố Hữu, ta thường bắt gặp những bức tranh “tươi sáng và sống động” như thế:

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Sau này trong bài “Việt Bắc ” Tố Hữu viết:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 20)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ 4 câu thơ cuối: “Ta nghe hè dậy (…) Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”. Chú ý những động từ, tính từ, kiểu câu trực tiếp miêu tả tâm trạng của tác giả. Giọng điệu thơ có gì thay đổi so với khổ thơ trên?

b. Gợi ý trả lời

Đang say sưa trong kí ức về mùa hè tự do, khoáng đạt, nhà thơ giật mình trở lại thực tại phũ phàng: bản thân đang bị giam cầm trong lao tù của lũ thực dân cướp nước. Giọng thơ từ tha thiết chuyển thành uất hận sục sôi:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Lúc này không còn là mùa hè của đất trời, thiên nhiên mà trỏ thành mùa hè trong lòng người. Câu thơ là một lời tâm sự chân thành, thiết tha. Và âm vang của cuộc sống dội vào, âm thanh trong lòng người cứ dội lên từng đợt, từng đợt như sóng dậy khiến cho người chiến sĩ ấy không thể giữ kín được tâm trạng nữa:

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi”

Không còn là ước muốn, khát khao mà đã bật lên thành tiếng kêu, thành hành động mạnh mẽ: “đạp tan phòng”. Có cảm giác niềm khát khao bấy lâu bị kìm nén nay bỗng gặp tiếng chim tu hú đã bùng lên mãnh liệt. Không gian mà nhà thơ nói đến không chỉ bó hẹp trong một phòng giam nào cụ thể mà chính là chôn ngục tù, tối tăm, giam cầm những người chiến sĩ. Dường như, cái nóng của mùa hè đang rừng rực cháy trong huyết quản của người thanh niên yêu nước. Sức sống ấy càng ngày càng thôi thúc mãnh liệt khiến người tù – người chiến sĩ ấy muôn phá tan tất cả sự giam hãm, trở về với cuộc đời, với tự do để chiến đấu, đế công hiến cho Tổ quốc. Ngoài kia, chim tu hú vẫn kêu, vẫn cứ gọi bầy, nghe như thúc giục làm cho Tố Hữu càng cảm thấy uất ức vì cảnh giam cầm:

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ. Âm hưởng đó xuyên suốt toàn bài, liên hồi, khắc khoải, da diết. Đó là tiếng gọi của đồng chí, tiếng gọi của cuộc sống, của lí tưởng cách mạng đối với ngưòi chiến sĩ. Câu thơ chứa đựng nỗi khắc khoải, day dứt khôn nguôi cả về thể xác lẫn tâm hồn của nhà thơ trẻ. Trong hoàn cảnh ấy, thời khắc ấy, người cộng sản phải tự đấu tranh với bản thân để làm chủ mình, vượt lên những đắng cay nghiệt ngã của nhà tù đế quốc, nuôi dưỡng ý chí, giữ vững khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng. Ý chí ấy, tinh thần ấy, không lâu sau ngày sáng tác bài thơ này, đáp lại tiếng gọi thôi thúc của đồng chí, của cách mạng, Tố Hữu đã vượt ngục để trở lại hoạt động (3 – 1942).

Tâm trạng của Tô Hữu trong bài thơ là tâm trạng của một thanh niên dạt dào tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tâm trạng của một chiến sĩ cách mạng vối bầu nhiệt huyết đang sục sôi, khát khao được hoạt động, được công hiến nhưng lại uất ức vì đang phải chịu cảnh giam cầm.

c. Mở rộng kiến thức

Trong suốt thời gian bị giam cầm ở các nhà tù đế quổc, Tố Hữu vẫn luôn giữ vững tinh thần, ý chí kiên cường, vượt lên trên tất cả sự tù đầy, giam hãm để hướng về cuộc sống tự do. Trong bài “Tâm tư trong tù ” ông đã viết:

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sồi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.

Xem thêm Câu nghi vấn – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhà phê bình Trần Đình sử viết về Tố Hữu: “Ta thường nói Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ cộng sản. Nhưng trong sâu thẳm của những khẩu hiệu cách mạng, đằng sau ý tưởng chính trị tầm xa kia là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do, khát vọng đối đời rất gần gũi và nóng bỏng của cả một dân tộc. Thơ Tố Hữu thực chất là tiếng reo vui của dân tộc trong ngày hội giải phóng, là tiếng hát ân tình, thuỷ chung của những ngưòi cùng chiến đấu, là ước nguyện của người chung lẽ sống, chung lí tưởng, là nỗi vui buồn của cuộc sống trong những bước đổi thay.

Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Nhưng khác với trữ tình chính trị thường thấy ở nhiều nơi, là hình ảnh trừu tượng, chất lãng mạn lên gân, giọng điệu cô động ồn ào; thơ Tố Hữu trái lại đằm thắm một giọng trữ tình tha thiết; ấm áp đúng như ông nói, đó là “tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Lẽ dĩ nhiên, thơ trữ tình chính trị bao giờ cũng nặng về cái chung, cái toàn thể, mà nhẹ cái riêng; nặng vì sự thống nhất mà nhẹ về cái đa dạng. Những nhược điểm của thơ ca cách mạng sẽ được thơ ca các thòi kì sau bù đắp, khắc phục. Thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu là con đẻ của thời đại lịch sử. Thòi đại cần một tiếng ca chung, một tiếng nói quyền uy của ý chí độc lập, tự do, và thơ Tố Hữu ra đời”.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận