Tập làm văn 6 đề 25: Kể chuyện mười năm sau em về thăm mái trường mà hiện nay em đang học

Đang tải...

kể chuyện mười năm sau em quay lại trường

YÊU CẨU

  • Điều quan trọng là em phải tưởng tượng ra được những sự việc, câu chuyện để nêu bật được sự đổi thay của ngôi trường em từng học tập sau mười năm.
  • Bố cục cần chặt chẽ, mạch lạc ; biết cách mỏ bài, kết bài.
  • Lời kể cần tự nhiên, trong sáng, có cảm xúc.

DÀN BÀ!

MỞ BÀI

Giới thiệu về hoàn cảnh mười năm sau em trở lại thăm trường cũ.

THÂN BÀI

  • Những thay đổi về cơ sở vật chất của ngôi trường :

+ Con đường đến trường có thay đổi gì không ?

+ Trường lớp được xây dựng lại như thế nào ?

+ Bàn ghế có còn giữ nguyên như hồi em học hay không ?

+ Sân trường và cây cối so với hồi em học thì thay đổi như thế nào ?,…

  • Những thay đổi về việc dạy và học của trường ?,…
  • Sự gặp gỡ với các thầy cô giáo cũ diễn ra như thế nào ?

KẾT BÀI

Cảm xúc của em sau khi thăm lại trường cũ ?

BÀI VĂN THAM KHẢO

Bải 1

Thời gian qua thật nhanh, thấm thoát đã mười năm trôi qua. Bây giờ tôi là một sinh viên, tôi trở về thăm lại mái trường trung học cơ sở thân yêu.

Con đường dẫn tôi đến trường đằ có một sự thay đổi kì lạ, khiến tôi không thể nhận ra được nữa. Đường được trải nhựa phẳng lì, khác xa con đường đầy sỏi đá, ổ gà ngày nào. Thấp thoáng mái trường hiện ra trong sương sớm. cổng trường ngày xưa nước sơn phai màu vì mưa nắng, nay đã được sơn lại. Bước vào sân trường tôi thấy cả một rừng cây cổ thụ. Cây phượng do lớp tôi trồng nay cũng đã lớn ơi là lớn. Chao ôi ! Nó lớn nhanh thật đấy, thân cây to lớn, tán lá trải rộng như muôn che kín cả một góc sân trường. Tôi ngồi dưới gốc cây và nhìn quang cảnh trường. Dãy nhà có lớp 6B của tôi nay đã được xây dựng lại, đẹp và khang trang hơn rất nhiều. Nhà có cửa kính, nền lát đá hoa, trong phòng có quạt trần, có đèn điện. Từ xa, tôi đã nghe thấy giọng nói âu yếm và quen thuộc trong lớp 6B vọng ra. Tôi tiến lại gần hơn, những cô cậu học sinh ngồi cạnh cửa sổ nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên. Tôi đứng cạnh cửa sổ nhìn vào thấy một dáng người gầy và dong dỏng cao, mái tóc dài xoã ngang vai, tôi nhận ra là cô Nga, cô đã từng chủ nhiệm năm tôi học lớp sáu. Tôi đứng nghe cô giảng bài và nhớ lại cái cảm giác được nghe cô dạy học. Tôi không bao giò quên được những bài học mà cô đã dạy.

Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Cố Nga cho cả lớp nghỉ rồi cô thu dọn sách vở và ra khỏi lớp. Tôi liền bước đến bên cô và chào :

  • Em chào cô ạ ! Cô có nhận ra em không ?

Cô nhìn tôi với ánh mắt dịu hiền, trong ánh mắt ấy có sự ngỡ ngàng. Cô nhìn tôi một lúc rồi nói :

  • Có phải Thảo không em ?

Tôi reo lên :

  • Dạ thưa cô, đúng rồi ạ ! Em là Thảo, học sinh cũ của cô đây.

Tôi rất mừng vì cô đã nhận ra tôi, một đứa học sinh ngang bướng và nghịch ngợm thuở nào. Tôi còn nhớ, có lần tôi đã làm cho lớp không xếp thứ nhất toàn trường chỉ vì tôi đi học muộn. Nhưng hôm đó, cô đã không trách mắng tôi, cô chỉ khuyên : “Lần sau em cố gắng đi học sớm, đừng để cả lớp vì em mà bị ảnh hưởng”.

Khi nói chuyện với cô tôi nhận ra trên khuôn mặt cô đã có nhiều nếp nhăn và tóc cô đã điểm bạc.

Bỗng, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã hết, cô phải vào lớp dạy học, nhưng cô trò vẫn lưu luyến mãi không muốn rời nhau.

Tạm biệt mái trường trung học thân yêu, nơi đã để lại trong tôi bao kỉ niệm vui buồn và là nơi đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hi vọng. Dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, tôi cũng sẽ mãi nhố về ngôi trường thân yêu của tôi. Xin chào nhé mái trường thân yêu !

NHẬN XÉT

  • Mỗi người có thể có những hình dung rất riêng về sự thay đổi của ngôi trường mình đang học hiện nay sau mười năm nữa. Trong văn bản này, ngưòi kể chuyện đã tưởng tượng khá phong phú, thú vị. Con đường đến trường không còn sỏi đá, ổ gà đã trải nhựa phang lì. cổng trường được sơn lại. Cây phượng do lớp “tôi” (người kể chuyện) trồng “nay cũng đã lớn ơi là lớn”. Nhất là các phòng học “Dãy nhà có lớp 6B của tôi nay đã được xây dựng lại, đẹp và khang trang hơn rất nhiều. Nhà có cửa kính, nền lát đá hoa, trong phòng có quạt trần, có đèn điện”. “Tôi” vẫn nhận ra cô giáo cũ — cô Nga. “Tôi” lấy làm vui khi cô giáo Nga sau một chút ngỡ ngàng cũng nhận ra học trò cũ.
  • Tác giả biết kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm, làm cho bài văn cụ thể, sinh động hơn.
  • Bố cục cân đối, mạch lạc mở bài, kết bài khá hay.
  • Văn viết khá trong sáng, có cảm xúc.

Xem thêm Tả cây đào hoặc câu mai vào dịp Tết tại

đây.

Bài 2

Vừa bảo vệ xong khoá luận tốt nghiệp, tôi trở về quê hương Yên Bái — nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đang cùng gia đình quây quần, đoàn tụ bên mâm cơm ấm cúng thì tôi nhận được giấy mời tới dự Lễ kỉ niệm 50 năm thành lập Trường THCS Lê Hồng Phong, ngôi trường cấp 2 thân yêu của tôi. Điều đó làm tôi hồi hộp suốt đêm không ngủ. Cái cảm giác đó cứ theo tôi như buổi đầu đi học.

Trong tà áo dài, tôi đạp xe trên con đường tối trường quen thuộc. Kia rồi, trường tôi đó. Tấm biển màu xanh năm nào nhỏ bé, giản đơn nay được kẻ chữ to, rõ và phun màu rất đẹp : Trường THCS Lê Hồng Phong. Bước vào trường, cảnh quan thay đổi rất nhiều khiến tôi không khỏi bỡ ngỡ. Mới mười năm mà trường, lớp đã bề thế, khang trang hơn. Dãy nhà hai tầng cũ kĩ giờ là khu nhà bôn tầng có lớp học sạch sẽ, ngăn nắp, bảng xanh chống loá. Những ô cửa sổ thoáng, rộng làm cho lớp học tràn ngập ánh sáng tự nhiên và khí tròi. Những bộ bàn ghế chuyên dụng cHo học sinh được làm bằng gỗ ván ép, những trang thiết bị, phòng thí nghiệm hiện đại. Thòi chúng tôi đi học, vì kinh tế khó khăn nên điều này chỉ nằm trong mơ ước.

Sân trường xưa nền đất nay được trải bê tông nhẵn nhụi, hàng cây xanh xanh toả bóng phủ kín cả sân trường. Vài tia nắng khôn khéo lọt qua kẽ lá in bóng xuống sân làm nên nhũng chùm “hoa nắng” tinh nghịch. Mùi hoa sữa thoang thoảng đâu đây làm cho không gian đầy thơ mộng gợi về kí ức xa xưa.

Tôi bâng khuâng dạo quanh sân trường với sự bỡ ngỡ để rồi cố tìm cho mình một lốì cũ, một khoảng trời xưa. Đây, chính đây là nơi tôi vẫn gọi là góc tâm sự để thả hồn sau mỗi buổi học. ôi ! Bác phượng già đấy ư ? Bác đang vẫy những cành lá như mời gọi tôi, những mắt lá như đang nhìn tôi trìu mến. Cảnh vật đổi thay nhiều nhưng riêng bác vẫn nguyên vẹn trong tâm trí tôi. Chính bác đã chứng kiến biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi thần tiên. Bác vẫn còn nhớ cháu Huyền học lớp 6B chứ, cô bé hay lặng buồn mỗi khi bị điểm kém, rồi để những giọt nước mắt lăn dài trên má mỗi khi bị bạn bè chê trách. Chỉ một mình bác biết mà thôi. Niềm vui của Huyền cũng không giấu bác bao giờ, những lời thầy cô khen ngợi, sự khâm phục của bạn bè và những tiếng cười trong trẻo của tuổi học trò đều gửi gắm bác cả.

Đang mơ mộng lạc vào quá khứ, thì tiếng trống trường vang lên, tiếng trống vẫn như năm xưa : hào hùng tươi trẻ. Ôi ! Kìa các thầy cô đã dạy lốp tôi khi xưa. Thầy chủ nhiệm, cô dạy văn, cô dạy tiếng Anh,… Các thầy cô đều đã già hơn, mái tóc pha sương. Các thầy cô đã chờ bao chuyến đò qua sông, dìu dắt bao thế hệ học trò ở mái trường THCS này.

Tôi lặng người đi vì cảm xúc trào dâng khi cô giáo dạy Văn hỏi :

  • Huyền đấy à ?

Tôi run lên vì hạnh phúc. Tôi không thể nào quên được cô, người có khuôn mặt dịu hiền, miệng cười rất duyên và đặc biệt là giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm. Ôi ! Cô vẫn còn nhớ em ư ? Đứa học trò làm văn dài lê thê miên man theo cảm xúc. Tôi sà vào lòng cô, mặc dù đã lốn nhưng khi bên cô tôi như trở về ấu thơ với sự yêu thương và che chở từ người mẹ thứ hai này. Cô cười, nụ cứòi dịu dàng như xưa :

  • Huyền lớn bằng này rồi cơ đấy, học hành thế nào, đang làm gì ?

Tôi nắm tay cô nghẹn ngào :

  • Cô vẫn khoẻ chứ ạ, em học hành vẫn tốt và em dự định học cao học luôn ạ !

Cô trò tôi vui mừng khôn xiết cùng ôn lại kỉ niệm xưa. Cô hỏi han về tình hình học tập của một số bạn cũ.

Chẳng mấy chốc, tròi đã chiều muộn, tôi trở về trong lòng đầy luyến tiếc. Giá nhự cho tôi một ngày, chỉ một ngày thôi, tôi còn học dưới mái trường này. Để tôi có thể ngồi ngẩn ngơ bên gốc phượng, ngắm những chùm hoa đỏ rực nở tự bao giờ…

NHẬN XÉT

  • Diệu Huyền đã tưởng tượng ra cảnh về thăm lại ngôi trường sau mười năm thật là cảm động. Sau khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học trở về, nhận được giấy báọ trường cũ kỉ niệm 50 năm ngày thành lập, lòng “tôi” (nhân vật người kể chuyện) hồi hộp suôi đêm không ngủ. Đến trường thấy cảnh quan thay đổi rất nhiều. Tôi cố tìm cho mình một lối cũ, một khoảng tròi xưa.
  • Người viết biết kết hợp giữa kể vối tả và biểu cảm làm cho văn bản sinh động, truyền cảm.
  • Bố cục khá cân đối, chặt chẽ mở bài, kết bài khá hay.
  • Văn viết khá trong sáng, có cảm xúc.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận