Kể chuyện đời thường – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6

Đang tải...

KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

I – CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC

1. Kể chuyện đời thường không phải là một thể loại trong tự sự mà chỉ là cách gọi tên tạm thời cho một khía cạnh của đề tài kể chuyện, chỉ phạm vi đời sống thường nhật, phân biệt với những câu chuyện thần kỳ, viễn tưởng, phiêu lưu đầy chất hư cấu, tưởng tượng. Sự hư cấu ở chuyện đời thường cũng có nhưng mức độ rất ít, chủ yếu là chọn lọc, sắp xếp lại tình tiết, chi tiết. Do đó, câu chuyện đời thường rất gần với đời thực.

2. Cái dễ của kể chuyện đòi thường là sẵn chất liệu – đó thường là những sự việc đã xảy ra ở xung quanh (gia đình, làng xóm, trường học,…) mà mình chứng kiến, tham gia hoặc nghe kể lại. Cái khó của loại kể chuyện này là làm sao cho hấp dẫn. Bởi không mấy khi có những việc li kì, lạ lẫm và lô-gíc, mà chủ yếu là những sự việc lẻ tẻ, vụn vặt, nhiều khi tẻ nhạt. Do đó, phải biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu và biết cách kể.

Ví dụ 1: Câu chuyện Nụ cười của mẹ (Ngữ văn 6, tập một, tr.122)

– Những sự việc trong đòi dạy học của người mẹ nhân vật “tôi” thì rất nhiều, nhưng “tôi” chỉ chọn những sự việc tuy nhỏ nhưng cảm động thể hiện sự thương yêu học trò, nhất là với học trò nghèo, học kém.

– Tác giả không chỉ kể sự việc mà còn tả cảnh để dựng lại bối cảnh của những sự việc đó: những đêm đông lạnh trong một căn nhà lợp rạ, những làng quê nghèo với những đứa trẻ mò cua bắt ốc.

– Và khi cần còn tả người:

Tôi ngồi học bên mẹ như một con mèo nhỏ; Mẹ tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần của những thằng cu ấy; v.v..

Ví dụ 2: Câu chuyện Bàn tay yêu thương (Ngữ văn 6, tập một, tr.123)

Cách sắp xếp tình tiết làm cho câu chuyện đơn giản mà hấp dẫn. Cô giáo không hỏi tác giả của bức tranh trước mà để các học sinh khác phán đoán.

Ví dụ 3:

CHUYỆN VỀ HAI ANH EM NGƯỜI VIỆT VÀO HAI ĐẠI HỌC NỔI TIẾNG NƯỚC MĨ

Họ là Johnny Huỳnh và George Huỳnh đang sống ở khu ổ chuột Dorchester, bang Massachusetts, nước Mĩ. Johnny, 19 tuổi, hiện đang là sinh viên Đại học Massachusetts, còn George, 17 tuổi, vừa được nhận vào Đại học Yale, cả hai trường đều thuộc các trường đại học danh tiếng của Mĩ, vốn là giấc mơ của nhiều người.

Cha qua đời, mẹ bị bệnh tâm thần, hai anh em đã phải trải qua một tuổi thơ dữ dội vói cuộc sống cơ hàn ở một nơi nghèo khổ và nhiều tệ nạn xã hội.

Để duy trì việc học, cả hai phải tự mình xoay xở làm tất cả mọi việc từ nấu ăn, giặt giũ đến học hành trong căn hộ nhỏ xíu của mình, nơi vốn là một nhà kho. Ngoài giờ học, Johnny vă George còn làm gia sư để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Ngày nào họ cũng trở về lúc tối muộn, rồi thức học bài đến 2-3 giờ sáng. Rồi lại phải thức dậy lúc 6 giờ để đón xe buýt đến trường. Thế mà họ luôn là những học sinh xuất sắc, và vì thế các em nhận được các hỗ trợ tại chính để duy trì việc học. Trong đầu họ luôn ý thức rằng: “Giáo dục là nền tảng để có cuộc sống tốt hơn”. George tâm sự: “Ước mơ của em là có thể vào một trường đại học tốt, không phải phụ thuộc vào số tiền trợ cấp xã hội hằng tháng nữa và có thể sống theo cách riêng mà mình mong muốn”.

Chính những nỗ lực và thành tích học tập xuất sắc đã tạo cơ hội cho hai anh em được gặp phóng viên Billy Baker hai năm về trước, khi đó ]ohnny mới 17 và George mới 15. Sau đó, nhà báo này luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên hai anh em cả về vật chất và tinh thần, giống như người cha của họ vậy.

Baker đã tiết lộ trên trang mạng xã hội của mình: “Tôi đã khóc khi nhận được tin nhắn của George báo em đã được nhận vào Đại học Yale. Và tôi đã đặt một bữa ăn thịnh soạn ở một nhà hàng nổi tiếng của Boston. Nó xứng đáng cho một đứa trẻ xuất sắc sống ở Dorchester được ăn mừng vời một chiếc bánh burger”.

(Theo Đỗ Quyên, báo Dân trí)

Trong câu chuyện trên, người viết phải biết chọn một số việc tiêu biểu cho các nội dung:

– Khó khăn của hai anh em Johnny Huỳnh và George Huỳnh về đời sống, về học tập, về hoàn cảnh đặc biệt của gia đình.

– Những khát vọng và nỗ lực vượt qua khó khăn của hai anh em. Sự trợ giúp của xã hội và những người tốt bụng.

– Những thành tích học tập của hai anh em.

II-LUYỆNTẬP

Bài tập

1. Đọc câu chuyện sau và nhận xét theo yêu cầu bên dưới:

CÁI CỐC BA MƯƠI NĂM

Bấy giờ vào khoảng tháng mười năm 1970. Tôi đưa Nguyễn Văn Bổng lên Hà Giang chơi ít ngày. Nguyễn Văn Bổng vào chiến trường miền Nam đã hon ba năm, nay mới trở ra Hà Nội và anh chưa biết vùng cao nào ở Việt Bắc.

Chúng tôi uống bia với nhau rồi đem theo luôn mấy cái cốc vại. Nghỉ đêm ở thị trấn Đồng Văn rồi, hôm sau sang huyện Mèo Vạc. Giữa trưa, ghé tình cò’ vào một nhà ven đường ở Dũng Là, trên đầu dốc, định xin ngụm nước uống. Nhà có một mình ông cụ đang ngồi sưởi, cởi trần, đóng khố. Chắc là cháu com đi làm nương hay đi vác nước. Hôm nay có mặt trời hửng nắng thế nãy thì phải đến chiều cả nhà mói về.

Nhà chưa có ai vác nước về, hẳn là không có nước, nhưng rượu thì sẵn. Chúng tôi giải khát bằng hai bát rượu ngô đổ vàơ cái vấu tre. Đến lúc đưa tiền trả, ông cụ xua tay. Tôi chợt nhớ trong ba lô có hai cái cốc vại. Tôi lấy đưa biếu ông cụ. Ông cụ ngơ ngác như không hiểụ, cầm cốc giơ lên ngắm nghía.

Rồi ông cụ bắt chúng tôi phải xách đi một ống rượu ngô, ra hiệu bảo là đi đường uống cho khỏi khát.

Năm ngoái, sau mấy chục năm, tôi mới lại có dịp đi Mèo Vạc qua lối Dũng Là. Tôi nhận ra nhà ông lão cho rượu ngô năm xưa, vẫn cái nhà lụp xụp, đen sì bên núi đá.

Giữa nhà, một người ngồi bên đống lửa cởi trần đóng khố, trông hao hao ông lão năm xưa. Hỏi ra mới biết đấy là con trai ông cụ. Ổng cụ mất đã lâu. Trông vào thấy hai chiếc cốc đặt ở chân vách, đúng là hai chiếc cốc ba mươi năm trước, loại cốc thuỷ tinh xanh xám lỗ đỗ tổ ong, chắc chỉ đụng mạnh là vỡ.

Tôi hỏi:

– Mua ở đâu hai cái cốc đẹp thế?

– Cán bộ cho đấy. Bố tôi bảo phải giữ cẩn thận hai cái cốc cho con cháu.

(Theo Tô Hoài)

a) Đây thực sự là chuyện về cái cốc hay chuyện về ai? Vì sao ông già ở Dũng Là giữ cái cốc lâu như vậy?

b) Nếu đặt một tên khác cho câu chuyện, em sẽ đặt như thế nào? Tại sao đặt như vậy

2. Chỉ ra yếu tố bất ngờ trong câu chuyện sau. Muốn cho câu chuyện hay hơn, nên cắt bỏ một số chi tiết không cần thiết và một số chi tiết có thể viết gọn lại. Gạch chân những chi tiết đó rồi viết lại câu chuyện.

NẾU CÓ LÒNG

Mặt trời đỏ ối đang khuất dần sau rặng cây. Sau một ngày dài mệt mỏi, Joe hối hả lái chiếc pontiac cũ kĩ trở về nhà. Sinh ra và lớn lên ở thị trấn bé nhỏ này, ]oe quen thuộc nó đến từng con đường, từng góc phố. Bóng đêm mịt mù bắt đầu phủ xuống, trời lất phất mưa và gió thổi lạnh ngắt.

Joe điều chỉnh tốc độ, chạy chầm chậm vào một con đường nhỏ và hẹp. Chợt anh nhìn thấy bên kia đường một người phụ nữ đã lớn tuổi đứng cạnh chiếc xe hơi mercedes. Không cần hỏi, ]oe cũng biết là nó đang bị trục trặc.

Joe tắt máy, đến bên người phụ nữ thăm hỏi. Bà cho biết đã đứng đây nửa giờ nhưng vẫn không có ai chịu dừng xe giúp bà. Tuy vậy, bà vẫn có thái độ e ngại: liệu chàng trai này có phải là người tốt hay không. Trong bộ quần áo tầm tầm và vẻ mặt khắc khổ, hẳn anh ta đang gặp khó khăn về kinh tế, Joe vội lên tiếng:

– Cháu tói để giúp bác. Sao bác không ngồi chờ trong xe cho ấm, ngoài trời lạnh lắm. À, cháu tên là Joe.

Joe kiểm tra xe và thấy một bên lốp bị xẹp. Tuy chỉ đơn giản vậy nhưng với người phụ nữ này là một thảm hoạ. Joe trải áo chui vào gầm xe. Chỉ mười phút sau, Joe đã thay xong bằng bánh xe dự phòng. Joe đứng dậy, người lấm lem, chân tay trầy trụa. Người phụ nữ rối rít cảm ơn và hỏi anh định lấy bao nhiêu, vì nêu không gặp được anh, bà không biết làm thế nào giữa đêm tối và đường vắng thê này.

Joe không hề nghĩ đến việc nhận tiền của bà. Đúng là anh đang thất nghiệp nhưng sửa xe không phải là nghề của anh. Anh giúp bà chỉ vì thấy bà tội nghiệp mà thôi. Vả lại, trước đây, đã có rất nhiều người hào hiệp giúp anh trong lúc khốn khó. Nghĩ vậy, Joe từ chối:

– Cảm ơn bác. Nếu bác có lòng, xin hãy giúp người khác.

Joe chờ cho chiếc xe của người phụ nữ ấy đi khuất rồi mới lái xe vào con hẻm nhỏ về nhà.

Xe chạy được một vài dặm, người phụ nữ dừng lại và bước vào một quán ăn nhỏ bên đường. Cô hầu bàn lấy khăn cho bà lau tóc ướt. Người phụ nữ nhìn cô gái: cô đang mang thai, có lẽ đã sắp đến ngày sinh và tuy cô ta vẫn niềm nở, nhưng bà đọc được rằng cô gái đang rất mỏi mệt. Bà ái ngại và nghĩ đến lời của Joe. Lúc tính tiền, bà đặt lên bàn tờ 100 đô la. Cô gái quay vào lấy tiền lẻ để trả lại. Trong lúc ấy bà khách biến đi rất mau. Khi cô gái trở ra chỉ thấy ở trên bàn có tờ giấy nhỏ:

“Con hãy nhận chút này của ta và không cần cảm ơn. Nếu có lòng, con hãy nghĩ tới người khác”

Trên đường về, cô nghĩ miên man về người phụ nữ xa lạ nọ: Chẳng lẽ bà biết chồng cô đang thất nghiệp? Hay chỉ nhìn người mà bà biết được vợ chồng cô đang khó khăn?

Lúc qua công viên, cô thấy có một người mẹ vừa ôm con vừa ngủ ngay trên ghế đá. Cô nghĩ: ‘‘Hai mẹ con này thật khổ; mình dù sao cũng có chỗ ngủ đêm, có việc làm”. Cô rút số tiền người phụ nữ tặng mình ban nãy đặt vào lòng người mẹ không nhà rồi lặng lẽ về.

Khi cô bước vào căn nhà chật hẹp của mình thì chồng cô đã đi ngủ. Anh ta tỉnh giấc khẽ hỏi:

– Có chuyện gì không em?

– Không, anh yêu. Mọi việc đều ổn cả, Joe ạ.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

3. Kể một câu chuyện đời thường mà em đã chứng kiến, tham gia hoặc nghe kể lại.

Xem thêm: Kể chuyện tưởng tượng – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận