Hướng dẫn trẻ tập đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió

Đang tải...

Hướng dẫn trẻ tập đọc Ông Mạnh và Thần Gió

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng:

Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nghỉ hơi đúng chỗ sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật. Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn 

2. Rèn kĩ năng đọc, hiểu

– Hiểu nghĩa từ mới và những từ quan trọng: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, đẵn, ăn năn.

– Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ con người quyết tâm lao động. Nhưng con người cũng cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái hòa thuận với thiên nhiên. 

II. CÁCH DẠY

1. Kiểm tra bài cũ

– Phụ huynh: Cho trẻ đọc 12 dòng thơ trong bài “Thư trung thu”

– Trẻ đọc thuộc lòng 12 dòng thơ trong bài “Thư trung thu”

2. Phụ huynh đọc mẫu

– Phụ huynh đọc cho trẻ: Đọc từng đoạn

  • Đoan 1: Đọc với giọng kể chậm rãi
  • Đoạn 2: Đọc nhanh hơn, thể hiện sự ngạo nghễ của Thần Gió. Sự tức giận của Ông Mạnh. 
  • Đoạn 3,4: Đọc với giọng dứt khoát, mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm chiến thắng Thần Gió của Ông Mạnh.
  • Đoạn 5: Đọc giọng kể chậm rãi, thanh bình.

– Trẻ lắng nghe.

3. Hướng dẫn luyện đọc

a. Cho trẻ đọc từ khó: loài người, hang núi, lăn quay, lồm cồm, lớn nhất, chưa biết, ven biển, sinh sống, chống trả, vững chãi,… => trẻ luyện đọc những từ ngữ khó

b. Hướng dẫn trẻ đọc và giải nghĩa từ. Lưu ý trẻ nhấn giọng một số từ ngữ: Quyết chống trả, quật đổ, thật vững chãi, lớn nhất, thật to,… => Trẻ đọc cả bài và đọc các từ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn,…

c. Cho trẻ đọc cả bài

Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.

– Cho trẻ đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2 => Trẻ đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2

  Hỏi: Thần Gió đã làm gì khiến Ông Mạnh nổi giận?

  (Trả lời: Gặp Ông Mạnh, Thần Gió xô ông ngã lăn quay. Khi ông nổi giận, Thần Gió còn ngạo nghễ, chọc tức ông).

– Cho trẻ đọc thầm đoạn 3 => Trẻ đọc thầm đoạn 3

    Hỏi: Kể lại việc làm của Ông Mạnh chống lại Thần Gió.

   (Trả lời: Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ nên ông quyết định xây một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to để làm tường).

– Cho trẻ đọc đoạn thầm đoạn 4 => Trẻ đọc thầm đoạn 4

   Hỏi: Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?

   (Trả lời: Hình ảnh cây cối quanh nhà đổ rạp, trong khi ngôi nhà vẫn đứng vững. Điều đó chững tỏ Thần Gió phải giận dữ, lồng lộn muốn tàn phá ngôi nhà nhưng bất lực, không thể xô đổ ngôi nhà vì nó rất vững chãi).

– Cho trẻ đọc đoạn 5 => Trẻ đọc thành tiếng đoạn 5

  • Hỏi: Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?

          (Trả lời: Khi Ông Mạnh thấy Thần Gió đến nhà với vẻ ăn năn, biết lỗi, ông đã an ủi Thần Gió, mời Thần thỉnh thoảng đến chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem lại cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

  • Hỏi: Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người như thế nào?

          (Trả lời: Ông là người nhân hậu, biết tha thứ hoặc ông là người khôn ngoan, biết thân thiện với thiên nhiên.

  • Hỏi: Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai?

           ( Trả lời: Ông Mạng tượng trưng cho cọn người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Nhờ quyết tâm và lao động của con người đã chiến thắng thiên nhiên, làm cho thiên nhiên trở thành bạn của mình)

4. Kiểm tra kết quả

– Hỏi: Để sống hòa thuận thân ái với thiên nhiên, ta phải làm gì?

 (Trả lời: Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.).

– Cho trẻ đọc lại cả bài một lần. 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận