Hướng dẫn phân tích và đọc hiểu tác phẩm Tấm Cám – Ngữ văn 10

Đang tải...

TẤM CÁM

(Truyện cổ tích)

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

Tóm tắt truyện:

Truyện Tấm Cám tiêu biểu cho truyện cổ tích thần kì.

-Nhân vật chính là Tấm, một cô gái mồ côi có nhiều phẩm chất tốt đẹp, cuộc đời cô trải qua nhiều bất hạnh nhung cuối cùng cô cũng gặp được hạnh phúc.

-Tấm mồ côi mẹ, rồi mồ côi cha, phải sống với dì ghẻ, chịu nhiều thiệt thòi, bị ức hiếp (bị cướp giỏ cá, bị mất cá bống, không được dự hội,…)

-Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị mẹ con Cám hãm hại nhiều lần. Tấm hoá thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị, quả thị. Cuối cùng Tấm trở lại thành người.

-Một hôm, vua đi qua quán nước, nhìn thấy trầu têm cánh phượng khéo giống như Tấm têm. Nhờ đó Tấm được về cung.

-Cám thấy Tấm trở về đẹp hơn xưa nên hỏi bí quyết và Tấm đã chỉ cho Cám bằng cách dội nước sôi dẫn đến Cám chết, mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

Truyện kể về số phận của cô gái mồ côi, bất hạnh với ước mơ đổi đời và công lí xã hội của nhân dân lao động. Truyện gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại cái ác để giành và giữ hạnh phúc. Tác phẩm thể hiện quan niệm hạnh phúc của nhân dân.

II.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1.Diễn biến của mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám:

a.Thân phận nghèo hèn khi sống với mẹ con Cám (bị động):

-Bị bóc lột sức lao động, cướp công.

+ Đi bắt tép bị Cám cưóp hết giỏ tép.

+ Đi chăn trâu phải chăn đồng xa.

-Về tinh thần: giành chiếc yếm đỏ. Bắt Tấm phải nhặt thóc để không đi dự hội được.

Thân phận bất hạnh, đáng thương, bị cướp đoạt từ công sức lao động đến những ước mơ nhỏ bé.

b.Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc (chủ động).

Khi trở thành hoàng hậu, mâu thuẫn giữa Tấm – Cám và dì ghẻ càng gay gắt và quyết liệt hơn.

-Mẹ con Cám tìm đủ mọi cách độc ác đế hãm hại Tấm (Dì ghẻ chặt gốc cau giết Tấm,…).

-Tấm: bốn lần bị giết bốn lần hoá thân.

-Tuyên chiến với kẻ thù (Cót ca cót két / Lấy tranh chồng chị / Chị khoét mắt ra).

2.Phân tích sự biến hoá của Tấm và ý nghĩa của nó.

Tấm hiền lành nhẫn nhịn. Mụ dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ với mình hành hạ mọi điều, thế mà Tấm vẫn không hề oán trách gì. Tấm như cam tâm với số phận hẩm hiu của mình. Tuy luôn bị dì ghẻ và em khinh thường, hành hạ nhưng Tấm cũng luôn được Bụt hiện ra giúp đỡ. Bụt bày cho Tấm nuôi cá bống làm bạn để cô bớt buồn và cô đơn. Khi bống bị mẹ con Cám ăn thịt, Bụt bày cho Tấm chôn xương nó vào hũ để sau này có được quần áo, giày dép đẹp để đi dự hội. Ở Tấm có sự chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn đầu còn yếu đuối, thụ động, mỗi lúc gặp khó khăn Tấm chỉ biết khóc không biết làm gì và chỉ biết nhờ vào sự giúp đỡ của Bụt. Nhưng ở giai đoạn sau Tấm đã kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc của chính mình. Không còn có sự giúp đỡ trực tiếp của Bụt, Tấm đã hoá kiếp nhiều lần: Tấm hoá thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cô gái biết têm trầu cánh phượng bước ra từ quả thị. Cuối cùng, Tấm cũng đã trở về với kiếp người để giành lại hạnh phúc cho mình. Vì sao lại có sự tiến triển trong hành động của Tấm như vậy? Hẳn là ban đầu Tấm chưa có ý thức về thân phận của mình, hơn nữa, mâu thuẫn giai cấp cũng chưa lên đến đỉnh điểm, lại được Bụt giúp đỡ nên Tấm còn thụ động. Nhưng càng về sau, mâu thuẫn giai cấp càng quyết liệt, biến thành xung đột đỉnh điểm, khiến Tấm phải kiên quyết đấu tranh để giành lại hạnh phúc của chính mình. Ở bất kì hoàn cảnh nào, dù đội lốt chim hay lốt cây, Tấm vẫn hiền lành tốt nết.

Tấm đã biến hoá nhiều kiếp. Quá trình biến hoá ấy đã thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm, tiêu biểu cho cái thiện mà không một kẻ ác nào có thể tiêu diệt được, tức !à cái tốt cái thiện sẽ còn mãi mãi. Bị cản trở, bị hại nhưng Tấm vẫn tồn tại. Tấm chỉ tạm thời phải đội lốt. Chim vàng anh vẫn thốt ra tiếng nói của Tấm, cây xoan đào thành khung cửi vẫn phát ra lời nói của Tấm. Sức sống ấy dường như trưòng tồn. Sau quá trình biến hoá, Tấm trờ lại làm người xinh đẹp hơn xưa và được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.

3.Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian chủ yếu ra đời trong hoàn cảnh xã hội có áp bức, bóc lột. Đó là nhũng câu chuyện tường tượng xoay quanh cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, ngốc nghếch v.v… Nhắc đến truyện cổ tích có lẽ trong chúng ta ai cũng từng được nghe câu chuyện Tấm Cám. Truyện cổ tích Tấm Cám kể về cuộc đời Của cô Tấm – một cô gái hiền hậu, xinh đẹp net na. Ta tưởng tưọng như Tấm sẽ được hưởng một cuộc sống tươi đẹp bình lặng. Nhưng không, nàng luôn bị Cám – đứa con gái của mụ dì ghẻ vốn tính độc ác, tham lam nghĩ ra nhiều mưu kế để hãm hại Tấm. Vì lòng đố kị ganh ghét với sự may mắn trong hôn nhân của chị, mà Cám đã khiến cuộc đời Tấm phải trải qua bao lần chết đi sống lại: Lần thì hoá thành chim vàng anh, lúc lại biến thành cây xoan đào, sau lại hoá ra chiếc khung cửi, và rồi lại là quả thị thơm. Nàng đã phải chịu đựng sự hành hạ nhẫn tâm của hai mẹ con nhà Cám. Nhưng rồi cuối cùng, cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác. Tấm trở thành hoàng hậu sống hạnh phúc với nhà vua, còn mẹ con Cám phải đón nhận cái chết. Đó là một kết cục công bằng, hợp với khát vọng ở hiền gặp lành của cha ông ta. Tuy nhiên, trong dân gian, kết thúc truyện Tấm Cám không đơn giản như thế. Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì không khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị:

-Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

Có muốn đẹp không để chị giúp?

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám nhảy xuống hố và sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết, mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết…

Ở cách kết thúc này, tác giả dân gian đã cho ta chứng kiến kết cục cuối cùng của cuộc đời Cám và mụ dì ghẻ. Người ra tay trừng phạt hai mẹ con Cám không ai khác chính là Tấm. Đành rằng trong truyện cổ tích, kẻ ác lúc nào cũng bị trừng phạt đích đáng, kết thúc trên rõ ràng là đã thể hiện đúng ước mơ của người dân lao động (thiện thẳng ác) nhưng liệu như vậy, cô Tấm có phải là một con người “hơi” dã man khi ở phần trên câu chuyện ta luôn biết Tấm là một người con gái hiền lành, tốt bụng? Song xét về thế giới tâm lí của con người, ta đều có thể cảm nhận được cách kết thúc là hợp lí nhất. Tuy nhiên, điều cảm nhận ấy vẫn là đánh giá chủ quan của từng người đọc. Nhưng vấn đề đặt ra là, có nên theo “tấm lòng nhân ái” khi nghe chuyện mà bỏ qua biểu tượng răn đe hết sức quyết liệt của cách kết thúc như trên hay không. Đó là trước cái ác tột cùng, một cái ác không điểm dừng, quyết truy đuổi, tiêu diệt đến cùng, cái ác ấy cũng cần bị cái thiện đáp trả xứng đáng. Tiêu diệt cả gốc lẫn rễ, làm cho cái ác phải ghê rợn để chúng không thể hồi sinh được.

4.Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện.

Mâu thuẫn và xung đột trong truyện này trước tiên là mâu thuẫn và xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ. Nguyên nhân của mâu thuẫn và xung đột chủ yếu chung quanh chuyện gia tài và những quyền lợi vật chất, tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày giữa các thành viên. Sau đó, ý nghĩa xã hội của truyện mới xuất hiện. Đó là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Tấm tiêu biểu cho nhũng người lương thiện còn mẹ con Cám tiêu biểu cho những kẻ bất lương. Và cuối cùng, cái thiện chiến thắng cái ác, ở hiền gặp lành.

III.LUYỆN TẬP

Những đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám:

-Cốt truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì: nhân vật Bụt, xương cá bống,- những lần biến hoá của Tấm.

-Về kết câu truyện có dạng: nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc. Đây là một trong những kiểu kết cấu khá phổ biến của loại truyện cổ tích thần kì.

-Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp.

-Kết thúc truyện có hậu mang tính nhân đạo và lạc quan.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận