Hướng dẫn phân tích Truyện cười: Tam đại con gà – Ngữ văn 10

Đang tải...

TAM ĐẠI CON GÀ

( Truyện cười)

I.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1.Ngay từ đầu câu chuyện, mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật chính đã được nói ra: học hành dốt nát nhưng trái đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Như thế, bản chất “dốt” của “thầy đồ” đã được khẳng định. Toàn bộ phần sau chứng minh cho điều này.

Tuy nhiên, giữa định đề và quá trình chứng minh có ít nhiều khác biệt. Ban đầu, truyện nêu ra một chân lí phổ biến “xấu hay làm tốt, dốt hay nối chữ” nhằm khẳng định thầy đồ này dốt nhưng lại hay khoe mình giỏi. Như thế, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là mâu thuẫn giữa dốt và khoe giỏi.

Đến khi thể hiện tính cách nhân vật “thầy đồ”, vấn đề có khác chút ít:

-Dốt tới mức chữ tối thiểu trong sách mà cũng không biết.

-Dốt nhưng lại cho mình là giỏi (sau khi khấn thổ công).

-Khi biết mình dốt thì che giấu và chống chế.

Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở phần này là mâu thuẫn giữa dốt và giấu dốt. Bản chất dốt càng che đậy thì càng bị lộ tẩy.

Đọc truyện thấy cái dốt của “thầy đồ” cứ mỗi lúc một lộ ra khi lâm vào tình huống khó nhưng thầy cố che giấu một cách phi lí. Song càng che giấu thì bản chất dốt càng lộ ra, cuối cùng phải tìm một lối thoát càng phi lí hơn chính từ đây tạo ra tiếng cười.

Đúng là có sự tăng tiến về mức độ phi lí trong miêu tả hành động và lời nói của nhân vật “thầy đồ”. Đây là thủ pháp nghệ thuật được tác giả dân gian sử dụng một cách độc đáo và đầy thú vị.

2.Ý nghĩa phê phán của truyện.

Đây là một truyện châm biếm. Truyện chủ yếu nhằm phê phán một tật xấu trong nội bộ nhân dân, đó là tật giấu dốt. Người dốt cần học hỏi, tự biết mình dốt để học hỏi là điều đáng khen. Đằng này, đã dốt lại cố tình che đậy cái dốt của mình bàng cách lấp liếm và chống chế. Đã vậy lại đi dạy trẻ nhỏ – thế hệ tưởng lai của đất nước.

Ở truyện này chỉ có mức độ phê phán nên tiếng cười bật ra vẫn còn mang tính sảng khoái. Thầy đồ chưa đến mức bị đả kích sâu cay.

II.LUYỆN TẬP

Gợi ý:

-Hành động của “thầy đồ”:

+ Dặn học trò đọc nho nhỏ (khe khẽ) do tính thận trọng.

+ Chưa yên tâm nên xin đài âm dương cũng do thận trọng.

+ Khi đã yên tâm, ngồi bệ vệ trên giường, đắc chí dặn học trò đọc thật to.

-Các lời nói của “thầy đồ” chứa đựng sự phi lí dẫn đến tiếng cười.

+ Dủ dỉ là con dù dì.

+ Dạy cho học trò biết đến tận tam đại con gà.

+ Dủ dì là chị con công, con công là ông con gà.

Tác giả dân gian dùng biện pháp tu tò tăng tiến trong việc miêu tả hành động và lời nói của nhân vật “thầy đồ”.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận