Hướng dẫn phân tích Tổng quan văn học Việt Nam – Ngữ văn 10

Đang tải...

TỐNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

Nền văn học Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử gồm hai bộ phận lớn phát triển song song với nhau và có ánh hương qua lại với nhau. Đó là:

a.Văn học dân gian (văn học bình dân hay văn học truyền miệng).

-Văn học viết (văn học thành văn).

-Văn học dân gian: là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.

-Văn học dân gian gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, vè, truyện thơ. chèo.

-Văn học dân gian ra đòi rât sớm, từ thời công xã nguyên thuý, con người chưa có chữ viết và cách cảm, cách nhìn còn hết sức ngây thơ và hồn nhiên.

b.Văn học viết: là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sảng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả.

-Chữ viết của văn học Việt Nam.

+ Văn học Việt Nam từ xưa đến nay cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

+ Văn học chữ Hán ra đời sớm hon cả, từ thế kỉ X. Văn học chữ Nôm ra đời khoảng thế ki XIII. Văn học chừ quốc ngữ ra đời khoảng đầu thế kỉ XX. Cả văn học chữ Nôm và văn học chữ quốc ngữ đều là văn học viết bằng tiếng Việt.

-Hệ thống thể loại của văn học viết:

+ Văn học chữ Hán có ba nhóm:

*Văn xuôi tự sự: truyện, kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi. 

*Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc.

*Văn biền ngẫu.

+ Văn học chữ Nôm có:

*Thơ: thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, kí (bút kí, tuỳ bút, phóng sự).

*Văn biền ngẫu.

+ Văn học chữ quốc ngữ:

*Tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, bút kí, tuỳ bút, phóng sự.

*Trữ tình: thơ và trường ca.

*Kịch: kịch nói.

2.Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hoá, xã hội cua đất’nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kì:

-Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. (văn học trung đại).

-Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm Ị945.

-Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

Hai giai đoạn sau có thể gọi chung lả văn học hiện đại vì tuy có một số điếm riêng biệt nhưng đều nằm trong một xu hướng phát triển chung của quá trình hiện đại hoá văn học.

a.Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)

Đây là thời đại văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Chữ Hán là chù’ viết của người Hán. Người Việt Nam đọc chữ Hán theo cách riêng gọi là cách độc Hán – Việt. Chữ Nôm là chữ viết cổ của người việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra.

-Chữ Hán là cầu nối để dân tộc ta tiếp nhận các học thuyết Nho. Phật, Lão. Nhiều quan niệm triết học, chính trị, đạo đức, thẩm mĩ trong văn học trung đại chịu ảnh hường của thuyết này.

-Thơ Thiền Lí – Trần, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi thuộc về bộ phận văn học chữ Hán. Các nhà thơ yêu nước và nhân đạo lớn thời trung đại như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát,.:, đều có sáng tác thơ chữ Hán.

-Văn học chữ Nôm phát triển mạnh từ thể kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở thế kỉ XVIII. Nhiều thành tựu quan trọng của văn học Việt Nam nằm trong văn học chữ Nôm. Có thế kể đến thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan…. truyện Nôm bác học. Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Truyện Kiều (Nguyễn Du), truyện Nôm bình dân: Tống Trân – Cúc Hoa. Phạm Tai – Ngọc Hoan các ngâm khúc như: Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) và các bài hát nói.

-Văn học hiện đại (văn học từ đầu thíkì XX đến hết thế kỉ XX)

-So với văn học trung đại, văn học hiện đại có một số điểm khác biệt lớn:

+ về tác gỉa đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp,lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.

+ về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn. Mối quan hệ qua lại giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.

+ về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói,… dần thay thế hệ thống thể loại cũ.

+ về thi pháp: lối viết hiện thực đề cao tính sáng tạo đề cao cá nhân được khẳng định thay thế lối viết ước lệ, sùng cổ phi ngã của văn học trung đại.

-Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một sự kiện lịch sử vĩ đại đã mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Từ đâv, một nền văn học mới ra đời và phát triển toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những thành tựu to lớn của giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay gắn liền với đưòng lối văn nghệ đúng đắn của Đảng và sự nghiệp lao động, chiến đấu của nhân dân.

-Thơ mới. tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, văn xuôi hiện thực phê phán rồi đến thơ kháng chiến chống Pháp, thơ, tiêu thuyết, truyện ngạn, bút kí trọng chiến tranh chống Mĩ là những hiện tượng lớn của văn học nước ta trong thế kỉ XX.

-Từ sau sự kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, đặc biệt với Công cuộc đổii mới từ năm 1986 trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, văn học hiện đại Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Hai mảng đề tài lớn của văn học hiện nay là: đề tài lịch sử, (đặc biệt là đề tài lịch sử chống Pháp, chống Mĩ) và đề tài cuộc sống và con người Việt Nam đương đại trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.Con ngưòi Việt Nam qua văn học

a.Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên

Với con người Việt Nam. thiên nhiên là người bạn thân thiết. Bởi vậy, tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.

Trong văn học dân gian đặc biệt là trong Ca dao dân gian thường có những hỉnh ảnh tươi đẹp của núi, sông, bãi lúa, nương dâu và cánh cò, vầng trăng và dòng suối, gió và mây, cây đa và bến nước.

Trong thơ ca trung đại, các hình tượng tùng, cúc, trúc, mai thường tượng trưng cho nhân cách cao thượng; ngư, tiều, canh, mục hay thể hiện cho lí tưởng ẩn dật thanh cao chẳng màng tí danh lợi của nhà nho.

Trong Văn học hiện đại, các hình tượng hương bưởi, hương chanh, sóng biển, mưa xuân… gắn với những kỉ niệm đẹp đẽ của tình yêu đôi lứa. Hình tượng thiên nhiên khống chỉ thể hiện tình yêu đôi lứa mà còn thể hiện tinh yêu đất nước, yêu cuộc sống.

b.Con ngưòi Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc

Trong quan hệ quốc gia, dân tộc con người Việt Nam đã hình thành hệ thống tư tưởng yêu nước và tư tưởng xã hội.

Tình yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn và căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương.

Trong văn học bác học (thôns trị. chính thốn«) tinh thần yêu nước thế hiện qua ý thức sâu sắc về đất nước, về dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cách mạng, gắn liền với sự nhiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Lòng yêu nước trong văn học Việt Nam đặc biệt còn thể hiện qua ý chí căm thù quân xâm lược và tinh thần dám hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Nhiều tác phẩm lớn viết liên từ kết tinh lòng yêu nước từ xưa đến nay như: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô dại cáo. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, nhiều tập thơ đi sử của các nhà nho. Nhiều tác giả văn học yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh. Tố Hữu,… đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng yêu nước hoàn chỉnh.

Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.

c.Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội

Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học Việt Nam. Nhân vật chứa nhiều tác phẩm văn học không chỉ là nạn nhân của xã hội (dân nghèo bị áp bức), một xã hội bất công mà còn là những con người biết đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, nhân phẩm, quyền sống. Ví dụ trong tác phẩm văn học, Kiều là nạn nhân song Từ-Hải là một người anh hùng chiến đấu cho chính nghĩa; chị Dậu, Chí Phèo là nạn nhân song nhiều nhân vật phụ nữ, nông dân, anh bộ đội của văn học chống Pháp, chống Mĩ lại tiêu biểu cho lí tưởng anh hùng cách mạng.

Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.

d.Con người Việt Nam và ý thức bản thân

Con người cộng đồng, chủ nghĩa khắc kỉ là mẫu hình lí tưỏng của nhà nho, song đến thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX trong văn học lại xuất hiện và đề cao con người có nét cá nhân, dám nói đến tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Nói chung, con người Việt Nam trong văn học cũng có thay đôi trong lịch sử. Xu hướng chung trong sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa, đấu tranh chổng chủ nghĩa khấc kỉ của các tôn giáo và đề cao quyền sống của con người, của cá nhân, nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan.

II.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1.Sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam

Lưu ý: Nền văn học Việt Nam chính thức được hình thành từ thế kỉ X. Trước thể kỉ X, nền văn học của người Việt Nam chủ yếu được ghi dấu bằng các tác phẩm văn học dân gian. Khi nền văn học viết được hình thành, vặn học dân gian của người Việt vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.

2.Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

Học sinh tham khảo phần I. 2.

3.Làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sác đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

Học sinh tham khao phần I.3

Kết luận: Bốn mối quan hệ đã nêu ở trên phản ánh bốn lĩnh vực hoạt động thực tiễn và nhận thức chủ yếu của con người Việt Nam. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử ,tâm lí, tư tưởng, hai nội dung yêu nước và nhân đạo đã trở thành hai nội dung nổi bật và có giá trị đặc biệt trong lịch sử phát triển nền văn học dân tộc của chúng ta.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận