Hướng dẫn phân tích tác phẩm Uy-Lít-Xơ trở về – Ngữ văn 10

Đang tải...

UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ

(Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Tóm tắt đoạn trích:

Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ “hồi quân” trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,.,. Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê huơng I-tác. về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, Vợ chàng không nhận ra. ểe trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội.

2.Đoạn trích là cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau hai mươi năm xa cách nhưng nó diễn ra không bình thường mà trở thành một cảnh nhận mặt. Trong cảnh ấy, các nhân vật đã thử thách lẫn nhau để tìm về hạnh phúc. Câu chuyện là bài ca về vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp. Nó nhắc nhở ta tình cảm gia đình bao giờ cũng rất cao quý, thiêng liêng.

II.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1.Cảnh này có thể chia thành hai đoạn: Đoạn một từ đầu đến “…người kém gan dạ” và đoạn hai là đoạn còn lại.

-Đoạn 1 : có các sự việc:

+ Nhũ mẫu ơ-ri-clê báo tin nhưng Pê-nê-Iốp không tin

+ Nhũ mẫu thề thốt đưa ra những chứng cứ Pê-nê-lốp vẫn không tin nhưng vẫn xuống dưới nhà “để xem xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng”.

+ Tê-lê-méc trách mẹ, Pê-lê-lốp trả lời và cho biết sẽ nhận ngườ đó là chồng nếu ông ta trả lời được bí mật về “những dấu hiệu riêng mà chỉ có hai người biết với nhau”.

+ Uy-lít-xơ lên tiếng cho rằng vợ chưa nhận ra mình vì vẻ ngoài rách rưới, bẩn thỉu.

-Đoạn 2: có các sự việc:

+ Uy-lít-xơ xuất hiện trong trang phục nghiêm chỉnh. Chi tiết chiếc giường xuất hiện nhưng Pê-nê-Iốp vẫn chưa chịu nhận đấy là chồng mình. Chi tiết xuất hiện lần thứ hai.

+ Uy-lít-xơ nói ra bí mật chiếc giường, lúc đó Pê-nê-lốp mới chịu thừa nhận người đang đối thoại với mình, đang đứng trước mặt mình chính là Uy-lít-xơ, là chồng mình.

2.Trong sử thi, nhân vật chính là nhũng anh hùng tráng sĩ tiêu biểu cho cả sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần; cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng. Ở đoạn trích này, nhân vật Uy-lít-xơ muôn vàn thông minh. Tuy chẳng xông pha trận mạc nhưng Uy-lít-xơ cũng đã vượt qua bao gian nan thử thách với tất cả lòng dũng cảm và sự thông minh, nhanh trí của mình.

Sau khi nghe Pê-nê-lốp nói với Tê-lê-mác, Uy-lít-xơ vẫn nhẫn nại mỉm cười nói vói con trai: “Tê-lê-mác, con! Đừng làm phiền mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy..đó còn là nói với chính Pê-nê-lốp Như vậy, khi nói những lời này, Uy-lít-xơ đã nhận ra ý định thử thách của Pê-nê-lốp và mặc dù chưa biết sự thử thách đó là gì nhưng chàng vẫn sẵn sàng chấp nhận. Có thể nói, Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ đã ngầm đối thoại với nhau. Cái “mỉm cười” của Uy-lít-xơ cho thấy chàng là người hết sức bản lĩnh, biết kìm chế tình cảm để có được sự sáng suốt, chín chắn. Đó là cái “mỉm cười” của người hiểu rõ khả năng của mình, tin vào mình, cũng là cái cười thấu hiểu và độ lượng đối với vợ và con trai mình. Uy-lít-xơ muôn vàn thông minh đã thể hiện rõ chính mình trong cuộc thử thách giữa hai vợ chồng để được tái hợp với nhau sau hai mươi năm xa cách. Ấn tượng nhất trong đoạn trích là chi tiết chiếc giường. Chính người anh hùng có trí tuệ sắc sảo này đã gợi đến việc kê giường để rồi sau đó đã đưa ra bằng chứng đầy thuyết phục làm cho vợ mình không còn có thể nghi ngờ đó không phải là chồng mình.

3.Pê-nê-lốp “lòng vẫn rất đỗi phân vân”’ vì nếu vị hành khất là chồng nàng thực thì tại sao trong lần gặp trước lại không nói ra. Hơn nữa, nếu Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn (điều tối kị của người Hi Lạp).

Pê-nê-lốp có nhiều phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là trí tuệ sắc sảo, sự bình tĩnh tự tin và luôn thận trọng trong mọi tình huống. Khi nàng nhấn mạnh “cha và mẹ… không ai biết hêt” chính là lúc nàng cố ý tạo ra một hoàn cảnh thử thách đối với Uy-lít-xơ. Nó là gợi ý về dấu hiệu nhận ra nhau của vợ chồng nàng. Câu nói ấy vừa thể hiện sự thận trọng, vừa thể hiện sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp.

Thực ra Pê-nê-lôp không phải là người “bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá”, có “‘một trái tim sắt đá hơn ai hết’”. Hai mươi năm phải làm chủ gia đình, lại phải đối diện vói bao thử thách, nàng đã phải tạo cho mình cái vỏ bọc cứng rắn. Có như vậy nàng mới chờ được đến ngày người chồng trở về để được ùa vào lòng chàng mà bặt lên bao nhiêu cảm xúc dồn nén mấy chục năm.

Pê-nê-lôp phải dừng đên cách thử bí mật của chiếc giường trong “màn” nhận mặt chồng vì bí mật ấy giúp giải toả được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lôp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng, cha con.

Qua hành động của Pê-nê-lôp (một sự cẩn trọng gần như thái quá) chúng ta có thể thấy được tính chất phức tạp của thời đại – nơi mà những hiểm nguy luôn rình rập, đe doạ con người.

4.Cách kể của Hô-me-rơ qua màn gặp mặt là một lối kể mang đậm phong cách kể chuyện của sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ và trang trọng. Lối kể ấy làm các sự việc như được kéo dài ra, dền dứ và hồi hộp hơn. Sử thi thường được kể (diễn xướng) trong những khoảng thời gian dài vì thế, phong cách kể ấy làm cho những đêm nghe kể sử thi hứng khởi và hấp dẫn hơn.

Phẩm chất của các nhân vật thường được nhà văn miêu tả qua đối thoại những đối thoại đầy trí tuệ, có chiều sâu và thường đa nghĩa. Bên cạnh đó, biện pháp phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng nên hình tượng các nhân vật trong đoạn trích này.

Trong khổ cuối “Dịu hiền… buông rời” , Hô-me-rơ đã sử dụng biện pháp so sánh mở rộng, kiểu câu tầng bậc và lối lặp đi lặp lại các định ngữ chỉ phẩm chất của nhân vật. Các biện pháp nghệ thuật ấy đã cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất đặc biệt là niềm vui mừng khôn xiết của pê-nê-lốp khi nhận ra người chồng yêu quý cùa mình.

Để khắc hoạ nổi bật hình tượng nhân vật, Hô-me-rơ đã sử dụng một nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc. Trong đoạn trích, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sử thi được thể hiện rất rõ trong đoạn từ “Nói xong, nàng bước xuống lầu” cho đến “dưới bộ quần áo rách mướp”.Nếu như trong tiểu thuyết hiện đại tâm lí nhân vật thường được diễn tả trực tiếp, với cái nhìn từ bên trong thì ở đây. bút pháp sử thi lại diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cách ứng xử, thái độ từ những biểu hiện bên ngoài, với cái nhìn từ bên ngoài. Tâm trạng phân vân, đầy nghi hoặc của Pê-nê-lốp được diễn tả bằng những chi tiết như:

-… nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần, ôm lay đầu, cầm lay tay người mà hôn?

-Khi vào đến nhà, bước qua ngưỡng cửa bằng đá, nàng đến ngồi trước mặt Uy-lít-Xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện… 

-… nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sổt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp.

II.LUYỆN TẬP

1.Dựa theo đoạn trích, có thể tự biểu diễn cảnh Uy-lít-xơ trở về. Để tổ chức được một buổi biểu diễn, mỗi lớp cần chọn ra một số bạn có năng khiếu kịch, tổ chức phân vai, học lời thoại… Để tập luyện và biểu diễn được dễ dàng cần có sự cố vấn của thầy cô, cũng cần rút bớtt những phần rườm rà trong lời thoại, có như vậy, mục đích của buổi biểu diễn mới thành công.

2.Thử nhập vai Uy-lít-xơ để kể lại câu chuyện.

Chú ý: Khi nhập vai Uy-lít-xơ, phải thay đổi các từ ngữ xung hô, thay một số lời thoại trực tiếp của Uy-Ịít-xơ thành lời kể gián tiếp của mình (trong vai nhân vật).

Tham khảo bài viết dưới đây:

Sau khi tiêu diệt hết bọn cầu hôn và cùng với con trai Tê-lê-mác yêu quý trùng phạt lũ đầy tớ vong ân phản chủ, ta hồi hộp đợi mong thời khắc Pê-nê-lốp nhận mình. Thế nhưng hôm ấy, sau khi đã ngồi đợi rất lâu, ta mới thấy nàng yên lặng bước vào. Nàng ngồi đối diện với ta nhưng lặng thinh không nói. Có lúc, ta thấy nàng đăm đăm âu yếm nhìn ta nhưng có lúc lại thấy nàng thờ ơ lạnh nhạt. Trong lúc đang băn khoăn quá đỗi thì Tê-lê-mác lên lời. Ta chờ đợi sự phản ứng của nàng sau những lời con trai trách mẹ nhưng nàng vẫn không vồ vập. Nàng khẳng định với con trai nếu đúng là chồng nàng thật thì hắn sẽ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Nghe nàng nói vậy, ta đã hiểu nàng muốn nói điều gì. Ta bèn vừa an ủi vừa nhắc nhở con trai Tê-lê-mác hãy đề phòng sự trả thù của bọn cầu hôn, nhắc nhở mọi người mặc quần áo đẹp ca múa làm người ngoài lầm tưởng trong nhà đang làm lễ cưới, rồi ta cũng đi tắm. Ta trở về chỗ cũ ngồi đối diện với Pê-nê-lốp trên chiếc ghế bành rồi nhắc nhũ mẫu Ơ-ri-clê chuẩn bị kê riêng cho mình một chiếc giường để ngủ. Không ngờ ngay lúc ấy, người cũng bạo dạn nói với u già: Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ đã kê nó ngày xưa. Nghe Pê-nê-lốp nói vậy, ta bỗng giật mình bởi ta nghĩ rằng bí mật về chiếc giưòng xưa không còn nữa. Buột miệng ta đã nhắc lại tất cả bí mật về quá trình chế tác chiếc giường. Nhưng vừa mới nói dứt lời song bỗng dưng ta thấy Pê-nê-lốp chạy đến ôm chầm lấy cổ ta và nói bao lời yêu thương nghẹn ngào trong nước mắt. Lúc ấy, ta mới chợt hiểu ra sự thông minh và sắc sảo của vợ mình. Ta ôm chặt lấy nàng, người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời thuỷ chung sau bao nhiêu năm xa cách.

IV.MỞ RỘNG KIẾN THỨC

Có thể so sánh giữa cách miêu tả tâm lí nhân vật giữa sử thi Đăm Săn của Việt Nam và sử thi cổ điển Ô-đi-xê của Hi Lạp qua hai đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về để thấy được sự giống nhau và khác nhau về bút pháp sử thi giữa hai tác phẩm, hai truyền thống văn học, qua đó nắm được những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp sử thi:

-Giống nhau:

+ Dùng cái bên ngoài hay trực tiếp diễn tả từ bên trong tâm lí nhân vật?

+ Có sử dụng lối miêu tả cụ thể, tỉ mi, chi tiết không? Những đặc điểm miêu tả được lí tưởng hoá như thế nào?

-Khác nhau:

+ Những chi tiết dùng để diễn tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Đăm Săn có gì khác so với những chi tiết dùng để diên tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Ô-đi-xêl

+ Chất dân gian trong sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ ở trích đoạn Đăm Săn khác như thế nào cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ trau chuốt, trang trọng, cao nhã trong trích đoạn Ô-đi-xê?

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận