Hướng dẫn phân tích tác phẩm Thơ Hai-cư của Ba-Sô – Ngữ văn 10

Đang tải...

ĐỌC THÊM:

THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ

Ma-su-ô Ba-sô

I.HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1.Bài 1: Là nỗi cảm hoài về Ê-đô (Tô-ki-ô ngày nay). Đã mười mùa sương xa quê, mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở Ê-đô. Có một lần quay về quê cha đất tổ ông lại không thể nào quên được Ê-đô. Tình yêu quê hương đất nước đã hoà vào một.

Bài 2: Ki-ô-tô là nơi Ba-sô sống thời trẻ sau đó ông lại chuyển đến Ê-đô. Hai mươi năm sau đó trở lại Ki-ô-tô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ông làm bài thơ này. Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên, loài chim báo hiệu mùa hè, tiếng khắc khoải gọi lại kỉ niệm một thời tuổi trẻ. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui, mơ hồ về một thời xa xăm.

2.Bài 3: Một mớ tóc bạc di vật còn lại của mẹ, cầm trên tay mà Ba-sô rung rưng dòng lệ. Nỗi lòng thương cảm, xót xa khi mẹ không còn. Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ gọi ra nỗi trống trải bởi công sinh thành dưỡng dục chưa được báo đền.

Bài 4: Nỗi buồn nhân thế. Bố mẹ đẻ con ra mà không nuôi được vì nghèo đói mà mang bỏ con vào rừng sâu. Sự thực ấy đi vào thơ gợi lên biết bao nỗi buồn tê tái. Tiếng vượn hú không phải rùng rợn mà não nề cả gan ruột, không còn là nỗi buồn mà là nỗi đau nhân thế —> gửi vào gió mùa thu tái tê —> Giá trị thơ Ba-sô tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo.

3.Bài 5: Hình ảnh chú khỉ đơn độc gợi lên hình ảnh những người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro trong mưa lạnh. Bài thơ thể hiện lòng từ bi với những sinh vật nhỏ bé tội nghiệp, cũng là lòng yêu thương đối với những người nghèo khổ.—> Giá trị nhân đạo thiết thực.

4.Bài 6: Bài thơ này miêu tả cảnh mùa Xuân. Quanh hồ Bi-wa có trồng rất nhiều hoa anh đào. Mỗi khi gió thổi, cánh hoa anh đào lại rụng lả tả như mây. Cánh hoa hồng nhạt, mong manh rụng xuống mặt hồ cho mặt hồ gợn sóng. Cảnh tượng ấy thể hiện sự tương giao của các vật trong vũ trụ. Triết lí sâu xa nhưng lại được thể hiện bằng những hình tượng giản dị, nhẹ nhàng. Đó chính là cảm xúc thẩm mĩ của bài thơ.

Bài 7: Bài thơ ra đời trong một lần Ba-sô leo lên núi đá để thăm chính điện chùa Riu-sa-ku-ji. Tiếng ve là thanh, đá là vật. Nhưng trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, khi tất cả đều im ắng hết lại có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, như thấm vào đá. Liên hệ đó độc đáo, kì lạ mà không hề khoa trương.

5.Bài 8: Bài thơ này viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận.

Nhưng cả cuộc đời Ba-sô là cuộc đời lang thang phiêu bồng, lãng du. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi – đi bằng linh hồn minh. Và ta lại như thấy hồn Ba-sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu.

6.Quý ngữ và cảm xúc thẩm mĩ về cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền trong các bài 6, 7, 8.

Bài 6: Hoa đào – mùa xuân.

Bài 7: Tiếng ve – mùa hè.

Bài 8: Cánh đồng hoang vu (cánh đồng khô) – mùa đông.

Thơ hai-cư, nhất là thơ hai-cư của Ba-sô có những nét thẩm mĩ độc đáo riêng biệt thật cao, và rất tinh tế, đề cao cái vắng lặng (Sa bi), đơn sơ (wabi), u huyền (yugen):

-Lả tả.

-Gợn sóng.

-Vắng lặng.

-Lãng du, phiêu bạt, hoang vu.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY MỘT SỐ VẤN ĐỀ – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận