Hướng dẫn phân tích Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)

Đang tải...

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

(Tiếp theo)

LUYỆN TẬP

1.Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

a.Đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

-Tính cụ thể: “Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà..” (phân thân đối thoại); thời gian: đêm khuya, không gian: rừng núi.

-Tính cảm xúc: thể hiện ở giọng điệu thân mật, những câu nghi vấn, cảm thán “Nghĩ gì đấy Th. ơi?, Đáng trách quá Th. ơi”, những từ ngữ viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm từ.

-Tính cá thể: Nét cá thể trong ngôn ngữ của nhật kí là ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú “nằm thao thức không ngủ được, Th. ơi?, thấy…”.

b.Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.

-Trong hai câu ca dao, dấu ấn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở:

-Từ xưng hô: mình – ta, cô – anh.

-Ngôn ngữ đối thoại:… có nhớ ta chăng, hỡi cô…

-Lời nói hằng ngày: Mình về – Ta về, Lại đây đập đất trồng cà với anh.

Khi chuyển lời nói hằng ngày vào thơ lục bát thì phải biết cách ngắt nhịp, ngắt dòng, gieo vần và hài hoà thanh điệu.

3.Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mô phỏng hình thức đối thoại có hô – đáp, có luân phiên lượt lời, nhung lời nói được xếp đặt theo kiểu:

-Có đối thoại: Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục.

-Có điệp từ, điệp ngữ: Ai chăn ngựa hãy đi…, Ai giữ voi hãy đi…, Ai giữ trâu hãy đi,,..

-Có nhịp điệu theo câu hay theo ngữ đoạn.

 

XEM THÊM HƯỚNG DẪN TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận