Hướng dẫn phân tích Khái quát văn học dân gian Việt Nam – Ngữ văn 10

Đang tải...

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

I.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1.Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

Có 3 đặc trưng:

a.Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

-Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

-Văn học dân gian tồn tại và phát triền nhờ truyền miệng.

+ Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phố biến bằng lời nói hoặc trích dẫn cho người khác nghe xem. Văn học dân gian khi phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan của người truyền tụng nên thường có sáng tạo thêm.

+ Có hai phương cách truyền miệng: Truyền miệng theo không gian là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này đến nơi khác và truyền miệng theo thời gian là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này sang đời khác, từ thời đại này qua thời đại khác.

+ Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian. Tham gia diễn xướng ít là một hai người nhiều là cả một tập thể trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Các hình thức diễn xướng là: nói, kè, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian.

b.Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)

-Tập thể có thể là một nhóm người mà cũng có thể là một cộng đồng dân cư. Nếu chỉ một nhóm người, một tập thể nhỏ thì người ta có thể chỉ rõ ra được tên từng thành viên, kể cả nơi cư trú cũng như hoàn cảnh riêng của họ.

-Vậy tại sao tên của từng người ấy lại không đọng lại trong kí ức dân gian? Phải hiểu là không phải tất cả các cá nhân cùng một lúc tham gia sáng tác mà mỗi cá nhân lại tham gia ở những thời điểm khác nhau. Do truyền miệng nên lâu ngày, không ai nhớ được và không nhất thiết cần nhớ ai là tác giả. Vì vậy, tác phẩm văn học dân gian trở thành tài sản chung, bất kì ai cũng có thể tự bổ sung ạ, sửa chữa. Nhờ đó mà tác phẩm hay hơn, được bổ sung đầy đủ, phong phú hơn.

-Tập thể là tất cả mọi người, bất kì ai cũng có thể tham gia sáng tác. Trong các thời đại trước đây, vì người lao động không có “phương tiện sản xuất tinh thần’’ nên họ sáng tác văn học dân gian và xem đó là cách thức duy nhất đế thỏa mãn nhu cầu thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật của riêng mình. Vì vậy nhân dân lao động là lực lượng chính tạo ra văn học dân gian của mỗi dân tộc.

c.Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng

-Văn học dân gian đóng vai trò phối hợp hoạt động theo chính nhịp điệu của hoạt động đó.

-Văn học dân gian tạo không khí đế kích thích hoạt đông, gợi cảm hứng cho người trong cuộc.

Bất kì hoạt động nào cũng cần có ảnh hưởng. Văn học dân gian luôn tạo được niềm say mê cho người trong cuộc, vì thế đáp ứng vai trò quan trọng là tạo ra hiệu quả của hoạt động.

2.Các thể loại của văn học dân gian, định nghĩa, và nêu ví dụ theo từng thể loại.

a.Thần thoại: tác phẩm tự sự dân gian thường kê về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hoá của con người thời cổ đại.

Ví dụ: Thần Trụ Trời, Cóc kiện trời, Quả bầu mẹ….

b.Sử thi: tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Ví dụ: Trường ca Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước, Xinh Nhã…

c. Truyền thuyết: tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo XII hướng lí tưởng hoá. qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truvền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

Ví dụ: Thánh Gióng, Mị Châu – Trọng Thủy, Bánh chưng bánh giầy, Con Rồng cháu Tiên,…

d.Truyện cổ tích: tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

Ví dụ: Tấm Cám. Sự tích dưa hấu, Cây khế, cây tre trăm đốt,…

e.Truyện cười: tác phẩm dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.

Ví dụ: Thà chết còn hơn; Lợn cưới, áo mới,…

g.Truyện ngụ ngôn: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

Ví dụ: Đeo nhạc cho mèo, Thầy bói xem voi,…

h.Tục ngữ; câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực hiện, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân.

Ví dụ: – Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

-Ai biết ngứa đâu mà gãi.

-Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.

i. Câu đố: bài văn vần hoặc câu nói thượng có vần, mô tả vật đố bằng ẩn dụ hoặc nhũng hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và Cung cấp những tri thức về đời sống.

Ví dụ:

Ăn trước mà lại ăn thừa

Mỗi ngày hai bữa sớm, trưa nhọc nhằn.

(cái bát)

Anh đúng bên ni sông

Em đứng bên tê sông

Đuổi nhau kì cùng

Chẳng bắt được nhau.

(hai tai cối xay lúa)

k.Ca dao: tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

Ví dụ:

Trời mưa trời gió đùng đùng

Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu.

Đem về trồng bí trồng bầu

Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trong cà.

l. Vè: tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự. Ví dụ: về loài vật, cây trái, sự vật, về lịch sử, về thế sự: Vè chim chóc. Vè trái cây. Vè cá, Vè rau, Vè các thứ lúa, Vè rắn u Minh, Vè nói ngược, Vè nói láo,…

Ví dụ:

Vè nói ngược

… Bao giờ cho đến tháng ba

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng

Hùm nằm cho lợn liếm lông.

Một chục quà hồng nuốt lão tám mươi

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười

Con gà, nậm rượu nuôi người lao đao

Lươn nằm cho trúm bò vào

Một đàn cào cào đuôi bắt cá rô…

m. Truyện thơ: tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.

Ví dụ: Bích câu kì ngộ, Phạm Công – Cúc Hoa,…

Ngoài Chèo: tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.

Ví dụ: Quan Âm Thị Kính,…

Ngoài chèo, sân khấu dân gian còn có những hình thức khác như: tuồng dân gian, múa rối, các trò diên mang tích truyện.

3.Nội dung các giá trị của văn học dân gian,

a.Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kho tàng văn học dân gian riêng vì thế, vốn tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú và đa dạng. Cũng bởi thế nên văn học dân gian là kho tri thức vô củng phong phú về đời sống các dân tộc.

b.Vặn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.

Văn học dân gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan. Đó là tình yêu thương đối với đồng loại, là tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ và giải phóng con người khỏi những cảnh bất công, là niềm tin bất diệt vào chiến thắng cuối cùng của chính nghĩa, của cái thiện.

Văn học dân gian góp phần hình thành nhũng phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung, vị tha, tính cần kiệm, suy nghĩ thực tiễn,…

c.Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian và khi đến với chúng ta, đã trở thành những viên ngọc sáng. Nhiều tác phẩm đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật để cho chúng ta học tập. Những truyện kể dân gian làm cho “từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu” (tựa sách Lĩnh Nam chích quái). Những lời ca, tiếng hát ân tình ngày xưa vẫn còn làm say đắm lòng người hôm nay và cả mai sau.

Lim ý: Ta có thể rút ra sự tương đồng và khác biệt giữa các thể loại văn học dân gian:

Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng. Điều đáng chú ý là ngay trong hệ thống thể loại văn học dân gian của tùng dân tộc lại có thể tìm thấy những điểm tưong đồng và khác biệt.

-Sự tương đồng: Các thể loại văn học dân gian giống nhau ở cách thức sáng tạo (là những sáng tạo tập thể) và ở phương thức lan truyền (truyền miệng).Về cơ bản các tác phẩm văn học dân gian ở các thể loại khác nhau đều quan tâm phản ánh nhũng nội dung liên quan đến đời sống, tâm tư, tình cảm của cộng đồng (chủ yếu là của tầng lớp bình dân trong xã hội.)

-Sự khác biệt: Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học dân gian lại có một mảng đề tài và một cách thức thể hiện nghệ thuật riêng (Ví dự. Ca dao quan tâm đến đời sống tâm hồn của con người và thể hiện nó bằng bút pháp trữ tình ngọt ngào, lãng mạn,… trong khi đó thần thoại lại giải thích quá trình hình thành thế giới, giải thích các hiện tưọng tự nhiên,… bằng hình ảnh các thần. Sử thi lại khác, chủ yếu quan tâm phản ánh những sự kiện lớn lao có tính quyết định tới số phận của cộng đồng. Sử thi thể hiện nội dung bằng nghệ thuật miêu tả với những hình ảnh hoành tráng và dữ dội,…). Sự khác nhau của các thể loại văn học dân gian cho thấy sự đa dạng về nghệ thuật. Đồng thời, nó cũng cho thấy khả năng chiếm lĩnh phong phú hiện thực cuộc sống của nhân dân ta.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ-NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận