Hướng dẫn phân tích Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ – Ngữ văn 10

Đang tải...

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.Hoạt động giao tiếp là gì?

Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng cũng có khi tồn tại ở dạng viết. Giao tiếp cũng có thể tiến hành bàng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác nhau: cử chỉ, điệu bộ. hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (được gọi là các hành vi ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ,… để tổ chức xã hội hoạt động.

2.Các quá trình của hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:

-Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.

-Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.

Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.

3.Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp

Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động giao tiếp lại vừa chi phối tới hoạt động giao tiếp. Các nhân tố đó là:

a.Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết nói vói ai. viết cho ai?

b.Hoàn cảnh giao tiếp: Nói. viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?

c.Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì về cái gì?

d.Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm ai, nhằm mục đích gì?

e.Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào. bằng phương tiện gì?

II.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1.Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

a.Hoạt động giao tiếp trong văn bản trên được diễn ra giữa vua Trần Nhân Tông và các bô lão. Một bên là vua. người lãnh đạo tối cao, một bên là các bô lão đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Vì thế giao tiếp của hai bên dĩ nhiên là khác nhau do đó, ngôn ngữ gịao tiếp cũng sẽ không thể giống nhau được: .các từ xưng hô: bệ các từ thể hiện thái độ: xin, thưa: các câu nói tịnh lược chủ ngữ trong giao tiếp trực tiếp cho thấy rõ điều này.

b.Trong hoạt động giao tiếp, khi người nói (viết) sản sinh văn bản nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của bản thản thì người nghe (đọc) tiến hành các hoạt động nghe (đọc) nhằm giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó. Như thế hoạt động giao tiếp có hai quá trình: sản sinh (còn gọi là tạo lập) và lĩnh hội văn bản.

c.Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt là đất nước có giặc ngoại xâm hung hãn đang rình rập, đe dọa. Quân và dân nhà Trần đang chung sức một lòng bàn bạc tìm phương cách ứng phó. Địa điểm giao tiếp cụ thể là điện Diên Hồng. Nói rộng hơn, hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh đất nước ta đang ở vào thời đại phong kiến, với mọi luật lệ phong tục của thời đại ấy.

d.Nội dung giao tiếp: Bàn bạc về tình hình đất nước đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Giặc ngoại xâm đe doạ và thảo luận phương cách ứng phó hữu hiệu. Nhà vua thông báo tình hình đất nước và hỏi ý kiến các bô lão nên hoà hay nên đánh. Các bô lão đều thể hiện quyết tâm đánh giặc. Họ đều đồng thanh nhất trí là “chiến ” (đánh).

e.Mục đích giao tiếp: Thảo luận để định ra sách lược thống nhất đối phó với giặc ngoại xâm. Cuộc giao tiếp đã kết thúc với một sự thống nhất hành động: “đánh” nghĩa là mục đích đã đạt được.

2.Văn bản Tổng quan văn học Việt Nam

a.Nhân vật giao tiếp trong trường họp này là người viết, là tác giả và người đọc là học sinh lớp 10. Tác giả lớn tuổi hơn người đọc và có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy môn Văn học Việt Nam, còn người đọc trẻ tuổi hơn tác giả. có vốn sống và trình độ học thức là không bằng tác giả.

b.Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản trên được diễn tả trong hoàn cảnh của nền giáo dục nước nhà, trong nhà trường phổ thông (hoàn cảnh có tính quy thức).

c.Nội dung giao tiếp gồm các vấn đề:

-Các bộ phận làm nên văn học Việt Nam.

-Các thời đại lớn của văn học Việt Nam.

-Con người Việt Nam qua văn học.

d.Mục đích giao tiếp: Thông qua văn bản nói trên, tác giả trình bày những nét lớn, cơ bản về văn học Việt Nam cho học sinh lớp 10.

Từ văn bản trên thông qua việc đọc và học. Học sinh sẽ tiếp nhận và lĩnh hội những nội dung cơ bản nói trên đồng thời có thể rèn luyện, nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng, tạo lập một văn bản.

e.Phương tiện và cách thức giao tiếp:

-Ngưòi viết đã sử dụng trong văn bản một số lượng lớn các thuật ngữ văn học.

-Văn bản trên là một văn bản khoa học, đa phần câu văn có cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc và chặt chẽ.

-Văn bản có kết cấu khoa học rõ ràng, mạch lạc, có hệ thống đề mục lớn nhỏ, có hệ thống luận điểm, sử dụng các chữ số hoặc chữ cái để đánh dấu các đề mục.

-XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ  (TIẾP THEO) – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận