Hướng dẫn lập dàn ý bài văn thuyết minh – Ngữ văn 10

Đang tải...

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

I.DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

1.Bố cục một bài văn

a.Mở bài:

Giới thiệu sự vật, sự việc, con người, vấn đề.. được đề cập ở đề bài.

b.Thân bài:

Nội dung chính của bài văn.

c.Kết bài:

Nêu suy nghĩ, hành động của người viết.

2.Bố cục của bài văn thuyết minh

-Bố cục ba phần của một bài làm văn phù hợp với bố cục của bài văn thuyết minh.

-Vì văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn. (Người viết cũng cần giới thiệu, trình bày rõ các nội dung thuyết minh, có lúc cần miêu tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc,…)

3.So sánh mở bài và kết bài của văn bản thuyết minh với bài văn tự sự

a.Giống nhau:

-Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần tự sự hoặc đối tượng cần thuyết minh.

-Kết bài: Kết thúc câu chuyện hoặc kết thúc việc giới thiệu, trình bày đối tượng thuyết minh.

b.Khác nhau:

-Kết bài của văn bản tự sự: Chỉ cần nêu cảm nghĩ của người viết.

-Kết bài của văn bản thuyết minh: Trở lại đối tượng cần thuyết minh, lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.

4.Trình tự sắp xếp ý ở thân bài

-Thời gian: xưa + nay.

-Không gian: xa -> gần; ngoài -> trong; dưới -> trên,… hoặc ngược lại.

-Nhận thức: dễ thấy -> khó thấy; quen -> lạ.

-Trình tự chứng minh: phản bác -> chứng minh.

II.LUYỆN TẬP

1.Giới thiệu một tác giả văn học

-Xác định đề tài: Một nhà văn, nhà thơ: Thi hào Nguyễn Du.

-Lập dàn ý:

a.Mở bài:

*Yêu cầu:

-Dẫn dắt vào đề để giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Giới thiệu chung về Nguyễn Du.

-Để người đọc nhận ra được kiểu văn bản của bài làm, cần giới thiệu theo cách: Giới thiệu bằng những tri thức khách quan về đối tượng thuyết minh (không bộc lộ những suy nghĩ chủ quan như: …để lại cho tôi một ấn tượng khó quên).

-Để thu hút sự chú ý của người đọc đối với đối tượng: Dẫn dắt vào đề và giới thiệu sao cho người đọc thấy được đó là một tác giả rất cần được tìm hiểu và cần biết rõ.

(Giới thiệu cho người đọc thấy được: Nguyễn Du là một tác giả lớn trong văn học Việt Nam trung đại nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Lí giải vì sao UNESCO công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hoá thế giới).

*Định hướng:

-Giới thiệu vị trí của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam trung đại nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung.

-Giới thiệu về mối liên hệ giữa cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông.

b.Thân bài:

*Tìm ý, chọn ý:

-Giới thiệu về tiểu sử, thân thế và cuộc đời của Nguyễn Du.

-Giới thiệu về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du: các sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, a;iá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, tác phấm đỉnh cao,…

*Sắp xếp ý:

-Giới thiệu về tiểu sử, thân thế và cuộc đời Nguyễn Du:

+ Tên hiệu, tên chữ, năm sinh, năm mất,…

+ Quê hương.

+ Thân thế gia đình.

+ Thời đại.

+ Các giai đoạn chính trong cuộc đời,…

-Giới thiệu về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du:

+ Những tác phẩm tiêu biểu (chữ Hán, chữ Nôm).

+ Giá trị nội dung các sáng tác.

+ Giá trị nghệ thuật các sáng tác,…

c.Kết bài:

-Ảnh hưởng từ cuộc đời, tấm lòng nhân hậu của Nguyễn Du đối với đương thời và hậu thế.

-Sức sống lâu bền của các sáng tác của Nguyễn Du.

2.Lập dàn ý thuyết mình một tấm gương học tốt

Yêu cầu cách làm:

-Chọn tấm gương có thực, thuyết phục ở trong lớp hoặc trong trường bạn, hoặc một người bạn biết.

-Giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ, thành tích học tập của bạn.

-Giới thiệu quá trình và phương pháp học tập của bạn.

-Giới thiệu những bài học kinh nghiệm từ tấm gương của bạn.

Bài viết tham khảo:

Kết thúc năm học 2009 – 2010 rất nhiều học sinh của đơn vị trường trung học phổ thông Bình Tân, xã Bình Tân được tuyên dương, khen thưởng do đạt thành tích tốt trong học tập, trong đó Trần Ngọc Trân học sinh lớp 10 là một trong những học sinh tiêu biểu của phong trào “vượt khó học tốt”.

Ngọc Trân sinh năm 1995 hiện ngụ tại ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, hoàn cảnh gia đình rất neo đon lại khó khăn về kinh tế, mẹ phải bươn chải làm ăn xa, cha không nghề nghiệp ổn định, em cùng người anh trai sống với bà nội tuổi gần 90. Ngay từ những ngày thơ ấu, hai anh em đã tập làm quen với cuộc sống tự lập, ngoài việc đùm bọc, bảo ban nhau trong học tập, sinh hoạt, cả hai còn là người cháu hiếu thảo luôn ân cần chăm sóc người bà đã già yếu. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn mọi thứ 11 nhưng Ngọc Trân vẫn rất chăm học và đạt nhiều thành tích, 10 năm liền đi học, từ lớp 1 đến 10, em luôn đạt danh hiệu “học sinh giỏi”. Chẳng những học giỏi, Ngọc Trân còn là một cán bộ xuất sắc của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tích cực tham gia sinh hoạt và đạt nhiều thành tích trong các phong trào của Liên đội nhà trường, sống ở một xã vùng ven của huyện Gò Công Tây, điều kiện sinh hoạt khó khăn nhưng Ngọc Trân vẫn xuất sắc đạt giải nhì trong hội thi Chỉ huy Đội giỏi. Ngoài thành tích trong học tập và sinh hoạt Đội, em còn là học sinh có nhiều năng khiếu khi tham gia các phong trào. Ngoài ra, em còn tỏ ra có năng khiếu kể chuyện, năm học 2008 – 2009 em đã đạt giải ba khi tham dự hội thi “Kể chuyện đạo đức Bác Hồ”, năm học 2009 – 2010 trong hội thi kể chuyện văn học, em đã đạt giải nhì cấp trường và cấp huyện. Vừa qua, khi tham gia Hội thi “Kể chuyện sách hè” do Phòng văn hoá thông tin huyện Gò Công Tây tổ chức em đã xuất sắc đạt hai giải nhì trong phần “thi kể chuyện” và “giới thiệu sách”. Trong các sinh hoạt của nhà trường, của lớp Trân còn thể hiện năng khiếu của một MC, hầu như các hoạt động do lớp hoặc Liên đội tổ chức đều do em đảm nhận vói vai trò người dẫn chương trình và em luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công. Truờng THPT Bình Tân có truyền thống cuối mỗi năm học đều tổ chức “Hội thi Nguyễn Hữu Huân”, đây là hội thi đặc biệt chỉ dành cho các học sinh xếp loại giỏi của trường để chọn ra người thủ khoa. Năm học 2009 – 2010, Trần Ngọc Trân đã xuất sắc vượt qua 33 thí sinh của toàn khối 10 để đạt danh hiệu ấy, thành tích thật đáng khâm phục.

Năm học mới 2010 – 2011 sắp bắt đầu, Ngọc Trân chuẩn bị vào lớp 11, một chân trời mới đang mở ra với em và các bạn, những mục tiêu mới được xác định trên con đường chiếm lĩnh tri thức, có thể các em sẽ gặp không ít thử thách, khó khăn nhưng chắc chắn, Trần Ngọc Trân sẽ luôn xứng đáng là tấm gương “vượt khó học tốt” để các bạn noi theo.

(Sưu tầm)

3 và 4. Học sinh tự lập dàn ý.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH  – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận