Hướng dẫn làm bài tập cảm thụ thơ, văn (tiếp) – Ngữ Văn lớp 7 nâng cao

Đang tải...

Ngữ Văn 7 nâng cao

HƯỚNG DẪN GIẢI LÀM BÀI VĂN CẢM THỤ THƠ, VĂN

(tiếp)

Giải bài tập 14.

a) C

b) D

c) Bố cục của đoạn thơ trích : 3 đoạn

– Đoạn 1 (Năm câu đầu) : Bộ đội đảo Sinh Tồn chờ mưa.

– Đoạn 2 (Từ câu 6 đến hết câu 19) : Khát khao mưa đến cháy bỏng của bộ đội trên đảo.

– Đoạn 3 (Còn lại : năm câu cuối) : Nghị lực vượt khó khăn của bộ đội trên đảo, giữ đất, giữ đảo thân yêu.

d) D

e) Chọn đoạn 2 : hướng vào “các điểm sáng” để khai thác.

– Từ cảm thán: ôi.

– Khát khao thấy mưa rơi thể hiện ở cụm Mưa đi! lặp lại bốn lần.

– Khát khao rất giản dị : Ước gì được thấy mưa rơi.

– Hình ảnh tự nhiên thể hiện khát khao mưa đến :

+ Sẽ trụi trần, nhảy choi choi, giãy giụa tơi bời,…

+ Úp miệng vào tay, sẽ cùng gào.

– Hình ảnh so sánh :

+ Như cá rô rạch nước đón mưa rào.

+ Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo.

+ Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng.

– Các điệp từ, điệp ngữ :

+ Trên cát

+ Mưa

– Cách diễn đạt mới lạ, độc đáo về mưa, hạ thấp dần yêu cầu, vì mong mỏi mà mưa không đến :

+ Mưa cho mãnh liệt.

+ Mưa lèm nhèm chẳng thích đâu.

+ Không mưa rào… thì mưa ngâu.

+ Mưa bụi… mưa li ti… cũng được.

– Và tha thiết đến xúc động : “Một hạt nhỏ thôi, cát cũng dịu đi nhiều”.

– Các từ láy gợi tả sinh động.

Qua đoạn thơ 2 (14 câu) thấy rõ những khó khăn, vất vả của các anh bộ đội trên đảo Sinh Tồn.

* Nếu chọn đoạn 3 : Gợi ý các “điểm sáng” để phân tích :

– Cách diễn tả đặc biệt: điệp từ, điệp ngữ liên hoàn :

+ Ôi, đảo Sinh Tồn…

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn…

Đảo vẫn sinh tồn……      

+ Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi

(Đồng thời kết hợp so sánh độc đáo)

– Từ cảm thán ôi.

– Cách dùng điệp từ “vẫn” thể hiện nghị lực phi thường của các anh – những người lính Cụ Hồ (“vẫn” điệp hai lần).

Giải bài tập 15.

a) So sánh giọng điệu hai đoạn thơ nói về đất nước :

– Đoạn 1 (của Nguyễn Đình Thi) : thiết tha, gần gũi, thân yêu.

– Đoạn 2 (của Tố Hữu) : trang trọng, tự hào, khâm phục.

b) – Nhà thơ Nguyễn Đình Thi dùng từ thuần Việt “đất nước” phù hợp với giọng điệu thơ thiết tha, gần gũi, thân yêu.

– Còn nhà thơ Tố Hữu lại dùng liên tiếp nhiều từ Hán Việt phù hợp với giọng điệu thơ trang trọng, tự hào, khâm phục.

c) Thể thơ :

– Thơ của Nguyễn Đình Thi : dùng thể thơ lục bát, phù hợp với tình cảm thiết tha.

– Thơ của Tố Hữu : dùng thể thơ bảy chữ trong một câu thơ, phù hợp với tình cảm trân trọng, tự hào.

d) Chọn một đoạn em thích : phân tích và phát biểu cảm nghĩ.

Gợi ý :

*Nếu chọn đoạn 1 : lưu ý :

– Gọi tên đất nước – kết hợp lời gọi ơi.

– Đảo ngữ “mênh mông biển lúa” nhấn mạnh không gian rộng lớn của cánh đồng lúa.

– So sánh và khẳng định “đâu trời đẹp hơn !”.

– Hình ảnh quen thuộc với người Việt Nam :

+ Cánh cò bay lả rập rờn

+ Dãy núi Trường Sơn quanh năm mây mù bao phủ.

*Nếu chọn đoạn 2 : lưu ý :

– Chú ý từ cảm thán ôi kết hợp liên tiếp ba từ Hán Việt “Tổ quốc”, “giang sơn”, “hùng vĩ” ngay ở câu thơ đầu tiên.

– Ca ngợi Tổ quốc là “đất anh hùng” kết hợp quan hệ từ “của” (có ý nghĩa sở hữu) ở tầm cỡ rộng lớn với từ Hán Việt – “thế kỉ” (thế kỉ hai mươi).

– Nhắc đến “miền Nam” – thành đồng của Tổ quốc (vì bài thơ viết về miền Nam đang đương đầu với tên xâm lược đế quốc Mĩ).

– Các từ đều có ý ngợi ca ở liên tiếp hai câu sau : kiêu hãnh – tuyến đầu – anh dũng – tuyệt vời.

Giải bài tập 16.

a) C

b) Cách nói rất ngây thơ của các em bé khi mất điện, kết hợp với nghệ thuật nhân hồá đã biến điện thành một con người. Vì điện ốm cho nên tất cả những công việc hằng ngày liên quan tới điện đều ngừng trệ, không hoạt động được. Cho nên, một loạt các vật vô tri vô giác được nhân hoá tiếp : “Ánh sáng đang chói chang, bỗng nhiên gầy rất mau”, “Chiếc quạt buồn không chạy”, “Ấm nước buồn không sôi”, “Bàn lạ buồn không nóng”, “Ti-vi buồn im hơi…”. Vừa nhân hoá, lại kết hợp với điệp từ “buồn” làm cho không khí buồn tẻ thêm khi “điện ốm”. Cách nói mong mỏi của bé làm cho điện như một người bạn thân gần gũi với con người, với cuộc sống, với bé :

 

Em mong điện chóng khỏe

Cho mọi nhà đều vui.

 

Bài thơ thật hồn nhiên, ngộ nghĩnh ; cách nói độc đáo khiến bạn đọc thú vị.

Giải bài tập 17.

a) Truyện trên đã đạt yêu cầu một truyện cười vì :

– Truyện ngắn gọn.

– Kết thúc bất ngờ, thú vị.

– Tiếng cười được bật ra nhờ điều ngược với quy luật tự nhiên trong cuộc sống (do một từ, nhưng người này hiểu nghĩa một, người kia lại hiểu nghĩa hai).

b) Người xây dựng truyện cười này đã dựa yào cách dùng từ đồng âm khác nghĩa để gây tiếng cười.

(lòng = lòng người, tình cảm con người

lòng = lòng – một món ăn của người Việt: lòng lợn…)

Giải bài tập 18.

a) A

b) E : bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

A : làm nền cho toàn cảnh.

c) D

d) Các từ “trai tráng”, “tuấn mã”, “trường giang” là các từ Hán Việt. Không thể dùng các từ thuần Việt thay thế được, vì nhà thơ cố tình dùng từ Hán Việt để sự vật, con người đẹp lên, đồng thời bộc lộ thái độ trân trọng, tự hào với con người, con thuyền và dòng sông quê hương.

e) Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về đoạn thơ trên :

Gợi ý :

– Miêu tả thiên nhiên làm nền cho.toàn cảnh : ba chất liệu : trời trong, gió nhẹ, nắng sớm bình minh tươi đẹp, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp, phù hợp với việc đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

– Con người: “trai tráng” : trẻ, khoẻ, đẹp (từ Hán Việt)

– Con thuyền :       

+ Tính từ : nhẹ.

+ Động từ mạnh : hăng, phăng,vượt.

+ So sánh : như con tuấn mã,…

– Cánh buồm :       

+ Màu sắc : trắng.

+ So sánh + nhân hoá : như mảnh hồn làng – rướn thân trắng.

+ Động từ : thâu góp (gió).

Giải bài tập 19.

a) D

b) * Luận đề mà đoạn văn thể hiện : (trong 9 câu của đoạn) “Đọc sách vô cùng ích lợi đối với cuộc đời tôi”.

+ Đoạn nghị luận trên có 3 luận điểm :

– Luận điểm 1 : Đọc sách tôi hiểu quanh tôi có những người khổ cực và sung

sướng (2 câu đầu).

– Luận điểm 2 : Sách làm cho khắp trái đất tràn ngập niềm khát khao hướng tới cái thiện và cái đẹp (4 câu tiếp).

– Luận điểm 3 : Sách làm cho tôi tự tin trong cuộc sống và đẹp hơn lên, gần với ý nghĩa Con Người (3 câu cuối).

c) E

d) Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn văn của nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki.

Gợi ý :

– Các vấn đề được làm rõ nhờ cách diễn đạt mang tính lập luận chặt chẽ với các điệp từ, điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý tưởng muốn diễn đạt : “Tôi càng đọc… thì sách càng làm…”, “Tôi thấy rằng…”, “Tôi cũng thấy rằng…”.

– Nêu những định nghĩa độc đáo về sách :

+ Sách làm cho khắp trái đất, khắp thế giới tràn ngập nỗi nhớ cái tốt đẹp hơn.

+ … mỗi cuốn sách dường như đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy bằng những dấu hiệu và những từ.

– Nêu tác dụng của sách :

+ Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách

+ Sách kể chuyện hay… về con người

+ … họ trở nên đáng yêu và gần gũi

– So sánh kết hợp nhân hoá :

+ Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích.

+ Sách ca hát về cuộc sống… con người… trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp.

– Lập luận phong phú, đa dạng ; các kiểu câu khác nhau, các biện pháp nghệ thuật linh hoạt:

+ Càng đọc, trong lòng tôi càng đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái ; tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

+ Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên gần tới con người, tới gần những quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy…

Giải bài tập 20.

a) Ý 1 (hai khổ đầu): Danh vọng và quyền lực không bền vững – dễ mất tính người.

    Ý 2 (khổ thơ 3): Chỉ có tình yêu giữ cho ta mãi mãi là Người.

b) Ý 1 : Có các ý nhỏ đối lập tạo nên lập luận, triết lí:

– Có kiệt tác hôm nay > < mai đã bẽ bàng rồi.

– Bao thần tượng ta tôn thờ, cung kính > < mưa nắng bào mòn, còn trơ lõi đất thôi.

Ý 2 : – Hiện tượng :

+ Chiến tranh đang gầm rú.

+ Quốc gia nào : thay ruột, đổi ngôi (từ đồng nghĩa “thay”, “đổi”).

– Đối lập ; Trái đất mỏng manh, đáng thương > < những mưu mô, toan tính của con người.  

c) Viết một đoạn văn nghị luận :

Gợi ý :

Thời gian cứ vô tình trôi đi : lạnh lùng và khắc nghiệt. Tiếng tăm về kiệt tác hôm nay, ngày mai sẽ trôi vào quên lãng. Những gì ta tôn thờ, có thể sẽ đổi thay. Quốc gia đang yên bình, chiến tranh lại gầm rú. Bởi con người nhiều toan tính, mưu mô.

Tất cả sẽ trôi qua, đi vào hư vô, quên lãng. Chỉ có tình yêu khiến ta còn mãi là Người.

Giải bài tập 21.

a) D

b) D

c) Chọn : – Bão cát

hoặc – Hoa xương rồng

d) Viết đoạn văn biểu cảm (học sinh tự làm).

Giải bài tập 22.

a) Trình bày cảm nhận về các chi tiết của bài thơ :

– Nẻo đường lặng lẽ :

+ Trước hết là con đường mẹ gánh quả ra chợ bán hàng.

+ Nẻo đường lặng lẽ còn gợi một ý nghĩa sâu xa nữa – nghĩa chuyển – là nẻo đường đời.

– Ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu : Có hai lớp nghĩa :

+ Nghĩa chính : Ngọt ngào của hoa trái mẹ trồng.

+ Nghĩa chuyển : Ngọt ngào của tình cảm người mẹ.

– Nghe mùa thu vọng về những thương yêu : Hoa quả mùa thu trong vườn là kết quả của tình yêu thương của mẹ.

– Chiều của mẹ : Tuổi tác, sức khoẻ của mẹ.

– Nắng mong manh : Sức khoẻ của mẹ.

– Sương vô tình : Giọt nước mắt của con xót thương mẹ.

b) Đặt đầu đề cho bài thơ:   

– Mùa thu và mẹ

– Người mẹ

c) Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ (HS tự làm).

Giải bài tập 23.

a) D

b) E

c) C

d) Các yếu tố tự sự :

– Trước chiến tranh, họ chỉ là những tên dạ đen bẩn thỉu.

– Chiến tranh bùng nổ, họ bỗng biến thành những đứa “con yêu”…

– Bất ngờ họ lại được phong là chiến sĩ bảo vệ tự do và công lí.

– Phải xa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu.

– Nhiều người vượt biển và bỏ xác, sau khi xem phóng ngư lôi trên biển.

– Một số khác phơi thây trên bờ sông Mác-nơ…

e) Chỉ ra các yếu tố biểu cảm :

Ví dụ :        

y thế mà cuộc chiến tranh vui tươi…

Đùng một cái, họ được phong…

g) Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em (HS tự làm).

Giải bài tập 24.

a) E .

b) Tuy là thơ, nhưng nội dung là những lập luận, triết lí về con người. Đoạn trích trên có 5 luận điểm :

– Luận điểm 1 : Người hạnh phúc và người đau khổ đều phải đi vào cõi vĩnh hằng như

– Luận điểm 2 : Mỗi con người ra đi, chỉ bỏ lại một khoảng trống nhỏ trong không gian rộng lớn. Vậy mà cả thế giới không sao bù nổi.

– Luận điểm 3 : Không ai muốn mình thấp hèn, yếu ớt như cỏ. Nhưng khi con người nằm xuống rồi cỏ vẫn sống xanh tươi ở phía trên con người.

– Luận điểm 4 : Đời người thật ngắn, con người chỉ là khách trọ trước thiên nhiên. Con người sống bên nhau như một thoáng gặp giữa sân ga.

– Luận điểm 5 : Mặt trời lặn, rồi mặt trời lại mọc. Còn con người ra đi, không bao giờ trở lại. Con người hãy yêu thương nhau hơn.

c)

*Các cặp từ trái nghĩa :

Hạnh phúc – đau khổ

Dài – rộng

Ấm – lạnh

Lặn – mọc

*Các điệp từ:

Đều … như nhau

Rộng vô cùng

Khoảng trống

Nhỏ nhoi

Ngọn cỏ

Mặt trời

Con Người

*Tác dụng :

– Nêu rõ quy luật tất yếu của đời người

– Nhấn mạnh ý muốn diễn đạt.

d) Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn thơ em tâm đắc nhất.

Xem thêm chi tiết và tải về file word tại đây. 

=> Xem thêm:

Kiến thức cần nắm vững về văn nghị luận tại đây. 

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận