Hướng dẫn giải bài tập làm văn biểu cảm (phần 2) – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

Ngữ Văn 7 nâng cao

HƯỚNG DẪN GIẢI LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

(PHẦN 2) 

Giải bài tập 32. Dàn ý cần đưa ra những ý sau :

– Tâm đắc và xúc cảm trước hình ảnh ẩn dụ của đề văn : ngầm so sánh các thầy giáo, cô giáo là những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.

– Từ bậc Tiểu học đến hai năm ở cấp Trung học (lớp 6 và 7), biết bao hình ảnh tận tuỵ đáng kính của các thầy, cô giáo dạy chúng em, đã để lại cho em những ấn tượng khó quên.

– Có những bạn học sinh bị ốm nhiều ngày ở nhà, cô giáo em đã phân công người chép bài cho bạn học sinh bị ốm đó. Và cô cùng cả lớp đến thăm hỏi, động viên bạn.

– Cảm động nhất là trường hợp bạn Phương Liên – bố mẹ chia tay nhau, cô

Hương đã nhận bạn Liên làm con nuôi, chăm bạn Liến hằng ngày như người mẹ thứ hai. 

– Không thể quên được những hôm trời mưa, để các bạn có áo mưa về kịp bữa ăn và còn học bài buổi chiều, cô giáo em đã mua cho mỗi đứa một chiếc áo mưa (mặc dù chúng em hiểu chỉ có 2.000 đồng một chiếc) song đó là tấm lòng của cô giáo với chúng em.

– Đáng nhớ nhất là những giờ nghỉ, các bạn xúm lại hỏi bài, các thầy giáo, cô giáo đều dừng lại, giảng giải kĩ cho các bạn chưa hiểu bài. Rồi những ngày rèn đội tuyển học sinh giỏi để đi thi ở quận và thành phố, các thầy, cô giáo đã kèm cặp các bạn ngày đêm, vật lộn với những đề khó để giúp học trò đạt được thành tích cao trong kì thi.

– Quả thật các thầy, cô giáo chúng em thực sự là những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.

Giải bài tập 33. Dàn ý cần đưa ra những ý sau :

– Bạn Huyền lớp em là một lớp trưởng tích cực, một học sinh giỏi được thầy yêu, bạn mến. Nhưng hoàn cảnh gia đình Huyền vô cùng khó khăn.

– Bố Huyền là thương binh nặng trong thời kháng chiến chống Mĩ. Mẹ Huyền hay đau yếu, chỉ chợ búa qua ngày nuôi con. Gia đình Huyền còn nhiều vất vả.

– Huyền còn một em trai nữa đang học ở tiểu học. Từ nhỏ em đã bị dị tật và phải chữa trị lâu dài. Lại một khó khăn nữa.

– Ngoài thời gian đi học ở trường, Huyền còn tranh thủ đi rửa bát thuê cho các hàng quán để lấy vài nghìn mua gạo giúp mẹ. Ó nhà Huyền còn tranh thủ nấu cơm, giặt quần áo giúp đỡ bố mẹ… Thật là một người bạn chịu khó.

– Nhưng Huyền học rất giỏi, giỏi đều các môn. Huyền thường thức khuya dậy sớm học bài. Đáng nể nhất là lòng say sưa, vượt khó trong học tập của Huyền.

Giải bài tập 34 : Dàn ý cần đưa ra những ý sau :

– Cảm xúc trân trọng của một con người xa quê từ khi còn trẻ, nhưng khi đến tuổi nghỉ ngời, lại nghĩ trở về quê hương xưa, nơi cội nguồn của mình, ở đời, có phải ai cũng vậy ? Nhất là cuộc đời làm quan lâu dài, được vua Đường trọng dụng như thế, Hạ Tri Chương đâu phải là nghèo khổ. ở lại chốn kinh kì chắc là sung sướng.

– Tác giả ra đi khi “tóc xanh”, trở về “tóc bạc”. Hình ảnh “sương pha mái đầu” đã so sánh để nói sự đổi thay về sức khoẻ, về tuổi tác ; đồng thời để làm nổi bật hiện tượng không đổi thay ở tác giả “giọng quê không đổi”, để thấy chất quê, dấu quê không phai nhoà trong con người tác giả.

– Sự việc bật thành bài thơ “yêu quê” chính là do sự hồn nhiên của trẻ nhỏ trong làng khi chúng hỏi nhà thơ là khách từ đâu đến làng chơi. Nỗi xót xa về sự đổi thay của đời người, của làng quê và bỗng chợt nhận ra : sự xúc phạm vô tình hồn nhiên này đã kiểm tra tình quê vẫn trọn vẹn trong ông. Hoá ra ông đã trở nên xa lạ, là “khách” của quê hương rồi !

– Đọc bài thơ, người đọc có cảm giác như ông đã tha thiết nói với bọn trẻ : “Ta sinh ra ở đây, ta là người làng, ta không phải là khách đâu, các cháu ạ !”

– Bài thơ là một bản tình ca của nỗi nhớ thương đau đáu với quê hương sau bao năm xa cách, nay gặp lại.

Giải bài tập 35. Dàn ý cần đưa ra những ý sau :

– Đây không phải là bài thơ ngắm trăng, vì nhà thơ đã vào giường đi ngủ. Nhưng có một thứ ánh sáng gợi nhớ bỗng rọi vào đầu giường (sàng tiền). Nhà thơ chưa ngủ được.

– Như để nhận ra và lí giải về ánh sáng rọi ở đầu giường, nhà thơ đưa mắt ra ngoài : cả mặt đất mờ ảo hơi sương ; một cảm giác lạnh, cô đơn của một người con xa nhà.

Nhưng có lẽ không phải là sương. Một thoáng nghi ngờ. Nhà thơ ngước nhìn và vỡ lẽ : ánh sáng trăng. Đêm nay là một đêm trăng đẹp. Và nỗi nhớ quê hương ‘ bỗng ào ạt trở về cùng khi nhận ra trăng.

– Xúc động biết bao, nhà thơ không thể nhìn trăng được nữa. Hình ảnh “cúi đầu nhớ cố hương” đã mở ra cả một trời thương nhớ. Và sâu sắc bao nhiêu là nỗi nhớ về “cố hương” – quê cũ.’

– Bài thơ đã khép lại sau câu thơ 4, nhưng nỗi nhớ quê da diết cứ âm vang mãi, toả lan, âm hưởng của nó như không bao giờ dứt…

– Đây cũng là một bài thơ về tình quê hương tuyệt hay và xúc động lòng người.

Giải bài tập 36.

Năm nào cũng vậy, vào những ngày giữa thu, gió về gào thét. Ngồi trong nhà, nhà thơ nghe gió rít ghê rợn, gió thu ghê gớm đã cuốn mất ba lớp mái tranh ở ngôi nhà thân yêu của nhà thơ. Tranh bay khắp nơi : có những lá tranh bay sang bên kia sông, rải khắp bờ. Có mảng tranh treo lủng lẳng trên ngọn cây nơi rừng xa, mảnh bay thấp quay lộn lại, rơi vào mương nước gần đấy.

Trẻ con thôn .nam khinh nhà thơ già yếu, đã xô nhau cướp giật mảng tranh rồi đi tuốt vào luỹ tre trong xóm. Nhà thơ £ào khô môi cháy miệng chẳng được, chống gậy quay về lòng ấm ức vô cùng.

Đêm đến, gió có lặng hơn, nhưng trời tối như mực, mưa rơi nặng hạt, trời đêm thu mịt mù đen đặc. Chăn vải lâu ngày đắp lên lạnh như đụng vào sắt. Đã thế, con nhỏ nằm xấu nết, đạp rách tan cả chăn. Đầu giường nước mưa dột từ trên mái xuống. Cả nhà dột hết, chẳng chừa chỗ nào. Ngoài trời mưa cứ rơi mãi, càng dày hạt hơn, biết bao giờ mưa dứt. Từ ngày loạn lạc vì chiến tranh đã mất ngủ rồi, nay thêm vào đêm dài ướt át lại mất ngủ nữa.

Nhà thơ ước gì có được nhà rộng muôn ngàn gian, che khắp thiên hạ, để những kẻ sĩ nghèo (là những người chỉ có chữ) về đây trú mưa trú rét. Một ngôi nhà vững vàng như bàn thạch, gió mưa cũng không lo ngại. Nhà thơ có một ước mong tha thiết : Bao giờ ngôi nhà ấy xuất hiện sừng sững trước mặt, riêng lều của nhà thơ nát, mình nhà thơ chịu rét, ông cũng cam lòng !

Giải bài tập 37.

a) Các yếu tố miêu tả :

– Chú gà trống rất bé, chỉ bằng cổ tay. Mỗi lần vặn dây cót, chú kêu “cục cục”, rồi bàn chân sắt đi ba, bốn bước lên đằng trước.

– Ngay sáng hôm sau, đi vào khu sân có chuồng gà, thì một chuyện là đã xảy ra : bên cạnh chú gà trống là một cô gà mái xinh xắn…

b) Yếu tố tự sự :

– Trước khi đi xa, bố dành nhiều thời gian ở nhà chơi với tôi.

– Một lần, hai bố con đem gà ra sân sau, xây cho nó một căn nhà nhỏ bằng gỗ… tôi ước ao có một cô gà mái nữa và bố đã chiều tôi.

– Hôm sau tôi lại thắc mắc không có gà con thì vợ chồng  nhà gà buồn, bố tôi lại mua cho tôi gà con.

c) Các yếu tố tự sự đan xen trong hai đoạn văn có tác dụng phối hợp gợi cảm xúc rất mạnh, làm tăng ý nghĩa sâu xa của các sự việc, buộc người nghe nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó.

Các yếu tố miêu tả cũng giúp cho người đọc hình dung rõ thứ đồ chơi là con gà vặn dây cót; hình dung các hoạt động của nhân vật hai bố con trong truyện.

d) Tính biểu cảm của hai đoạn văn trên được thể hiện qua tình huống : Từ một đố chơi tuổi ấu thơ, nhớ về người bố cách xa, kính yêu, thân thiết.

Giải bài tập 38.

a) Câu văn biểu cảm trực tiếp là :

“Mẹ ơi, con sẽ ngoan, sẽ ngoan – để mẹ vui”

b) Đoạn văn biểu cảm gián tiếp qua một đồ chơi tuổi thơ : bộ xếp hình. Đồ chơi giản dị ấy nói lên nhiều điểu : người mẹ yêu con và cuộc sống thật giản dị nhưng đầy ý nghĩa . Đây là một dụng cụ vừa chơi lại vừa học.

c) Đoạn văn có nhiều yếu tố tự sự hơn là miêu tả, có khoảng 5 yếu tố tự sự.

Giải bài tập 40. Dàn ý cần đưa ra những ý sau :

– Trong một lần trở về quê hương Thiên Trường (Nam Định) vào một buổi hoàng hôn, bức tranh làng quê thanh bình đã được hiện lên trong thơ của một ông vua yêu dân, yêu nước, yêu quê hương, đầy lãng mạn.

– Cảm giác xóm trước thôn sau như lồng trong khói : lúc thì cảnh hiện ra mờ ảo, lúc cảnh lại hiện ra rõ nét. “Khói lồng” trong cảnh đó là sương chiều lẫn với khói bếp thổi cơm chiều của các gia đình trong thôn. Đó là một cảnh đẹp hoàng hôn nơi làng quê đồng bằng Bắe Bộ. Thật thơ mộng mà lại thanh bình !

– Vang lên trong không gian tĩnh mịch của hoàng hôn là tiếng sáo diều của lũ trẻ chăn trâu đang đưa những đàn trâu no căng về làng.

– Dưới đồng, đôi cò thấy vắng người, chúng rủ nhau mò cá tranh thủ lúc buổi chiều. Sự sống của con người như được chuyển dịch từ cánh đồng về các ngôi nhà tranh ấm cúng, vợ chồng nhà cò lại tiếp tục sự sống trên đồng trước khi trời sập tối.

– Cảnh thanh bình, tĩnh lặng, nhưng bên trong sự sống vẫn đang cựa mình.

Giải bài tập 41. Dàn ý cần đưa ra những ý sau :

– Đầu tiên là âm thanh tiếng suối trong rừng đêm Việt Bắc, nghe như tiếng hát của con người từ xa vọng lại – ấm lòng người.

– Sau đó là hình ảnh lung linh của rừng Việt Bắc dưới ánh trăng đẹp. Trăng chiếu trên cây cổ thụ, lồng vào các cành lá cổ thụ, in xuống mặt đất, như dát hoa trên mặt đất.

– Thi sĩ Hồ Chí Minh như thốt lên rung động “Cảnh khuya như vẽ”. Làm sao mà thi nhân ngủ được, bởi lòng Nmrời đang rung độn? trước vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng.

– Song, thật là cảm động khi người đọc được tác giả lí giải bất ngờ : Bác Hồ chưa ngủ không chỉ vì trăng đẹp, mà vì Bác còn lo việc nước nhà.

Giải bài tập 42. Dàn ý cần đưa ra những ý sau :

– Đêm rằm tháng giêng, ánh trăng sáng rực rỡ khiến cho vạn vật đều mang vẻ mùa xuân : xuân của trời, xuân của sông, xuân của nước. Tất cả cứ ngời lên, cứ cuộn lên, tràn đầy sức sống.

– Con thuyền của Ban lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta và Bác Hổ lênh đênh giữa dòng sông xuân ấy để bàn việc đánh giặc. Bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạn.

– Sau buổi họp bàn, trời đã khuya, trên con thuyền trở về, trăng càng sáng, rực rỡ hơn. Ánh trăng lan toả như đầy ắp trên thuyền (trăng ngân). Ánh trăng như giao hoà, gần gũi bên Bác. Người đọc đều nhận thấy kết quả tốt đẹp của cuộc họp ngời lên dưới ánh trăng xuân. Có lẽ lúc này lòng Bác tràn ngập niềm vui và niềm tin chiến thắng.

Giải bài tập 43.

Khi đưa ra dàn ý, cần chú ý : Trong bài thơ, trước hết là một cảm nhận chung của một người con xa quê lâu ngày mới trở về… Sau đó là sự xúc động bất ngờ về tình quê hương bật ra do một tình huống ngẫu nhiên… (HS tự triển khai các ý tiếp theo).

Giải bài tập 45.

a)

– Đối tượng được nói đến là những mảnh đất có hoa thơm trái ngọt của Tổ quốc.

– Cách thể hiện : gián tiếp nói lên tình yêu quê hương, đất nước.

b)

– Đối tượng : tuổi ấu thơ, trang cổ tích, ông nội.

– Cách thể hiện : gián tiếp qua hoa hồng nhung, nói lên tình cảm gắn bó với người ông.

c)

– Đối tượng : ba anh em thời còn nhỏ tuổi.

– Cách biểu hiện :

+ Thông qua hình ảnh cây hoàng lan để nói về sự gắn bó với gia đình.

+ Xen biểu cảm trực tiếp.

d)

– Đối tượng : bà ngoại.

– Cách thể hiện :

+ Gián tiếp qua bức chân dung nhìn thấy trong cửa hàng bán tranh – để nói lên tình cảm kính yêu, nhớ thương bà ngoại.

+ Xen biểu cảm trực tiếp.

e)

– Đối tượng : Người bố ở xa (đầy thương nhớ, kính yêu).

– Cách thể hiện : Gián tiếp qua món đồ chơi về gia đình gà ; xen biểu cảm trực tiếp.

g)

– Đối tượng : (Kính yêu, nhớ thương, khâm phục) người cha là phi công.

– Cách thể hiện : Qua kỉ niệm và biểu cảm trực tiếp.

h)

– Đối tượng : Người mẹ (giàu lòng nhân ái, yêu thương cộng đồng).

– Cách thể hiện : Gián tiếp qua một sự việc trên đường đi, xen biểu cảm trực tiếp.

Giải bài tập 46.

a) Đoạn trích bức thư cho thấy ngirời viết thư là em và người nhận thư là chị. Đày là đoạn văn biểu cảm : bộc lộ tình cảm của em với chị.

b) Chi tiết biểu cám trực tiếp :

– Em nhớ chị, mong chị về để làm lại từ đầu.

– Em sẽ yêu chị và khôns làm chị buồn nữa.

– Đoạn “Viết lá thư này, không phải em mong …” cho đến hết đã khẳng định tình cảm của em với chị.

* Còn lại là những chi tiết biểu cảm ơịán tiếp.

c) Tình cảm của người em với chị hơn cà lời “xin lỗi” liơn cà “xin tha thứ” lỗi lầm. Đó là tình cảm chân thành, sâu lắng khi xa chị em mới nhận ra : chị là nụ cười không thể thiếu vắng trong cuộc đời em – tình cảm sâu sắc và cao thượng.

d) Qua thư thấy rõ tình cảm, thái độ của người viết (là em) chân thành, thật sự ân hận, yêu quý, nhớ thương chị.

– Qua lời người em, có thể thấy người chị : nết na, diu hiền, hết lòng vì em mình, nhường em (dù em còn sai sót).

e) Câu văn : “Em đã nhận ra một điểu kì diệu nhất … bất kì đáu”.

HS tự viết đoạn biểu cam (lưu ý thái độ, tình cám cùa nu ười viết).

Giải bài tập 47.

HS tự viết (Lưu ý làm rõ thái độ, tình cảm).

– Gợi ý :

+ Nếu chọn sự kiện cháy rừng U Minh : thái độ, tình cảm với rừng, với thiên nhiên (có thể : xót xa, lo lắng…).

+ Nếu chọn sự kiện vụ cháy Trung tâm thương mại Quốc tế ở Thành phố Hổ Chí Minh : thái độ, tình cảm người viết (có thể : cảm thương với những mất mát, nhắc nhở về sự an toàn trong cuộc sống).

Đau xót trước sự kiện ; cần tìm nguyên nhân để phòng ngừa, tránh những tổn thật không đáng có.

Giải bài tập 48.

Đoạn thơ được hồi phục (đây chỉ là một tình huống). Có thể thay các từ ngữ khác, chỉ cần hợp tình, đúng vần.

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mề thay nón quai thao đội đầu

Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Giải bài tập 49.

Ví dụ :

– Bốc thăm xem đội nào sẽ phải làm câu lục trước.

– Đây là một tình hụống : (người nhiệt tình nghĩ thơ là bạn Nguyễn Bảo Hưng – lớp 7B)

Đội 1 :         Lớp em là lớp bảy (7B)

Đội 2 :         Tinh thần học tập chẳng chê điều

Đội 1 :         Giờ học chăm chú nghe, ghi

Đội 2 :         Lời hay ý đẹp ta thì viết ngay

Đội 1 :         Thì giờ nhanh hơn tên bay

Đội 2 :         Học tài, học giỏi sau này ấm thân

Giải bài tập 50.

Tập viết một bài thơ lục bát từ 4 đến 6 câu – đề tài tuỳ chọn.

Sau đây là kết quả bài làm của một số bạn :

Bài 1 :         

Trăng

Một mình dưới ánh trăng đêm

Cảnh khuya trăng lại như thêm sáng ngời

Trăng vàng rải khắp muôn nơi

Ánh trăng đẹp tựa như lời mẹ ru.

(Sửa bài của Trịnh Tuấn Linh, lớp 7B, Trường THCS Nghĩa Tân)

Bài 2:

Cuội

Người nào ngồi gốc cây đa ?

Đó là chú Cuội nhà ta đấy mà !

Lười học và mải chơi xa

Nên cả đời chú gốc đa phải ngồi.

(Sửa bài của Phạm Ạnh Minh, lớp 7A, Trường THCS Nghĩa Tân)

Bài 3:

Không chấp

Trái Bưởi treo tít trên cây

Tinh vi ganh với nàng Mây hiền lành

Nàng Mây thấy Bưởi lanh chanh

Bận việc, không chấp, bay nhanh đi làm.

(Sửa bài của Nguyễn Thu Hằng, lớp 7B, Trường THCS Nghĩa Tân)

Bài 4:

Riêng-chung

Em mời bạn ăn cốm xanh

Mỗi đứa một nhúm, ngọt lành xiết bao !

Cốm xanh “chín” tự thuở nào ?

Tình riêng, ta đã góp vào vui chung !

(Sửa bài của Trần Linh Chi, lớp 7B, Trường THCS Nghĩa Tân)

Bài 5:

Tấm lòng của con

Chiều nay bố mẹ vắng nhà

Em đi chợ nhé ; rau, cà, canh, cơm

Cá chép em ván vàng thơm

Canh cải nấu thịt ngọt hơn mọi ngày

Bố mẹ vất vả suốt ngày

Cá thơm, cơm dẻo – lòng này của con

Ngày mai con lại ngoan hơn

Thầm mong cha mẹ luôn luôn vui lòng.

(Sửa bài củạ Phạm Thái Hà, lớp 7B, Trường THCS Nghĩa Tân)

Giải bài tập 51

Thơ lục bát sun tầm (có thể tham khảo)

Bài 1 :         

Mắt em

Buổi lên lớp gặp các em

Tưởng còn xa lạ… sao quen, thân rồi!

Tôi nhìn em : mím miệng cười

Mắt em chớp chớp sáng ngời nhìn tôi

Ngây thơ đôi mắt, em ơi!

Nhìn vào tôi ngỡ bầu trời quê hương

Xinh xinh như những giọt sương

Sớm mai treo suốt dọc đường tôi đi

Mắt em đang nghĩ điều chi ?

Mắt cười, mắt nói, mỗi khi vui mừng

Yêu đôi mắt đến lạ lùng

Mong nhen lửa ấm, sáng bừng mắt em !

Cao Bích Xuân (Bài đã đăng báo Phụ nữ Việt Nam, 1970)

Bài 2 :

Những loài  hoa xuân trực nhật

Chúng em trực nhật một tuần

Hoa đào trực cả mùa xuân trên cành

Sáng sớm sương trực long lanh

Muôn mặt trời nhỏ treo vành cỏ non

Muôn hoa nở trực ngoài vườn

Bao giờ tỏa hết mùi hương mới ngừng

Xuân sang : đào thắm, mai vàng

“Đôi bạn” trực nhật nở ngàn bông hoa

Rực vỡ cành bổng cành lơ

Đào, mơi trực cả trong nhà : mừng xuân

Lê Hồng Thiện

 (Báo An ninh thủ đô, 5-2-1998)

Bài 3 :         

Đồng quê

Làng quê lúa gặt xong rồi

Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng

Chiều lên lặng ngắt bầu không

Trâu ai no cỏ thả rông bên trời

Hơi thu đã chạm mặt người

Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm

Luống cày còn thổ sùi tăm

Sương buông cho đống hoang nằm chiêm bao

Có con châu chấu phương nào

Bâng khuâng nhớ lúa đậu vào vai em…

(Trần Đăng Khoa, 1974)

Giải bài tập 52.

a) C

b) D

c) Dự kiến :

– Hãy lắng nghe !

– Món quà quý giá của thiên nhiên.

– Âm thanh sự sống.

d) HS tự làm.

Giải bài tập 53.

a) Phương thức biểu đạt

– Miêu tả (vãn bản (1)).

-Tự sự (văn bản (2)).

– Biểu cảm (văn bán (3)).

b) HS tự tìm ra điểm giống và khác nhau của ba văn bản

Gợi ý : Tìm yếu tố miêu tả và yếu tổ tự sự trong văn bản 3.

Ví dụ :        

– Yếu tố miêu tả :

Nắng mai hồng rực rỡ

Cành xanh nghiêng bóng che.

-Yếu tố tự sự:

Sáng Bé đi nhà trẻ

Mặt Trời cười theo đi…)

c) Đặt đầu đề : Tham khảo một số cách đặt sau :

– Rừng đước

– Đồng hồ hoa

– Bé và Mặt Trời

d) – Không phải lỗi chính tả. Đó là phép nhân hoá.

– Chi tiết ngộ nghĩnh : tuỳ cảm nhận của mỗi người.

e) Ba quan hệ :

– Bé và tình bạn

– Bé và tình mẹ

– Bé và thiên nhiên

Giải bài tập 54.

a) Tìm hiểu đề :

– Thể loại : Văn biểu cảm.

– Phương tiện biểu cảm : Một thứ quà tuổi thơ.

– Hướng tới : Nhớ về tuổi ấu thơ.

* Hướng lập ý : Hồi tưởng lại quá khứ.

(Ví dụ : thức quà : ô mai, nhót, cóc…)

b) Lập dàn ý :

Mở bài : Giới thiệu một thứ quà của tuổi thơ.

Thân bài : Chọn một số kỉ niệm nhỏ, đáng nhớ xung quanh thứ quà đó.

Kết bài :

– Ấn tượng tuổi thơ.

– Cảm xúc – suy nghĩ.

c) Dựa vào dàn ý, viết bài hoàn chỉnh.

Tham khảo các bài viết trong Đề số 15, phần Phụ lục.

Giải bài tập 55.    

HS tự khai thác theo hướng Giải bài tập 54.

(Chú ý bám sát các chi tiết của bài thơ Bài ca Côn Sơn, có thể tham khảo phần phiên âm toàn bài).

Xem thêm chi tiết và tải về file word tại đây. 

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận