Hướng dẫn giải bài tập: Các kỹ năng cần có khi tạo lập văn bản – Ngữ Văn lớp 7 nâng cao

Đang tải...

NGỮ VĂN 7 NÂNG CAO

HƯỚNG DẪN: CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ KHI TẠO LẬP VĂN BẢN

Giải bài tập 1.

a) Sắp xếp lại các câu văn trên theo một thứ tự hợp lí để có được một văn bản có tính liên kết chặt chẽ theo hướng sau : (3), (5), (1), (4), (6), (7), (2).

– Câu 3 sẽ là câu đầu tiên vì giới thiệu một hiện tượng quan trọng, khái quát trong câu chuyện : xe khách đẩy người lao xuống dốc.

– Sau đó phải là câu 5 : xuất hiện một người đàn ông có đặc điểm “mập”, chạy theo xe (vì nếu không có sự kiện này, sẽ không có các sự việc nối tiếp).

– Tiếp phải là câu 1 : vì xe không dừng lại để dẫn đến ý kiến của một bà trên xe (câu 4) liền với (câu 6) lời của bà ta (vì bà ta và khách trên xe đều nghĩ : ông ta bị lỡ chuyến xe…).

– Cuối cùng phải là hai câu đi liền (câu 7 và câu 2) : gây ra một sự vỡ lẽ đến tức cười, đồng thời là kết thúc truyện.

b) Có thể đặt đầu đề được (sau khi đã sắp xếp lại trình tự các cầu như trên). Có nhiều cách đặt khác nhau. Ví dụ :

–         Không kịp đâu !

–         Một tài xế mất xe.

c) A

d) Cảm nghĩ về đoạn văn :

Khi ta đọc ba câu đầu tiên của câu chuyện, ai cũng thương và ái ngại cho người đàn ông đã mập, lại phải đuổi theo một chiếc xe đầy người đang xuống dốc (chắc là ông ta lỡ chuyến xe !). Giá chiếc xe có phanh lại để chờ ông ta, có lẽ cũng khó. Đằng này kịch tính của câu chuyện lên cao khi “Chiếc xe lại cứ lao mỗi lúc một nhanh”. Sự ái ngại đó đã lan ra cả những người ngồi trên xe khi một bà thò cổ khuyên ông ta đừng chạy nữa. Thật bất ngờ cho bạn đọc khi vỡ lẽ : ông ta là tài xế. Thế thì cuộc chạy của ông ta là có lí rồi. Thật vừa đáng thương và nực cười cho ông tài xế “lỡ xe”. (Đoạn văn 8 câu )

Giải bài tập 2.

a) Đoạn văn có 3 câu. Không thể đổi chỗ giữa hai câu 2 và 3 vì nếu đổi, nội dung sẽ bị rời rạc. Từ “đó” ở câu thứ 3 là dấu hiệu liên kết với câu 2.

b) Trong đoạn có các từ ghép sau :

*        yêu thương – kính trọng – cha mẹ – tình cảm – thiêng liêng – xấu hổ – nhục nhã – chà đạp – thương yêu.

*        Các từ ghép trên thuộc lĩnh vực thể hiện tình cảm với cha mẹ ở hai tình huống : con ngoan và con chưa ngoan.

c) Nội dung đoạn văn trên nóị về tình cảm yêu thựơng, kính trọng cha mẹ của người con.

Người Việt Nam có nhiều bài ca dao hay nói về nội dung này :

Bài 1 :         

Công cha nặng lắm, ai ơi !

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

Bài 2 :         

Công  cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con.

Giải bài tập 3.

Ý kiến của em về vấn đề tranh luận :

–         Bố cục của văn bản thường có ba phần. Song văn bản Con hổ có nghĩa vẫn được chấp nhận với bố cục đặc biệt là chỉ có phần chính – thân bài (gồm hai truyện). Vì trong văn bản, phần đầu và cuối văn bản có thể thiếu, hoặc đã nhập vào thân bài.

–         Một câu chuyện hổ liên quan đến bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh), câu chuyện hổ thứ hai liên quan đến bác tiều phu ở huyện Lạng Giang (nay thuộc tỉnh Bắc Giang). Nhìn thoáng qua tưởng như văn bản có. hai phần rời rạc, bởi hai câu chuyện khác nhau. Nhưng đi sâu vào nội dung : hai truyện đều hỗ trợ nhau làm nên chủ đề : ca ngợi tình nghĩa, lòng nhân ái, thông qua con vật (con hổ). Không những hỗ trợ, mà câu chuyện thứ hai còn khắc sâu chủ đề khi con hổ này nhớ mãi đến bác tiều phu kể từ khi bác sống đến khi bác đã mất và mãi sau này…

–         Tất nhiên, ngoài đời, con hổ là loài vật dữ (chỉ trừ khi nó đã được thuần phục nhờ tài năng của các nghệ sĩ xiếc).

Con hổ là ác thú mà còn biết cư xử có tình nghĩa. Đây là bài học tác giả nêu ra để giáo dục con người.

Giải bài tập 4.

a) * Các từ ghép trong hai đoạn văn : cẩn thận, dọn dẹp, nhà cửa, xe thiết giáp, đoàn quân, chiến tranh, ngăn nắp, gọn gàng, hôm sau, hôm nay, ngày mai, học sinh, hăng hái, đồ chơi.

b) Nhận xét: từ ghép tham gia khá nhiều và có vai trò quan trọng trong các văn bản tự sự, miêu tả và các loại văn bản khác.

*        Xe thiết giáp : là từ ghép có ba tiếng :

  Hướng dẫn giải bài tập

(tương tự như các từ : than tổ ong, bánh đa nem, máy hơi nước,…)

b) Hai đoạn văn trên liên kết rất chặt chẽ về nội dung và hình thức.

– Đoạn 1 : Nói về những cử chỉ chăm sóc và những suy nghĩ, việc làm của người mẹ trong đêm khi con đã ngủ, ngày mai con vào lớp Một.

– Đoạn 2 : Lí giải việc xảy ra từ chiều (khác mọi ngày, hôm nay con giúp mẹ, tỏ ra người lớn).

* Việc diễn ra ở đoạn 1, thời gian là buổi tối mà đoạn 2 quay lại buổi chiều, vẫn là hợp lí (trình tự của đoạn văn triển khai suy nghĩ, nhớ lại của người mẹ).

Sự liên kết chặt chẽ giữa hai đoạn còn thể hiện ở câu thứ nhất (đoạn 2) mở đầu bằng từ “nhưng”.

c) Cách xưng hô là “mẹ” với “con” (miền Bắc), nhưng cách dùng từ lại có màu sắc Nam Bộ : “mền” (chăn đắp) ; “mùng” (màn) ; “ém góc” (giắt màn xuống dưới các góc chiếu) ; (hoặc có một từ ở văn bản, không ở đoạn trích của bài tập : “nón” (chỉ mũ, nón nói chung).

Hơn nữa, thời điểm bài này đăng trên báo Yêu trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 9-2000) cho thấy sự giao lưu, đi lại dễ dàng giữa hai miền Nam, Bắc sau ngày thống nhất đất nước năm 1975), đã tạo nên những nét đẹp hoà đồng trong ngôn ngữ và cách xưng hô giữa hai miền đất nước.

Giải bài tập 5. Viết đoạn văn ngắn :

Em không thể nào quên được ngày khai trường đầu tiên của mình ở tuổi học trò khi vào lớp Một. Ba em đi công tác nước ngoài, không thể đưa em đi học. Má em lại ốm nặng, lúc đó má phải nằm viện. Người đã đi vào kỉ niệm ấu thơ, đưa em đi học hôm ấy là ngoại yêu thương của em. Tối hôm trước, ngoại cho em một quả đào rất to và nói : “Ngày mai, cháu mang quả đào này đến lớp, vì trong quả đào có một cô tiên – rất giống má cháu – sẽ đưa cháu vào lớp”. Hai bà cháu cùng hồi hộp đi trên con đường làng đến trường. Trường đông vui như ngày hội, ai cũng mặc rất đẹp. Lúc rời tay ngoại để vào lớp, mắt em đỏ hoe và muốn khóc vì một cảm giác bơ vơ kì lạ. Nhưng bỗng nhớ đến quả đào trong túi, em thấy lòng yên tâm lạ. Lúc ra về, cô giáo em (hiền như má em) xoa đầu em bảo : “Con mang cả đào đến lớp ư ?”. Em mạnh dạn thưa cô : “Cô ơi ! Trong quả đào có cô tiên đưa con đi học đấy”. Cô cười rất vui. Kỉ niệm ngày ấy sẽ không bao giờ phai trong em.

(Câu 1 : câu chủ đề, câu 13 : câu kết đoạn)    (13 câu)

Giải bài tập 6. Tham khảo các bài viết trong Đề số 3, phần Phụ lục.

Giải bài tập 7.

a) Có nhiều cách đặt tên cho bài thơ. Ví dụ :

– Mất  cả chì lẫn chài

– Tham quá hoá liều

– Con gà đẻ trứng “vàng”

b) Bố cục 3 phần của bài thơ :

–         Phần 1 (Hai câu thơ đầu) : Giới thiệu anh chàng có con gà đẻ ra trứng bằng vàng.

–         Phần 2 (Sáu câu tiếp theo) : Muốn nhanh chóng giàu sang, anh ta đã mổ gà để vét trứng và kết cục thảm hại.

–         Phần 3 (Hai câu cuối) : Lời bình và giáo dục.

*        Cách phân chia này dựa trên trình tự hợp lí về thời gian, sự việc của văn bản. Bố cục này khiến cho văn bản trở nên mạch lạc.

c) HS tự chuyển thành văn xuôi :

Bài thơ giáo dục con người : không nên tham lam quá mà trở thành liều lĩnh, có ngày mất hết gia sản mà lại mang hoạ vào thân. Muốn có kết quả vật chất trong cuộc sống, phải có lao động, tích luỹ dần, hơp lí và chính đáng, không thể nóng vội.

Giải bài tập 8.

a) * Văn bản có bố cục chặt chẽ :

–         Phần 1 (Câu 1) : Giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện và nhân vật chính của truyện.

–         Phần 2 (Từ câu 2 đến hết câu 6) : Diễn biến của truyện.

–         Phần 3 (Hai câu còn lại) : Khẳng định vai trò, giá trị của hoa cúc đến tận ngày nay.

* Sự liên kết của văn bản khá chặt chẽ:

–         Mở đầu là vấn đề tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ.

–         Được Phật cho bông cúc, hướng dẫn cách làm thuốc chữa bệnh cho mẹ và còn nói cách để mẹ sống được nhiều năm hơn.

–         Hành động hiếu thảo của cô bé qua xử lí hoa cúc – thuốc cho mẹ.

–         Cuối cùng là vai trò của hoa cúc trong y học, thuốc để chữa bệnh cho con người.

* Văn bản mạch lạc : Ý xuyên suốt toàn văn bản là thuốc chữa bệnh cho mẹ và sự xuất hiện của hoa cúc.

b) Có nhiều cách đặt tên cho câu chuyện. Có thể đặt như sau :

–         Vì sao hoa cúc có nhiều cánh ?

–         Tinh con với mẹ

–         Cúc là thuốc chữa bệnh

–         Lòng hiếu thảo

c) Cảm nghĩ (HS tự làm) : Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu: thể hiện bố cục hợp lí, liên kết chặt chẽ, mạch lạc.

Giải bài tập 9.

a)

– Từ láy : lắc lư, lơ lửng, đu đủ, lạ lùng, hanh hao,…

– Từ ghép : mùa đông, ngày mùa, ỉàng quê, bóng tối, quả xoan, tràng hạt, bồ đề, lá sắn, bụi mía, con gà, con chó, mái nhà, trù phú, đầm ấm, cảm giác, héo tàn, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng xọng, vàng mượt, vàng mới,…

b) Văn bản có bố cục 3 phần :

–         Phần 1 (Câu 1) : Giới thiệu các màu vàng khác nhau của làng quê giữa ngày mùa.

–         Phần 2 (Câu 2 đến hết câu 13) : Miêu tả cụ thể từng sắc vàng, tràn đầy sức sống của làng quê.

–         Phần 3 (Hai câu cuối) : Khái quát về màu vàng của làng quê và cảm xúc của người viết.

*        Có sự liên kết chặt chẽ : nội dung nhất quán từ đầu đến cuối văn bản : màu vàng của ấm no.

* Đặc biệt, mạch lạc trong văn bản rất rõ nét:

(Mạch lạc có nghĩa là những mạch máu chạy liên thông với nhau trong thân thể. Trong các văn bản, mạch lạc chỉ sự tiếp nối theo một trình tự hợp lí giữa các ý, các phần trong nội dung và diễn đạt).

– Mạch lạc là một vấn đề khoa học còn chưa quen thuộc với đông đảo người dùng (mặc dù mạch lạc là từ vẫn dùng trong đời sống).

Không nên lẫn lộn khái niệm mạch lạc với các khái niệm có liên quan như liên kết hay bố cục. Một văn bản mạch lạc, bao giờ cũng có tính liên kết. Song không phải sự liên kết nào cũng làm nên mạch lạc. Đã có những văn bản bố cục, liên kết chặt chẽ, nhưng mạch lạc lại không rõ. Nói đến mạch lạc là nói đến sự tiếp nối, nhưng là sự tiếp nối của một nội dung chủ đạo xuyên suốt qua toàn bộ các phần. Mặt khác, trong một văn bản mạch lạc, các phần, các đoạn nhất thiết phải được sắp xếp tuần tự, trong một trật tự hợp lí.

– Ý tứ chủ đạo xuyên suốt toàn văn bản (của Tô Hoài) là : sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa. Ý tứ ấy đã được dẫn dắt theo một “dòng chảy” hợp lí, phù hợp với nhận thức của người đọc : Mở đầu là giới thiệu màu vàng, phần giữa văn bản là các màu vàng và phần kết là cảm xúc về cái màu vàng ấy.

Giải bài tập 10.

* Mạch lạc được thể hiện rõ trong “dòng chảy” ở văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. Có thể nhận ra các chặng liên tục của nó :

1. Mở đầu là từ lời nói của bà mẹ : chia đồ chơi ra ​ —> chuyện chia không xảy ra.

2. Lại thấy mẹ ra lệnh : Đem chia đồ chơi ra đi —> hai anh em nhường nhau, không chia.

3. Mẹ lại quát giận dữ : “Lằng nhằng mãi. Chia ra” —> chia Vệ Sĩ cho anh, Em Nhỏ cho em —> nhưng rồi lại đặt hai búp bê về chỗ cũ —> không chia.

4. Cuộc chia tay đã diễn ra trong hoàn cảnh: Anh cho cả hai búp bê vào hòm của em. Em lại để Vệ Sĩ ở lại với anh.

5. Kết cục, Thuỷ (em) quay lại : đặt Em Nhỏ ở lại cạnh Vệ Sĩ —> không có sự chia tay của búp bê.

* Cảm nhận về hình tượng nghệ thuật của tác phẩm :

– Đầu đề truyện là Cuộc chia tay của những con búp bê, nhưng kết cục búp bê không chia tay nhau —> đó là mong ước của hai đứa trẻ, đó là tình anh em một thịt không muốn lìa xa nhau.

– Búp bê không bao giờ chia tay, nhưng hai anh em Thành, Thuỷ đã phải chia tay nhau trong cuộc chia li tàn nhẫn của gia đình.

– Hình tượng nghệ thuật của tác phẩm gây ấn tửợng sâu sắc cho người đọc. Câu chuyện nhắc nhở trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ : Hãy nghĩ đến tuổi thơ, hãy vì tuổi thơ.

Giải bài tập 11.

a) Cách sắp xếp đoạn để tạo thành văn bản

– Đoạn 2

– Đoạn 4

– Đoạn 1

– Đoạn 3

Sắp xếp như trên ta được một văn bản vì thống nhất về hình thức, trọn vẹn về nội dung.

b) * Văn bản trên có bố cục 3 phần :

–         Phần 1 (Đoạn 2 – Mở bài) : Giới thiệu khái quát về vấn đề thời gian và tri thức.

–         Phần 2 (Đoạn 4 và đoạn 1 – Thân bài) : Phát triển vấn đề đã nêu ở mở bài : những tri thức đã biết và những tri thức chưa biết.

–         Phần 3 (Đoạn 3 – Kết bài) : Nhắc nhở học trò phải tranh thủ thời gian để giành lấy tri thức.

*        Sự liên kết chặt chẽ của ba phần :

-Về nội dung : Cả ba phần đều hướng tới và làm rõ một vấn đề.

– Về hình thức : Có các biếu hiện liên kết:

+ Ở các câu chuyển đoạn

+ Các từ : tri thức, không gian (lặp lại ở cả 4 đoạn)

+ Nhóm từ “tuổi học trò” được thay bằng “chưa đến tuổi trưởng thành”…

Đặt đầu đề cho văn bản : Tri thức và thời gian

(Theo văn bản trong báo Thiếu niên tiền phong Chủ nhật, số 133, ra ngày 24-11-2002)

– Văn bản trên viết cho ai: Học sinh phổ thông

Giọng điệu, ngôn ngữ : Phù hợp với trẻ thơ (tuối thiếu niên).

Mục đích của bài viết: Nhắc nhở học sinh – thiếu niên tiền phong hãy quý thời gian, hãy học tập, thu lượm tri thức cuộc sống.

Giải bài tập 12.

Thực hiện các bước tạo lập văn bản:

a) Bước 1 : Định hướng : Đọc kĩ và tìm hiểu :

– Văn bản viết về cái gì : Miêu tả một phong cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng hè vừa qua.

– Văn bản viết cho ai: Cho đối tượng học sinh Trung học cơ sở.

– Viết văn bản để làm gì: Mỗi người nhận ra vẻ đẹp của quê hương, đất nước, thêm yêu quý quê hương đất nước của mình.

b) Bước 2 : Xây dựng một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện rõ định hướng trên. (Chọn một phong cảnh đẹp theo ý mình, mỗi bài sẽ có một bố cục riêng. Ví dụ :

– Hang Đầu Gỗ ở vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)

– Hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên)

– Quê em (tỉnh Hưng Yên) với rặng tre, con sông, bãi đất trồng rau.

– Núi Gôi (tỉnh Nam Định)

– Cố đô Huế

– Bãi biển Nha Trang,…).

Có thể dự định sắp xếp bố cục của hai trường hợp :

* Dàn ý bài viết: Phong cảnh đẹp ở quê em – tỉnh Hưng Yên.

Mở bài :

– Dắt dẫn : Hai câu thơ của nhà thơ Tế Hanh.

– Giới thiệu phong cảnh Hưng Yên quê em với : rặng tre, con sông, bãi đất trồng rau,… với bà nội – một lần nghỉ hè về thăm.

Thân bài :

– Cảnh những rặng tre làng – kỉ niệm quê hương và bà nội.

– Cảnh con sông Cửu An và bãi đất trồng rau.

– Rặng nhãn lồng – đặc sản quê em.

Kết bài : Tinh yêu cảnh quê – nhớ bà nội.

* Dàn ý bài viết: Phong cảnh bãi biển Nha Trang.

Mở bài :

– Dắt dẫn từ thơ và nhạc.

– Giới thiệu cảnh : bãi biển Nha Trang.

– Ấn tượng không quên.

Thân bài :

– Cảnh biển Nha Trans một buổi trưa đầy nắng.

– Cảnh biển Nha Trang một buổi chiều.

Kết bài : Ấn tượng sâu đậm và cảm xúc về phong cảnh,

c) Bước 3: Viết văn bản theo dàn ý đã lập.

(Tham khảo Đề số 1, phần Phụ lục)

d) Bước 4:

– Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập đã đạt yêu cầu của đề chưa.

– Sửa lại, đọc lại cho hoàn chỉnh.

Giải bài tập 13.

Thực hiện qu.á trình tạo lập văn bản.

(Văn bản là một bức thư)

Bước 1:  Định hướng : Đọc kĩ đề và tìm hiểu :

– Ai là người viết thư ? Ai là người nhận thư ? Quan hệ giữa người viết và người nhận ?

+ Em là người viết thư.

+ Bạn em là người nhận thư (có thể là trai hoặc gái, là người Việt Nam hay người nước ngoài…)

+ Quan hệ giữa hai bên : thân thiết.

Nội dung bức thư : Đưa ra ý kiến, chia sẻ trách nhiệm, suy nghĩ, tình cảm cùng bạn về cuộc sống tương lai của em.

+ Có thể tưởng tượng một trường hợp có liên quan đến gia đình, người thân hoặc bạn bè của em để từ đó đi vào việc bàn về tương lai cho tự nhiên.

+ Có thể chọn một trong các đề tài sau : chiến tranh và hoà bình ; nghèo đói và thiên tai, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, chủ nghĩa khủng bố cũng như quyền tự do cá nhân ; lòng nhân ái, tôn trọng nhau, bài trừ ma tuý.

+ Đây là bức thư có tính văn học cao : có nghĩa là phải tưởng tượng – tránh lên gân, hô khẩu hiệu.

b) Bước 2 : Tự lập một dàn ý của bức thư theo dự kiến của em.

c) Bước 3 : Viết bức thư (văn bản) dựa vào dàn ý em vừa lập.

d) Bước 4 : Đọc lại các văn bản, bổ sung, sửa chữa (nếu thấy cần).

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận