Hướng dẫn đọc hiểu và phân tích bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí – Ngữ Văn 9

Đang tải...

Hướng dẫn đọc hiểu và phân tích ( bài 2 )

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

(Trích Hồi thứ mười bốn – Ngô gia văn phái)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử lớn ‘nhất trong văn học trung đại Việt Nam, được viết dưới hình thức chương hồi. Tác phẩm tái hiện chân thực hiện thực lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng hơn ba thập kỉ cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX với nhũng nét lớn sau: sự khủng hoảng, tan rã tất yếu của các tập đoàn phong kiến (chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê); đời sống khổ cực của nhân dân và thái độ phản kháng của họ; sự lớn mạnh và những chiến công oanh liệt của phong trào Tây Sơn giai đoạn đầu; sự tan rã của phong trào Tây Sơn (giai đoạn sau) và sự thiết lập triều đại nhà Nguyễn trên toàn bộ đất nước.

Hoàng Lê nhất thống chí còn được đánh giá là tác phẩm thành công xuất sắc về nghệ thuật tiểu thuyết với những nét nổi bật như: nghệ thuật kết cấu tác phẩm, nghệ thuật xây dựng nhàn vật, nghệ thuật miêu tả chiến trận, nghệ thuật trào phúng, ngôn ngữ nghệ thuật,…

– Đoạn trích là phần sau của Hồi thứ mười bốn. Phần đầu hồi này kể việc quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu tiến vào Thăng Long mà không gặp phải sự chống cự đáng kể nào nên sinh ra chủ quan, hống hách, không đề phòng, đi cướp bóc khắp nơi khiến lòng dân vốn đã oán ghét lại càng thêm căm thù. Trong khi đó, quân Tây Sơn một mặt rút về vùng núi Tam Điệp để bảo toàn lực lượng, mặt khác cấp báo cho Bắc Bình Vương Nguỵễn Huệ ở Phú Xuân. Đoạn trích kể lại một trong những sự kiện lịch sử trọng đại nhất lúc bấy giờ: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung rồi nhanh chóng tiến quân ra Bắc đánh bại cuộc xâm lược của quân Thanh. Thông qua việc miêu tả quá trình chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công ra Bắc, qua cách phân tích tình hình thời thế, cách xét đoán con người, tài dùng binh trong cuộc hành quân thần tốc,… các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã khắc hoạ một cách rõ nét tài năng và khí phách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và chiến công vĩ đại của phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của ông. Bên cạnh đó, tác giả cũng khắc hoạ được bản chất ngu dốt, hèn nhát và sự thảm bại không thể tránh khỏi của bọn xâm lược (quân Thanh, cầm đẩu là Tôn Sĩ Nghị) cũng như của bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống. về mặt nghệ thuật, cảm hứng và bút pháp sử thi (anh hùng ca) là đặc điểm nổi bật của đoạn trích. Đoạn trích cũng rất thành công ở nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật khắc hoạ nhân vật và nghệ thuật miêu tả chiến trận.

II – LUYỆN TẬP

1. Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện lên như thế nào trong đoạn trích? Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Quang Trung. Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi xây dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

2. Lập thời gian biểu cho các sự kiện diễn ra trong đoạn trích theo mẫu dưới đây. Em có nhận xét gì về thời gian biểu này?

 

3. Điền vào bảng sau nhưng chi tiết miêu tả sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

 

Gợi ý

1. – Trong đoạn trích, hình tượng vua Quang Trung được khắc hoạ qua các chi tiết: phản ứng của ông khi được tin cấp báo quân Thanh chiếm Thăng Long, những công việc chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công chống giặc ngoại xâm, những lời phủ dụ tướng sĩ, việc xét đoán thưởng/ phạt, chiến lược và chiến thuật đánh giặc, hình ảnh nhà vua thân chinh xông pha nơi trận mạc,…

– Nêu cảm nhận về hình tượng về người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ:

+ Là người mạnh mẽ (không nao núng trước những tình huống nguy cấp), quyết đoán (hành động dứt khoát, nhanh gọn, có chủ kiến) và rất tự tin.

+ Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài hùng biện, có tầm nhìn xa trông rộng.

+ Là người thủ lĩnh biết dùng người, thưởng phạt nghiêm minh, có tình có lí.

+ Tài dụng binh như thần, tiến quân thần tốc khiến cho quân giặc có cảm tưởng như “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”.

+ Oai phong lẫm liệt, cùng quân lính vào sinh ra tử, là linh hồn của cuộc tổng tấn công đại phá hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.

– Cảm hứng sử thi (anh hùng ca) đã chi phối ngòi bút tác giả khi xây dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Đó là cảm hứng ngợi ca, kính trọng và ngưỡng mộ xuất phát từ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trước chiến công vệ quốc vĩ đại, trước khả năng ổn định tình hình biến loạn lúc bấy giờ của phong trào Tây Sơn mà đứng đầu là người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Cảm hứng đó vượt qua thiên kiến của các tác giả về nguồn gốc của phong trào Tây Sơn, về tính chính thống của triều Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.

2. – Tóm tắt sự kiện kèm theo mốc thời gian cụ thể được miêu tả trong đoạn trích để điền vào bảng.

– Nhận xét về thời gian biểu:

+ Thời gian ngắn (hom một tháng, trong đó có những quãng thời gian được bỏ qua (nhảy cóc) khiến cho thời gian càng dược rút ngắn) nhưng nhiều sự kiện xảy ra liên tiếp, dồn dập trong dó nổi bật lên các hoạt dộng của quân Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng.

+ Song song với sự thay đối liên tục vể thời gian là sự thay đổi liên tục về không gian (địa điểm): Phú Xuân, Nghệ An, Tam Điệp, sông Gián, Phú Xuyên, Hà Hồi, Ngọc Hồi, thành Thăng

 

3. – Điền vào bảng các chi tiết miêu tả sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

– So sánh hai cảnh tháo chạy:

+ Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: Tướng chạy đằng tướng, quân chạy đằng quân, hỗn loạn, nhốn nháo, giẫm đạp lên nhau; thiệt hại nặng nể về người. Cảnh này được miêu tả với nhịp văn nhanh, mạnh, hối hả. Giọng văn hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của bọn cướp nước.

+ Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả với nhịp vãn chậm hơn, miêu tả tỉ mỉ hơn (đặc biệt là cảnh nghỉ ở trang trại của người thố hào: nước mắt thương cảm của người thổ hào, mâm cơm dâng thái hậu, vua Lê ăn chung với bề tôi, vua Lê cuống quýt vì tiếp tục bị truy đuổi; cảnh vua tôi “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”). Giọng văn ngậm ngùi, chua xót cho sự thảm hại của vua tôi nhà Lê.

– Nhận xét về lối vãn trần thuật:

+ Lối văn trần thuật vừa chân thực, tỉ mỉ (ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau) vừa khoa trương, phóng đại (“sợ mất mật”, “nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được”,…).

+ Lối vãn trần thuật vừa nghiêm túc vừa pha chút hài hước: ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau, sợ mất mật; vua tôi Lê Chiêu Thống cướp thuyền đánh cá của dân, vừa ăn xong đã nghe tin quân Tây Sơn đuổi đến nơi nên sợ cuống cuồng, “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, “Tôn Sĩ Nghị cũng lấy làm xấu hổ”,…

Xem thêm:  Hướng dẫn đọc hiểu và phân tích bài Người con gái Nam xương – Ngữ Văn 9

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận