Hướng dẫn đọc hiểu Thực Hành Về Nghĩa Của Từ Trong Sử Dụng-Ngữ Văn 11

Đang tải...

THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Tính nhiều nghĩa của từ là kết quả của quá trình chuyển nghĩa. Quá trình chuyển nghĩa được thực hiện theo hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ. Đồng thời sự chuyển nghĩa gắn với quá trình chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác khi người nói cho rằng giữa các đối tượng đó có một mối quan hệ nào đó: quan hệ tương đồng (ẩn dụ) hay quan hệ tương cận (hoán dụ).

2.Từ nhiều nghĩa có nhiều nét giống với từ đồng âm. Cả hai loại từ này đều có hiện tượng cùng một hình thức âm thanh nhưng nhiều nghĩa. Mặc dù vậy, ở từ nhiều nghĩa, các nghĩa có mối liên hệ với nhau, tạo nên một hệ thống. Còn ở từ đồng âm, nghĩa của các từ không có mối liên hệ nào cả.

II.HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. a, Trong câu thơ Lú vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến – Thu điếu), từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt.

trên ngọn hay trên cành cây, thường GÓ màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt. Đây là nghĩa có ngay từ khi từ lá xuất hiện trong tiếng Việt.

b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác như:

-Trong các từ: lá gan, lá phổi, lá mỡ, lá lách,… từ lá được dùng với các từ chỉ các bộ phận trong cơ thể người.

-Trong các từ: lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,… từ lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.

-Trong các từ: lá buồm, lá cờ,… từ lá dùng để chỉ các vật bằng vải.

-Trong các từ: lá cót, lá chiếu, lá chắn, lá thuyền,… từ lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,…

-Trong các từ: lá tôn, lá đồng, lá vàng,… từ lá dùng với các từ chỉ kim loại.

Trong tất cả các trường hợp trên, từ lá tuy được dùng với các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung, đó là:

-Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các sự vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau (tương đồng): đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt, có bề mặt như cái lá cây.

-Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau (đều chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây).

2.Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người nhưng có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Các từ thường dùng nhất trong những trường hợp như vậy là các từ: tay, chân, đầu, miệng, tim, mặt, lưỡi,…

Có thể tham khảo các câu sau:

-Hắn có một chán trong hội đồng quản trị của công ti.

-Nhà nó có năm miệng ăn.

-Đó là những gương mặt thanh niên tiêu biểu của năm.

-Đội tuyển bóng chuyền Trung Quốc có một tay đập vô cùng xuất sắc.

3. Các từ chỉ vị giác có khả năng chuyển sang chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,… Có thể tham khảo một số ví dụ sau:

-Chuyển nghĩa chỉ âm thanh (giọng nói):

+ Nói ngọt lọt đến xương.

+ Nó bỏ đi trước khi buông một câu chua chát.

-Chuyển nghĩa chỉ mức độ tình cảm, cảm xúc:

+ Câu chuyên anh ấy kể nghe thật bùi tai.

+ Nó đã nhận ra nỗi cay đắng khi tin tưởng quá nhiều vào công ti mới.

4.Trong hai câu thơ:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Nguyễn Du dùng rất đắt hai từ cậy và chịu.

-Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Hai từ này có sự giống nhau về nghĩa (bằng lời nói tác động đến người khác với mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó). Nhưng cậy khác từ nhờ ở nét nghĩa: dùng từ cậy thì thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác.

-Từ chịu có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng (lời). Các từ này đều có chung nét nghĩa chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với người khác. Tuy nhiên, mỗi từ lại có những nét nghĩa riêng:

+ nhận: sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường (nghĩa biểu cảm trung tính).

+ nghe, vâng: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.

+ chịu (lời): thuận theo người khác theo một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng. Dùng từ “chịu”, Kiều tỏ được thái độ vừa tôn trọng em gái mình vừa nài ép, đồng thời coi trọng tình cảm cao quý đối với Kim Trọng.

5.Chọn từ dùng thích hợp:

a.Chọn dùng từ canh cánh vì:

-Từ này khắc hoạ tâm trạng day dứt triền miên của Bác. Khi kết hợp với từ canh cánh thì cụm từ làm chủ ngữ “Nhật kí trong tù” được chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người Bác Hồ (nhân hoá Nhật kí trong tù).

-Các từ khác, nếu dùng, chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như là một đặc điểm nội dung của tập thơ Nhật kí trong tù.

b.Trong các từ đã cho, chỉ có thể dùng hai từ dính dấp hoặc liên can vào trường hợp này. Các từ còn lại không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.

c.Trong trường hợp này cần dùng từ bạn. Các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau ở chỗ:

-bầu bạn: có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi của khẩu ngữ. Với câu đã nêu chủ ngữ “Việt Nam” (số ít, trang trọng) nên không thể dùng từ bầu bạn.

-bạn hữu: có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết nên không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.

-bạn bè vừa có nghĩa khái quát vừa có sắc thái thân  mật, suồng sã nên cũng không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU XIN LẬP KHOA LUẬT – NGỮ VĂN 11 TẠI ĐÂY

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận