Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Rừng xà nu – Ngữ văn 12

Đang tải...

RỪNG XÀ NU 

Nguyễn Trung Thành

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả

– Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành là bút danh của Nguyễn Văn Báu. Ông sinh năm 1932 tại Quảng Nam. Ông đã lăn lộn nhiều năm trên chiến trường ác liệt khu V, ở Tây Nguyên cả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Tác phẩm: Đất nước đứng lên ( 1956), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969), Đất Quảng (1971 – 1974),…

– Hơi hướng Tây Nguyên, màu sắc tráng lệ, khuynh hướng sử thi… tạo nên cốt cách và vẻ đẹp văn chương cửa Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành.

2. Tác phẩm

a. Xuất sứ

Truyện Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ, số 2 năm 1965 – năm 1969, in trong tập truyện ký Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

b. Chủ đề

Truyện Rừng xà nu ca ngợi tinh thần quật khởi, chí khí cách mạng và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc và núi rừng Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh vũ trang chống kẻ thù khát máu Mỹ – Diệm.

c. Tóm tắt truyện

Sau ba năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bẻ Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về. Con đường cũ, hai cái dốc, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông, giàn thò , sắc lạnh. Mặt ừời chưa tắt thì anh về đến làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lén mừng rõ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Met gặp Tnú. Có ông bà già. Nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ ký chỉ huy cho phépTnú về thăm làng một đêm. Quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quả, tiếc quá”. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm. “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc… Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rùng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhung đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vưọt thác, xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc Nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đày đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thưong tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyêt gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Tnú đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Tiếng kêu khóc vang dậy. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không, nhảy ra cứu vợ con, Tnú bị giặc băt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay anh. Cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rụa chém chết tất cả 10 tên ầc ôn. Thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngốn ngang quanh đống lửa trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…

Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mỹ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dung tay bóp chết thằng chỉ huy… thằng Dục, “đúng chớ… chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Met và Dit tiễn Tnú lên đường. Ba người đúng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…

II – HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Cảm nhận ý nghĩa truyện ngắn qua:

a. Nhan đề tác phẩm

– Nhà văn có thế đặt tên cho tác phẩm của mình là “làng Xô Man” hay đơn giản hơn là “Tnú” – nhân vật chính của truyện. Nhung nếu như vậy tác phẩm sẽ mất đi sức khái quát và sự gợi mở.

– Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chưa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm.

– Hơn nữa, Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại – một sức sống bất diệt cửa cây xà nu và tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên.

– Bởi vậy, Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa bao gồm cả ý nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp ý nghĩa này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phấm.

b. Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác

– Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu về rùng xà nu, một rừng xà nu cụ thể được xác định rõ: “nằm trong tầm đại bác của đồn giặc”, nằm trong sự hủy diệt bạo tàn: “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn”.

Truyện mở ra một cuộc đụng độ lịch sử quyêt liệt giữa làng Xô Man với bọn Mỹ – Diệm. Rừng xà nu cũng nằm trong cuộc đụng độ ấy. Từ chỗ tả thực, rất tự nhiên hình ảnh xà nu đã ừở thành một biểu tượng. Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồn đối diện với sự hủy diệt.

=> Cách mờ của câu chuyện thật gọn gàng, cô đúc mà vẫn đầy uy nghi tầm vóc.

– Với kĩ thuật quay toàn cảnh, Nguyễn Trung Thành đã phát hiện ra: “cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương”. Tác giả đã chúng kiến nỗi đaụ của xà nu: “có những cây bị chặt đút ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”.

Rồi “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đút làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết”.

Các từ ngữ : vết thương, cục máu lớn, loét mãi ra, chết,… là những từ ngữ diễn tả nỗi đau của con người. Nhà văn đó mang nỗỉ đau của con người để biểu đạt cho nỗi đau của cây. Do vậy, nỗi đau của cây tác động đến da thịt con người gợi lên cảm giác đau đớn.

– Nhưng tác giả đã phát hiện được sức sống mãnh liệt của cây xà nu: “trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”. Đây là yếu. tố cơ bản để xà nu vượt qua giới hạn của sự sống và cái chết. Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đó có bốn năm cây con mọc lên”. Tác giả sử dụng cách nói đối lập (ngã gục – mọc lên; một – bốn năm) để khẳng định một khát vọng thật của sự sống. Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt của mình: cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Xà nu đẹp một vẻ đẹp hùng tráng, man dại đẫm tố chất núi rừng.

Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man: “Cứ thê hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”. Hình tượng xà nu chứa đựng tinh thần quả cảm, một sự kiêu hãnh của vị trí đứng đầu trong bão táp chiến tranh.

– Trong quá trình miêu tả rừng xà nu, cây xà nu, nhà văn đã sử dụng nhân hoá như một phép tu từ chủ đạo. Ông luôn lấy nỗi đau và vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực đế nói về xà nu, khiến xà nu trở thành một ẩn dụ cho con người, một biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất, kiên cường.     

– Các thế hệ con người làng Xô Man cũng tương ứng với các thế hệ cây xà nu.

+ Cụ Mết có bộ ngực“căng như một cây xà nu lớn”, tay “sần sùi như vỏ cây xà nu”.

Cụ Mết chính là cây xà nu cổ thụ hội tụ tất cả sức mạnh của rừng xà nu.

Tnú cường tráng như một cây xà nu được tôi luyện trong đau thương đã trưởng thành mà không đại bác nào giết nổi.

+ Dít trưởng thành trong thử thách với bản lĩnh và nghị lực phi thường cũng giống như xà nu phóng lên rất nhanh tiếp lấy ánh mặt trời.

+ Còn bé Heng là mầm xà nu đang đưọc các thế hệ xà nu trao cho những tố chất cần thiết để sẵn sàng thay thế trong cuộc chiến cam go còn có thể phải kéo dài “năm năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa”.

c. Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm (đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời) gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bất diệt, gợi ra sự bất diệt, kiêu dũng và hùng tráng của con người Tây Nguyên núi rừng và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại. Ấn tượng đọng lại trong kí ức người đọc mãi mãi chính là cái bát ngát của cánh rừng xà nu kiêu dũng đó.

2. a. Nhân vật Tnú

Được tác giả tập trung khắc họa tính cách lẫn số .phận, mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đưòng giải phóng của nhân dân Tây Nguyên.

– Là một chú bé gan góc, táo bạo, trung thực, trung thành với cách mạng (giặc khủng bố dã man vẫn cùng Mai hăng hái vào rừng nuôi cán bộ, quyết tâm học tập đê làm cán bộ, gan dạ dũng cảm khi làm giao liên, bị giặc bắt. bị tra tấn, quyết không khai, chỉ tay vào bụng, “‘Cộng sản ở đây…”)’ Khi lớn lên, Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng Xô Man bình tĩnh vững vàng chống Mỹ – Diệm.

– Yêu thương vợ con, dân làng và quê hương (Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù hành hạ, biết là thất bại, anh vẫn xông ra cứu. Xa làng Tnú nhó’ làng, nhó’ âm thanh và nhịp điệu sinh hoạt của làng; khi về, anh nhớ tất cả mọi người…).

– Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để dũng cảm chiến đấu, trả thù cho quê hương và gia đình (Khi xông ra cứu vợ con. anh bị bắt, bị đốt mười đầu ngón tay, Tnú quyết không kêu van và ltiếng thét của anh trở thành hiệu lệnh cho dân làng giết giặc. Dù mất vợ con, dù hai bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt, Tnú vẫn nén đau thương, tham gia lực lượng vũ trang để góp phần giải phóng quê hương…).

– Có tinh thần kỷ luật cao: Ba năm đi bộ đội, dù nhớ làng nhưng được phép cấp trên mới dám về thăm làng. Khi được về thăm làng, dù rất lưu luyến song anh chấp hành đúng qui định, ở lại một đêm rồi ra đi…

– Tác giả đặc biệt miêu tả đôi bàn tay của Tnú, gây ấn tượng sâu sắc và đậm nét, qua đó hiện lên cả cuộc đòi và tính cách nhận vật (bàn tay khi còn lành lặn là bàn tay trung thực, tình nghĩa: cầm phấn học chữ, cầm đá mài giáo, đặt lên bụng khi bị tra tấn, cầm tay Mai với hai bàn tay không xông ra cứu vợ con – Bàn tay bị giặc đốt cụt, trở thành mười ngọn đuốc chính là chúng tích tội ác của kẻ thù – Bàn tay còn hai đốt vẫn cầm được súng để bảọ vệ quê hương…).

=> Tnú là một nhân vật độc đáo, giàu chất sử thi, tập trung, những phẩm chất cao đẹp tiêu biểu cho người anh hùng của một dân tộc anh hùng.

* Nếu A Phủ chỉ được miêu tả bởi cái nhìn bề ngoài thì Tnú còn được tác giả khám phá từ những xung đột, giằng xé nội tâm từ bên trong. Nhân vật không phải là cái loa thuyết minh, phát ngôn cho tư tưởng nhà văn mà cũng có những vận động, diễn biển nội tâm của nó.

b. “Tnú không cứu được vợ con”- cụ Mết nhắc tới 4 lần để nhấn mạnh; khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương; yêu nhất Tnú cũng không cứu được. Câu nói đó của cụ Mết đã khắc sâu một chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mói bảo vệ đưọc những gì thân yêu, thiêng liêng nhất. Chân lí cách mạng đi ra từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, của những ngưòi thương yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tàm khảm và truyền lại cho các thế hệ tiếp noi.

c. Số phận của người anh hùng gắn liền vói số phận cộng đồng. Cuộc đời Tnú đi từ đau thương đến cầm vũ khí thỉ cuộc đời của làng Xô Man cũng vậy.

– Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man cũng đầy đau thương: Bọn giặc đi lùng như hùm beo, tiếng cười “sằng sặc” của những thằng ác ôn, tiếng gậy sat nện “hự hự” xuống thân nguời. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết rất thảm. Tnú bị đốt mười đầu ngón tay.

– Cuộc sống ngột ngạt dồn nén đau thương, căm thù. Đêm Tnú bị đốt mười,đầu ngón tay, làng Xô Man đã nổi dậy “ào ào rung động”, “xác mười tên giặc ngốn ngang”, tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: “Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!”

Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyên một thời, một nưóc. Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời rnột dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn.

d.. Vai trò của các nhân vật: cụ Mết, Mai, Dít, Heng.

– Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.

– Cụ Mết “quắc thước như một cây xà nu lón” là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tưọng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi.

– Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm naỵ. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.

– Bé Heng là thể hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mọi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy của một Phù Đổng Thiên Vưong

3. Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

– Hình ảnh rừng xà nu được xây đựng không chỉ hiện thân cho vẻ đẹp mà còn như một biểu tượng của cuộc sống đau thưong nhưng kiên cường bất diệt.

– Hình tượng nhân vật Tnú, với câu chuyện bi tráng của đời anh thể hiện đầy đủ cho chân lí lịch sử: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!

– Mối quan hệ giữa hai hình tượng rùng xà nu và Tnú: Gắn bó khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau để cùng trở nện hoàn chỉnh.

4. Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm

– Cảm húng sử thi hoành tráng: cách kể trang trọng truyền cho con cháú nhũng trang lịch sử của cộng đồng.

– Xây dựng được một số hình ảnh biểu tưọng: cây xà nu, mựời ngón tay thành mưòi ngọn đuốc…

– Chất Tây Nguyên rất đậm nét: rừng xà nu vừa hùng vĩ vừa hoang dã, cảnh sinh hoạt buôn làng..,

– Hệ thống nhân vật mà điển hình là cụ Mết, Tnú, Dít, Heng: đều là những cá nhân anh hùng kết tinh cao độ vẻ đẹp và phẩm chất của cả cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, thậm chí của cả con người Việt Nam trong chiến đấu (yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng…).

III – LUYỆN TẬP

Hình ảnh bàn tay Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu. (Nguyễn Trung Thành).

Tôi đã dùng lại thật lâu bên tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành). Ở tác phẩm ấy, cùng với hình tượng cây xà nu, tôi ấn tượng nhât trước hình ảnh đôi bàn tay Tnú như điểm sáng, là biểu tượng cho ý chí căm thù giặc và tinh thần cách mạng vô song.

Đôi bàn tay Tnú không chỉ dùng lại ở bàn tay lao động mà còn là bàn tay chiến đấu của người chiến sĩ, bàn tay trong máu lửa khốc liệt. Bàn tay ấy hiện lên trong nhũng câu văn xuôi, nhưng vẫn đẹp như thơ, nổi bật khối và hình, như chạm khắc của hội họa, của vũ, nhạc vả đặc biệt hơn là gửi tới bạn đọc biết bao điều vừa giản dị thân thương, vừa thiêng liêng, vừa cao cả.

Thoạt đầu, đấy là hai bàn tay lúc còn lành lặn. Đôi bàn tay chú bé mô côi năm lây tay cô bé Mai, chăm chỉ chặt củi, xách nước, lên rẫy trồng tỉa, xách xà lét giấu gào đi nuôi cán bộ Quyết. Đôi bàn tay Tnú cầm viên phấn bằng đá ừắng lấy từ núi Ngọc Linh về tập viết chữ, mở dần cánh cửa cuộc đời để đến với cách mạng. Và cũng chính đôi bàn tay bé nhỏ ấy đã dũng cảm mang công văn đi làm liên lạc vì căm thù thằng giặc vô ngần, Bọn giặc bắt được Tnú, tra tấn dã man, hỏi cộng sản ở đâu, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói: “Ồ đây này”. Bàn tay Tnú chỉ rõ và khẳng định lý tưởng cách mạng không ở đâu xa mà ở ngay trong tâm hồn mình. Đây chính là nét đẹp thứ nhât của bàn tay Tnú: bàn tay của sự tín nghĩa, thủy chung.

Bàn tay Tnú còn là bàn tay của sự yêu thương, bàn tay đau đớn, căm thù, mang chất vàng của nhân phẩm, bàn tay người chiến sĩ cộng sản. Tnú yêu Mai – cô bạn thuở thiếu thời. Bàn tay ấy cũng đã được Mai nắm chặt mà khóc những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương, đồng cảm khi Tnú vượt ngục trở về: Những tưởng hạnh phúc ấy sẽ mãi mãi tròn đầy. Vậy mà… bọn giặc lại nhẫn tâm phá tan đi niềm hạnh phúc đơn sơ ấy! Không bắt được Tnú, chúng bắt Dít rồi tới mẹ con Mai tra tấn dã man bằng gậy sắt hòng để anh ra mặt. “Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. Khống nghe thấy tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt”. Lửa hận dâng lên ngút ngàn, đốt cháy tâm can Tnú, truyền từ đôi tay lên đôi mắt “ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Mỗi ngón tay anh như nồng bỏng lên bởi tình thương, nỗi lọ và sự căm hòn. “Hai cánh tay như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”. Mười ngón tay nóng bỏng lửa căm thù, thương xót đã truyền sức mạnh vào hai cánh tay. Nhưng mà “Tnú chỉ có tay không giữá quân thù đầy vũ khí. Và khi chỉ có tay không thì Tnú cũng không cứu được chính đời mình, không bảo vệ được sự sống và tình yêu, không bảo vệ được hòn máu của đời anh” (Đỗ Kim Hồi). Mẹ con Mai chết còn Tnú thì bị giặc bắt tra tấn. Bọn thằng Dục tàn nhẫn tẩm thứ dầu xà nu của quê hương anh vào giẻ rồi quấn giẻ lên mười đầu ngón tay anh, mười điểm chót vót, bén nhạy nhất của, hệ thần kinh. Bàn tay Tnú như đang đỏ rực lên, lung linh, dữ dội. Nguyễn Trung Thành không miêu tả chi tiết bằng những động từ, tính từ đặc tả mà chỉ Hgắn gọn mấy câu và một hình ảnh ví ngầm “Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc” nhưng cũng đủ truyền tới người đọc biết bao cảm xúc: khủng khiếp, ghê sợ, đau xót rồi cảm thương, căm giận. Nhưng “Tnú không thèm, không thèm kêu van”. Từ văn tự sự chuyển thành, văn trữ tình, đoạn truyện không còn lả lời kể của tác giả nữa mà đã cất lên tiếng nói nội tâm nhân vật, đầy những giằng xé, quằn quại. Ngọn lửa của âm mưu thâm độc, của tội ác dã man đã không đốt cháy được chất vàng mười trung thành, bất khuất của người chiến sĩ trẻ tuổi Tây Nguyên. Hai bàn tay đuốc lửa của Tnú đã châm ngòi cho phong trào đồng khởi của dân làng Xô Man vùng lên tiêu diệt bọn giặc tàn ác và trỏ- thành biểu tượng của khí phách Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

“Chúng muốn đốt ta thành tro bụi

Ta hoá vàng nhân phạm, lương tâm

Chúng muốn ta bản mình ô nhục

Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.: ”

(Việt Nam máu và hoa -TốHữu)

Bàn tay lành lại, mỗi ngón tay cụt một đốt, trở thành chúng tích của tội ác chiến tranh mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời. Đôi bàn tay với ngón tay chỉ còn lại hai đốt vẫn có thể cầm giáo, cầm súng để Tnú lên đường chiến đấu. “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”, chân lý này giúp người ta ý thức được tầm quan trọng của vũ khí, không thể không cầm vũ khí, nhưng cung không nên ỷ lại vào vũ khí, cái quyết định cuối cùng vẫn là đôi bàn tay con ngưòi. Chính vì thế, Nguyễn Trung Thành đã cẩn thận kể thêm chi tiết Tnú dùng hai bàn tay không, cụt đốt, đôi bàn tay quả báo để xiết cổ tất cả nhũng thằng Dục tàn ác hon cả dã thú. Có thể nói, bàn tay Tnú biểu tượng cho sức mạnh của khối đoàn kết cộng đồng, sự gắn bó mạch sống của mảnh đất, rùng cây và sức sống con người. Đó là đôi bàn tay huyền thoại, vô địch trước sức mạnh của mọi kẻ thù.

Bàn tay Tnú – một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ như có một số phận riêng, gắn bỏ mật thiết với cuộc đời Tnú và góp phần tô đậm thêm nhũng hét phẩm chất, tính cách cao đẹp của anh. Đẹp biết bao những bàn tay chiến sĩ Việt Nam, những bàn tay lao động Việt Nam: “Bàn tay ta làm nên tất cả…”, tôi muốn ngân lên mãi câu thơ ấy của nhà thơ Hoàng Trung Thông. “Tay người như có phép tiên”, tôi muốn hát lên mãi lời ca ấy của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Và tôi muốn nói lại nhiều lần nhũng vẻ đẹp của bàn tay Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) bởi tự hào biết mấy hai tiếng Việt Nam.

IV – MỞ RỘNG KIẾN THỨC

Tiếp cận truyện ngắn Rừng xà nu từ góc độ ỉoạí hình sử thi

Nền văn học Việt Nam 1945 – 1975 là một nền văn học sử thi. Cảm hứng anh hùng ca (sử thi) xuất hiện trong hầu hết các sáng tác văn xuôi thuộc giai đoạn này. Nhưng có lẽ, tác phẩm thể hiện đầy đủ nhất và sinh động nhất tính chất sử thi của nền văn xuôi cách mạng là truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyên Ngọc.

Trong bối cảnh năm 1965, Mỹ đổ quân vào Vỉệt Nam, phần lớn các nhà văn đều hướng ngòi bút phản ánh sự kiện trọng đại này. Họ muốn tác phẩm của mình là một “hịch tướng sĩ’ để cổ vũ chiến đấu. Lúc bấy giờ, ở Trung Trung Bộ, Nguyên Ngọc cũng hun đúc nên bản anh hùng ca cách mạng Rừng xà nu. Bối cảnh câu chuyện lùi về trước đó một chút, là thời điểm mang tính bước ngoặt trong việc lựa chọn giữa hai con đường “chết vinh hay sống nhục”. Dân làng Xô Man ủng hộ cách mạng. Địch tàn sát dã man, treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan, dùng “trận mưa cây sắt” để giết Mai và đứa trẻ sơ sinh, đốt mười ngón tay Tnú… “Tức nước” ắt phải “vỡ bờ”, dưới sự lãnh đạo của “tù trưởng”, các dũng sĩ của dân tộc Strá cầm giáo mác lao vào chém giặc. “Tiếng chiêng nổi lên (…) Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rùng”. Thông qua nỗi đau ghê gớm của Tnú và dân làng Xô Man, tác giả muốn khẳng định con đường tất yếu của họ là đến vói cách mạng. Ngoài ra, cũng giống như chủ đề của nhiều sử thi khác, tác phẩm này có mục đích ôn lại fruyen thống hào hùng, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp và lòng dũng cảm của nhũng anh hùng đại diện cho lợi ích dân tộc và kêu gọi nhân dân sẵn sàng vùng lên đánh đuổi quân thừ.

Nhân vật chính của sử thi là những anh hùng có phẩm chất cao cả hiện thân cho lợi ích cộng đồng. Tnú là người có đầy đủ những phẩm chất đẹp đẽ của dân làng và cách mạng. Đức tính nổi bật nhất là lòng dũng cảm, tham gia cách mạng từ nhỏ, bị bắt, vượt ngục, lại đến với cách mạng. Nhờ sự mưu trí và gan dạ mà anh hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ngọn lửa bốc cháy trên mười đầu ngón tay Tnú là một bằng chứng thiết thực nhất về lòng trung kiên với cách mạng. Anh còn có tình yêu thương sâu sắc. Vì thương vợ con mà phải liều mình cứu vợ con, vì thương dân làng mà phải đi đánh giặc để dân làng được binh yên. Đi chiến đấu, “nỗi nhớ day đút lòng anh” là “tiếng chày chuyên cần, rộn rã” của dân làng. Và cũng vì vậy, dân làng rất yêu mến anh, họ hết đỗi vùi mừng khi anh về thăm làng. Có thể nói, Tnú là người anh hùng thuộc về quần chúng. Nói như Biêlinxki “Nhân vật của anh hùng ca phải là người đại diện xứng đáng của tinh thần dân tộc”.

Văn học ‘cách mạng rất chú trọng đến vai trò của tập thể quần chúng. Trong Rừng xà nu, nói đến sự thành công của cách mạng là phải kể đến vai trò của dân làng, mà đứng đầu là cụ Mết. Tất cả họ đều “muôn người như một”, chung một lý tưởng, chung một căn nhà ưng, cùng tự hào về truyền thống vẻ vang của buôn làng. Cụ Mết là người hiện thân cho truyền thống bất khuất đó. Qua các hoạt động và lời ăn tiếng nói của họ, ta thấy phảng phất hình ảnh của thời Đam San, Xinh Nhã. Khi cộng đồng đã quyết làm chuyện gì thì không ai đứng ngoài. Nguyên Ngọc đã rất tài tình khi thể hiện được bản sắc riêng độc đáo của đồng bào dân tộc miền núi. Ông không chỉ chú ý đến cái chung mà còn khắc họa được cả nét riêng sinh động của một cộng đồng hoặc cá nhân. Cụ Mết có những nét khác ngựời. Thân hình quắc thước, râu dài tới ngực, mắt sáng xếch ngược, vết sẹo bên má láng bóng, bàn tay nặng trịch như cái kìm sắt. Giọng nói cũng “ồ ồ”, “vang vang”, và chỉ nói “được” những lúc cho là tốt nhất. Tnú có một số phận cũng chẳng giống ai trong buôn làng. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, vợ con chết, bị cụt mười đầu ngón tay. Tác giả còn miêu tả cả nhược điểm của anh: học chữ thua kém Mai, vì cố nhét chữ vào đầu không vô nên đã nổi nóng đập bể bảng nứa và “đòi đánh Mai”. Rồi “nó cầm một hòn đá, tự đập vảo đầu, chảy máu ròng ròng”. Đưa ra chi tiết gân guốc này, tác giả muốn cho nhân vật có sức thuyết phục bạn đọc.

Ngôn ngữ của Rừng xà nu cũng mang đậm tính sử thi. Đó là giọng điệu ngợi ca, thành kính trước vẻ đẹp của những anh hùng (Tnú, cụ Met…). Tác giả dùng những lòi trang trọng nhất để nói về họ. Với mục đích kêu gọi chiến đấu, ngôn ngữ của người kể chuyện mang âm hưỏTig sôi nổi hào hùng: “Thế nào bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chong. Đốt lửa iên!”. Lời kêu gọi của cụ Met thể hiện rất rõ lối điệp tù’ ngữ quen thuộc của sử thi. Vì ngày xưa, sử thi tồn tại ở dạng nói, nên người kể phải thưòĩig xuyên lặp lại những chi tiết quan trọng để khắc sâu vào tâm trí người nghe. Rừng xà nu thế hiện rất rõ âm hưởng trùng điệp, hùng tráng của sử thi. Tác giả lặp lại ít nhất 20 lần hình tượng cây xà nu dưới nhiều góc độ khác nhau. Điều đó cho thấy tác giả đặt niềm tin vào sự lón mạnh, đông đảo của cách mạng. Mỗi chiến sĩ là một cây xà nu trong khu rừng bạt ngàn đó. Cây xà nu tượng trưng cho sức sống bền bỉ quật khởi của dân làng Xô Man. Cây cũng như con người, biết thể hiện khí thế tiến công ngay từ lúc còn nhỏ “Có nhũng cây con mới nhú khỏi mặt đất đã nhọn hoắt như mũi lê”. Cây cũng biết bảo vệ con ngưòi: “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Nếu tác giả sử thi “Đam San” tin rằng cây Smuk là cây thần thì các nhà sử thi cách mạng dùng yếu tố kỳ ảo chỉ là để thể hiện ý tưởng “Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”.

Có thể nói, Rừng xà nu là một thành tựu xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Cùng với tiểu thuyết Đất nước đứng lên, nó đã khái quát được hiện thực đau khổ nhưng vĩ đại của dân tộc. Nguyên Ngọc đã thành công ừong việc chạm khắc tượng đài kỳ vĩ của các anh hùng: Núp (chống Pháp), Tnú (chống Mỹ)… “Có thể coi đây là những bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, nói rộng ra là về hai cuộc chiến tranh nhân dân kỳ diệu của dân tộc ta”.

XEM THÊM : Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Vợ nhặt – Ngữ văn 12 ” TẠI ĐÂY “

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận