Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Ông già và biển cả – Ngữ văn 12

Đang tải...

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ

Hê-minh-uê

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả

– Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) sinh tại bang Illinois Hoa Kì trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên. Năm 19 tuổi, ông tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường Italia, sau đó bị thương và trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hoà nhập vào cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu, Hê-minh-uê sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Năm 1926, ông cho ra đòi tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và thật sự nổi tiếng trên văn đàn.

– Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung với lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc,…

Tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-minh-uê: Mặt trời vân mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952).

– Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

– Ông là người đề xướng nguyên lý “Tảng băng trôi” (bảy phần chìm, một phần nổi) trong tác phẩm văn học: nhà văn không công khai phát ngôn ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có sức gợi để. người đọc rút ra phần ẩn ý. Một trong những biểu hiện của nguyên ý trên là độc thoại nội tâm, dùng ẩn dụ, biểu tượng…

– Hê-minh-uê được nhận giải thưởng Pu-lit-dơ (1953) và giải Nô-ben văn học năm 1954.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. Bối cảnh của tác phấm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Một thuỷ thủ trên con tàu của ông được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-go. Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.

b. Tóm tắt tác phẩm     .

Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Một con cá kiếm lớn đã cắn câu và lôi thuyền ông lão ra biển khơi xa. Chỉ một mình ông lão trong khung cảnh mênh mông trời biển, ông chuyện trò với mây nước, chim cá, ghì chặt sợi dây câu, đuổi theo con cá lớn và chiến thắng được nó. Rồi ông lại phải chiến đấu vói đàn cá mập xông vào xâu xé con cá kiếm. Rốt cục, ông vào bò; đau đón, mệt mỏi, rã rời còn con cá kiếm chỉ còn là một bộ xương to tướng và trơ trại.

c. Xuất xứ – vị trí đoạn trích

– Đoạn trích nằm ở cuối truyện.

– Đoạn trích kể về việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm.

– Đoạn văn tiêu biếu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để luôn vươn tới, đạt được ước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gọi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi” của Hê-minh-uê.

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Hình ảnh những vòng lượn củạ.con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên nhũng đặc điểm về cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm (đặc điểm, phong độ, tư thế…)-

Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá để thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ. Nó cũng dũng cảm kiên cường không kém đối thủ của mình. Những vòng lượn cũng gọi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề vì Xan-ti-a-gô chưa thể nhìn thấy con cá mà đã có thế đoán biết nó qua nỗi đau đớn ở hai bàn tay (xúc giác) và con mắt từng trải (thị giác) khi nhìn nhũng vòng lượn của con cá và níu giữ nó.

2. Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào nhũng giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những giác quan này gợi một sự tiếp nhận từ xa đen gần, từ bộ phận đến toàn thể.

Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những cảm nhận về thị giác và xúc giác của ông lão. Những giác quan này gọi một sự cảm nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thế, ngày càng mãnh liệt và trực tiếp hơn. Ông lão thoạt tiên chỉ nhìn thấy từng bộ phận (cái đuôi, thân hình, cánh vi, bộ vây…) của con cá rồi mới thấy toàn bộ con cá với tầm vóc khống lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó. Đường lượn của con cá cũng từ xa cho đến gần, mõm nó gần chạm vào mạn thuyền và đôi bàn tay của ông lão ngày càng đau đớn hơn khi phải ghì sợi dây câu kéo nó.

3. Hãy phát hiện thêm một lóp ý nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một ngựời đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ có một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?

– Sự cảm nhận của ông lão đối với con cá kiếm không chỉ dừng lại ở mức độ của một người đi săn đối với con mồi của mình mà còn cao hơn nữa là sự cảm thông bộc lộ ở những lời đối thoại của ông lão với con cá. Những lời lẽ và ý nghĩ này đã biến con cá thành một nhân vật có linh hồn. 

– Những lời đối thoại cho ta thấy mối quan hệ giữa con cá và ông lão là quan hệ giữa người đi câu với con cá câu được; quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ ngang hàng, cân sức cân tài, cả hai đều phải nỗ lực hết mình; và còn là quan hệ giữa con người với thiên nhiên… Trong quan hệ với con người, thiên nhiên vừa là bạn, vừa là đối thủ…

4. So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi cá kiếm như một biểu tượng?

a. Hình ảnh con cá kiếm trước khi ông lão chiếm được nó.

Một là từ vẻ đẹp, sự cao quý của con cá kiếm. Hai là từ thái độ, quan hệ giữa ông lão đánh cá là người đi săn và con cá mà nhiều người đã cho rằng, con cá kiểm ở đây chính là hình ảnh của ước mơ, lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời.

b. Hình ảnh con cá kiếm sau khi ông lão chiếm được nó.

– Khi ấy con cá mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước, phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trang phía trên ông lão và chiếc thuyền.

– Da cá chuyển từ màu gốc, sang màu tía ánh bạc, sang màu trắng bạc những cái sọc phô cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Nhũng đường sọc ấy lớn hon cả bàn tay của người xòe rộng, còn mắt nó trông dửng dung như nhũng tấm kính trong viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước.

Để thấy được sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp đẽ cuối cùng của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh và sau đó khi ông lão chiếm được nó. Điều này khiến người đọc tự nêu câu hỏi phải chăng đó là sự chuyển biến từ ựớc mơ sang hiện thực. Hiện thực không còn xa vời khó chiếm lĩnh và chính vì vậy nó không còn huy hoàng đẹp đẽ như trước.

III. LUYỆN TẬP

1. Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có ngôn ngữ của nguời kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: “lão nghĩ…, “lão nói…”

– Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc.

– Lời phát biểu trực tiếp của ông lão. Đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc nó là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới con cá kiếm:

+ “Đừng nhảy, cá”, lão nói. “Đừng nhảy”.

+ “Cá ơi’”, ông lão nói “cá nàỵ, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”

+ “Mày đừng giết tao, cá à”, ông lão nghĩ “mày có quyền làm thế”. “Tao chưa tùng thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ”.

– Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Đưa ngưòi đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc.

+ Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người.

+ Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó, thông cảm với nó, và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó.

+ Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

+ Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm.

+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.

2. Cách dịch “Ông già và biến cả” tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Không chỉ vậy, tiêu đề này còn tạo nên sự tương phản đối lập giữa hai đối tượng” một người già, sức đã yếu, lực đã tàn > < biên lớn mênh mông, dữ dội. Tiêu đề đó hé mở bi kịch của tác phẩm: sức lực có hạn của con người > < cái vĩ đại, bất tử của thiên nhiên.

IV. MỞ RỘNG KIẾN THỨC

Ông già và biển cả. Bài học dẫn đến thành công

Lúc còn bé, tôi thích đọc Ông lão đánh cá và con cá vàng, lớn lên một chút tôi tìm đến Ông già và biển cả; hình như tôi có duyên vói biển, với những con người suốt đời gắn phận mình với dòng chảy của đại dương. Ngày hôm nay, cuốn sách mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là câu chuyện về ông lão đánh cá mang tên Xan-ti-a-gô, với những khó khăn thử thách mà ông gặp phải trên bước đường chinh phục con cá kiếm khổng lồ. Để rồi thông qua những hình tượng đó, nhà văn Hê-minh-uê đã khiến mỗị ngưòi chúng ta phải lặng đi và suy ngẫm về những chông gai đang chờ mình phía trước…

“Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng nhiệt lưu, đã tám mươi tư ngày qua lão không bắt được lấy một mong cá nào”… Ông già và biển cà đã khởi đầu như thế, cái mở đầu khiến người bi quan tưởng rằng ông sẽ chán nản, buồn rầu và kiệt sức, còn người lạc quan lại cho ràng nhất định ông lão sẽ tìm ra lối thoát. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh Xan-ti-a-gô, “mọi thứ trên người lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt”. Phải, một đôi mắt có cùng màu vói nược biển, một đôi mắt vui vẻ và không hề biết đến thất bại. Tôi đã tin, đôi mắt ấy sẽ đưa mình đến với một chuyến chinh phục sóng gió đại dương đầy hấp dẫn và kịch tính…

“Thỉnh thoảng những người yêu biển cũng buông lời nguyền rủa biển như thể biển là phụ nữ”. Ông lão Xan-ti-a-gô là một người như thế. Lão rất yêu đại dương. Trong bóng tối, lão có thế cảm nhận bình minh đang đến; khi chèo, lão có thế nghe thấy những âm thanh run rẩy khi đàn cá chuồn ròi khỏi mặt nước, cả tịếng lao xao phát ra từ bộ cánh cứng trong bóng đêm. Lão thương lũ cá chuồn nhỏ nhoi như một người bầu bạn lúc cô đơn giữa biến, lão thương lũ chim nhạn biến mỏng manh, cứ bay đi và tìm kiếm mãi nhung hầu như chẳng thấy gì…

Đại dương đẹp và tử tế là vậy, nhưng nó có thể trở nên độc ác và tráo trở bất thình lình. Và đối tượng đi săn lần này của ông lão là con cá kiếm khổng lồ, một con cá rất đẹp nhưng cũng không kém phần dũng mãnh. Cuộc chiến diễn ra miệt mài ngày đêm. Có những lúc ông mệt mỏi và kiệt sức, có những lúc “mệt thấu xương, hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ chóng mặt và choáng váng”.., Con cá quá mạnh, còn ông lão đã cạn dần cái sức lực của thời trai trẻ. Thế nhưng, lão đã chiến thắng, chiến thắng bằng niềm tin, bằng sự dũng cảm, bằng tay nghề điêu luyện cộng với nghị lực phi thường. Hành động phóng lao trúng tim con cá một cách dứt khoát để kết liễu nó đã nêu bật lên một chân lý: Sự nỗ lực, nhẫn nại bền bỉ sẽ đưa ta đến thành công. Cuộc sống này chỉ thực sự kết thúc khi chúng ta thôi không còn ước mơ, thôi không còn hy vọng…

Lại nói về đối thủ của ông lão Xan-ti-a-gô, tôi thực sự ấn tượng với nhân vật đặc biệt này. Bởi nó không phải chỉ là một sinh vật giữa đại dương, một đối tượng đi săn thông thường của nhũng người đánh cá, mà con cá kiếm ấy – chính là một “hình tượng văn học mang tính Người”. Sở dĩ tôi thừa nhận điều đó là bởi con cá kiếm toát lên vẻ đẹp dũng mãnh, hiên ngang đối diện với hiểm nguy rình rập. Nó đã chiến đấu đến tận hoi thở cuối cùng, nó cũng giống như ông lão Xan-ti-a-gô, tận dụng hết khả năng để khẳng định chính mình. “Khi ấy, con cá mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung, phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc, nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung, trùm Ịên cả ông lão lẫn con thuyền”. Phải, nó là hiện thân củạ vẻ đẹp cao thượng, bởi ngay đến cái chết cũng phải chọn một cái chết đàng hoàng!

Xây dựng hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô .và con cá kiếm, Hê-minh-uê muốn đề cao vẻ đẹp ẩn chứa bên trong mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Chúng ta cần phải chinh phục tự nhiên nhưng cùng không quên sống hài hoà và yêu mến thiên nhiên. Xan-ti-a-gô từng gọi con cá kiếm là “người anh em”, dù là đối thủ nhung ông lão vẫn luôn luôn tôn trọng và khâm phục sức mạnh của nó. Ở điểm này, nhà văn từng đạt giải Nobel còn khơi gợi một phần chìm” quan trọng trong “Nguyên lý tảng băng trôi”: “Thừa nhận vẻ đẹp cũng như hành động không thể khác của đối thủ nói riêng và con người nói chung là thái độ cần thiết để chúng ta giữ thăng bằng trong cuộc sống, để tránh nhìn đời, nhìn người phiến diện, để biết cảm thông và chia sẻ với người khác hơn”…

Thế nhưng, câu chuyện chưa dừng lại ở đây, nó vẫn còn một nửa sau với kịch tính đến từ đàn cá mập hung dữ, chỉ nhăm nhe tấn công xác con cá kiếm khống lồ. Liệu ông lão có một lần nữa vượt qua được hay không? Khi mà xác thân đã rã rời sau hàng giờ chiến đấu liên tục với con cá kiếm ở phần đầu tác phẩm? Tôi tin chắc rằng bạn đọc sẽ phải bất ngờ với cái kết của câu chuyện sâu sắc và đầy tính giáo dục này…

Ông già và biển cả đã khép lại từ lâu nhưng câu nói tự dặn lòng mình của ông lão Xan-ti-a-gô khi đương đầu với đàn cá dữ vẫn còn vang vọng mãi trong tôi: “Hãy giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người”. Cuộc hành trình đơn độc nhọc nhằn của ông lão già nua để thực hiện một khát vọng chinh phục lớn lao như minh chứng cho một chân lý của cuộc đời: “Con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể bị đánh bại”. Sẽ mãi là như thế…

 

XEM THÊM : Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Số phận con người – Ngữ văn 12 ” TẠI ĐÂY “

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận