Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Đạo đức

Đang tải...

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn Đạo đức

I. Yêu cầu khi đánh giá môn Đạo đức
Chương trình môn Đạo đức hiện hành ở Tiểu học nhằm :
– Trang bị cho học sinh (HS) những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, với người khác, với công việc, với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên.
– Từng bước hình thành cho HS kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
– Bước đầu hình thành ở các em lòng tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương , tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Do đặc thù của môn học, việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập môn Đạo đức của HS, ngoài những yêu cầu chung như các môn học khác, còn cần chú trọng một số yêu cầu sau:
a) Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS phải toàn diện về tất cả các mặt: kiến thức, thái độ, kỹ năng và hành vi ứng xử của các em trong cuộc sống hằng ngày ở nhà trường, gia đình và cộng đồng, trong đó đặc biệt coi trọng việc đánh giá hành vi của HS.
b) Đánh giá kết quả học tập môn học Đạo đức của HS phải kết hợp giữa đánh giá của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) với tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của tập thể HS (nhóm/lớp), đánh giá của cha mẹ HS và đánh giá của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường; trong đó đánh giá của GVCN là quan trọng nhất.

c) Để có thể đánh giá được hành vi ứng xử của HS, một mặt, GVCN cần kết hợp với cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác khai thác, tận dụng triệt để các tình huống ngẫu nhiên trong đời sống nhà trường và gia đình.
Mặt khác, phải chủ động tạo ra những cơ hội, tình huống có vấn đề trong và ngoài giờ học để HS thể hiện, bộc lộ những thái độ, hành vi ứng xử để có thể quan sát, ghi chép, làm cơ sở, chứng cứ cho việc đánh giá.
Chẳng hạn như:
– Để đánh giá kĩ năng hợp tác của HS, GV cần tổ chức cho HS làm việc nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, giải quyết các công việc chung; hay tổ chức cho HS chơi các trò chơi tập thể đòi hỏi có sự hợp tác giữa các thành viên,… Từ đó, quan sát những biểu hiện thái độ, hành vi của HS trong quá trình làm việc nhóm để có chứng cứ đánh giá kĩ năng hợp tác của HS.
– Để đánh giá phẩm chất trách nhiệm của HS, GVCN cần kết hợp với các GV khác, với cha mẹ HS để giao cho HS đảm nhận những nhiệm vụ học tập, những việc lớp, việc nhà phù hợp với khả năng. Và quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS để nhận xét về tính trách nhiệm của em.

Đang tải...

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận