Hướng dẫn chi tiết cách làm bài cảm nhận một đoạn trích

Đang tải...

Mời bạn đọc tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết cách làm kiểu bài cảm nhận một đoạn trích (đoạn truyện) đạt điểm cao gồm 2 phần là lý thuyết và vận dụng cảm nhận đoạn trích.

CÁCH LÀM KIỂU BÀI

CẢM NHẬN MỘT ĐOẠN TRÍCH (ĐOẠN TRUYỆN)

(Tham khảo thêm Kiểu bài cảm nhận về một nhân vật)

A. Lí thuyết

I. Tìm ý

* Bước 1. Đọc kĩ đoạn văn bản

* Bước 2. Xác định đoạn văn bản nói về những nét đẹp, những tính cách nào của nhân vật. (Mục đích là để dùng viết mở bài và triển khai luận điểm)

Ví dụ

Khi cảm nhận nhân vật Phương Định, ta nhớ được: Xinh đẹp, trẻ trung, dũng cảm, lạc quan yêu đời và giàu tình đông chí đồng đội

⇒ Những ý khái quát này sẽ được dùng để giới thiệu trong mở bài. Và mỗi ý như thế sẽ là 1 luận điểm

* Bước 3. Chú đến lời nói, cử chỉ, thái độ, tâm trạng… của nhân vật

⇒ Mỗi lời nói, cử chỉ, suy nghĩ, hành động… của nhân vật đều nói lên một phẩm chất, tính cách của nhân vật.

* Bước 4. Gạch chân dưới những từ cần cảm nhận đánh giá (Chú ý đến lời nói, hành động, cử chỉ… của nhân vật)

* Bước 5. Xác định biện pháp nghệ thuật có trong đoạn trích (không phải cả văn bản).

⇒ thường là nghệ thuật kể chuyện, xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ, ngôi kể… là những nghệ thuật thường sử dụng trong văn bản tự sự

* Bước 6. Liên hệ mở rộng đến những tác phẩm khác (nếu có)

II. Lập dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả

– Giới thiệu tác phẩm

– Giới thiệu khác quát về tác phẩm

– Giới thiệu nội dung mà đoạn trích đặt ra (vấn đề cần nghị luận, cần cảm nhận trong đoạn trích)

– (Xem mở bài cụ thể ở các ví dụ)

2. Thân Bài

* Luận điểm 1:

 – Nêu vẻ đẹp thứ nhất của nhân vật (Giới thiệu bằng một câu)

(Để nêu được luận điểm thì chỉ cần trả lời câu hỏi: Nhân vật đó là người như thế nào? Ví dụ: Phương Định là người như thế nào? Ta có ngay câu trả lời: là cô gái xinh đẹp, trẻ trung, dũng cảm, lạc quan yêu đời; thắm thiết tình động đội)

– Đưa ra những chi tiết để làm sáng tỏ cho những đánh giá đó

(Những chi tiết ở đây là lời nói, cử chỉ, tâm trạng, hành động…)

– Nhận xét đánh giá cảm nhận những dẫn chứng đã nêu

(Nhận xét đánh giá là đi trả lời câu hỏi: tại sao? Có ý nghĩa gì? Gợi em suy nghĩ gì? Ví dụ: khi tiễn chồng đi trận, Tại sao Vũ Nương lại nói như vậy? Những lời nói đó có ý nghĩa gì? Gợi cho em suy nghĩ gì?)

– Phân tích đánh giá đặc sắc nghệ thuật

Ví dụ

1. Ngoại hình, xuất thân của Phương Định được giới thiệu là: Tôi là cô gái Hà Nội, nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá…hai bím tóc dày, một cái cổ cao…=> Lời giới thiệu đó có ý nghĩa gì không? (Xem bài mẫu)

2. Suy nghĩ về công việc: Phương Định suy nghĩ về công việc: Việc gì cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không, đất bốc khói, không khí bàng hoàng…

– Suy nghĩ về cái chết “Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mở nhạt….”

– Suy nghĩ về những người đẹp nhất, thông minh nhất, can đảm nhất là những người mặc quân phục và có ngôi sao trên mũ…

3. Hành động Phá bom của PĐ nói lên điều gì không? Có ý nghĩa gì không? Thể hiện phẩm chất, vẻ đẹp nào của nhân vật?

4. Lời nói của Vũ Nương với con, với chồng… đều thể hiện một tính cách nào đó của nhân vật…

⇒ Khi cảm nhận một nhân vật, ta phải chú ý đến những khía cạnh đó để đánh giá, bình luận nhận xét. Cảm nhân về một nhân vật không phải là thao tác tóm tắt lại văn bản với vài dòng đánh giá sơ sài.

* Luận điểm 2:

– Nêu vẻ đẹp thứ 2 của nhân vật

– Cách làm (như luận điểm 1)

* Luận điểm N: Nêu ra giá trị nhân đạo và mở rộng, liên hệ (nếu có)

3. Kết bài

– Tổng kết đánh giá về nội dung + nghệ thuật

– Nêu ra cảm nghĩ cảm xúc

Lưu ý: Đối với văn bản tự sự, nghệ thuật thường không phong phú như các văn bản trữ tình. Cụ thể thường các hình thức nghệ thuật như:

– Xây dựng tình huống truyện

– Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật

– Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

– Ngôn ngữ mang dấu ấn đặc trưng.

– Lựa chọn ngôi kể phù hợp

⇒ Những nét nghệ thuật này hầu như tác phẩm nào cũng có.

B. Vận dụng

Cảm nhận của em về đoạn trích sau:

             “Vũ Nương rót rượu mà rằng: Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám được đeo ấn phong hầu, được mặc áo gấm trở về quê cũ… lo liệu như cha mẹ đẻ mình

(Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)

1. Mở bài trực tiếp:

             Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam Trung đại. Sự nghiệp văn chương của nguyễn Dữ không thật sự đồ sộ nhưng có nhưng tác phẩm làm lay động trái tim bạn đọc bao thế hệ. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Tác phẩm đã thể hiện thành công nhân vật Vũ Nương là một người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Điều đó được thể hiện qua đoạn trích: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám được đeo ấn phong hầu… ngày về chỉ mang theo hai chữ bình yên thế là đủ rồi.”

2. Mở bài gián tiếp:

             Hình ảnh người phụ nữ là một đề tài xuyên suốt trong văn học Trung đại Việt Nam. Với truyện Kiều của nguyễn Du ta bắt gặp một Thúy Kiều với “người sao hiếu nghĩa đủ đường” nhưng “kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi”, một hình ảnh “bảy nổi ba chìm với nước non” trong thơ Hồ Xuân Hương… nhưng ở họ luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp. Vũ Nương trong chuyện người con gái Nam Xương là một người như thế. Điều đó được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích….

Lưu ý: Có thể tóm tắt toàn bộ tác phẩm trong vòng 4,5 dòng và dẫn đến đoạn trích cần nghị luận.

2. Thân bài

* Luận điểm 1: Trước hết đoạn trích cho ta thấy Vũ Nương là 1 người vợ hết lòng yêu thương chồng.

– Dẫn dắt: ngày tiễn chồng ra chiến trận, nàng bày tỏ những điều hết sức yêu thương, cảm động….

– Dẫn chứng 1: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong đeo ấn phong hầu… chỉ xin bình yên thế là đủ”. Lời nói của Vũ Nương có ý nghĩa gì không?

– Đánh giá 1

+ Mong ước giản dị cao đẹp

+ Không mong vinh hoa phú quý tiền tài danh vọng mà chỉ cầu mong cho chồng bình an nơi chiến trận

+ Khát khao được hạnh phúc sum họp đoàn tụ

+ Vũ nương không muốn đứa con sinh ra mà không có bố

– Dẫn chứng 2: “chỉ e việc quân khó liệu…mẹ hiền lo lắng”

– Đánh giá bình luận

+ Chiến tranh là li tan chết chóc có biết được trong số đó lại không có chồng mình

+ Đó cũng là khát mong của người phụ nữ nói chung – Vũ Nương lo lắng cho sự an ngu của chồng nơi chiến trận

+ Trong số hàng triệu người ngã xuống lại không có chồng mình. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến nên họ sẽ không quan tâm đến sinh mạng của nhân dân

– Dẫn chứng 3: “nhìn trăng soi thành cũ … sợ không có cánh hồng bay bổng”

– Đánh giá bình luận

+ Nàng quan tâm đến sức khỏe của chồng

+ Hình dung nỗi nhớ nhung cô đơn trống trãi khi không có chồng bên cạnh.

* Luận điểm 2: Vũ Nương không chỉ yêu thương chồng mà còn là 1 người con dâu hiếu thảo

– Dẫn chứng 3

+ Khi mẹ chồng ốm: thuốc thang, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn

+ Khi mẹ chồng mất: Hết lời thương xót ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ mình

– Đánh giá bình luận

+ Tình cảm ấy xuất phát từ một trái tim yêu thương chân thành, nhất mà trong xã hội phong kiến khi mối quan hệ giữa mẹ chồng với nàng dâu thường sứt mẻ thì Vũ Nương lại còn đáng trân trọng hơn.  

+ Nàng không phân biết giữa mẹ chồng và mẹ đẻ mà với ai nàng cũng có trách nhiệm như vậy.

+ Phải chằng nàng là như vậy để chồng ở nơi biên ải được yên tâm hơn?

* Luận điểm 3: Đoạn trích thể hiện một tài năng nghệ thuật bậc thầy và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Dữ

– Đoạn trích đã thể hiện thành công tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Dữ trong việc xây dựng tình huống truyện độc đáo (Trương Sinh đi lính) để bộc lộ tính cách phẩm chất của nhân vật một cách đầy đủ và rõ ràng nhất.

– Khả năng miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc lời văn lúc thiết tha lúc nghẹn ngào lúc nhung nhớ sử dụng nhiều câu văn biện ngẫu làm cho lời văn nhịp nhàng, cân đối.

– Tấm lòng nhân đạo: Yêu thương, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nàng…

3. Kết bài

– Câu chuyện khép lại nhưng tiếng kêu than ai oán của nàng vẫn còn vang vọng mãi trên sông trên sông Hoàng Giang. Cảm ơn Nguyễn Dữ đã gửi đến cho chúng em dù chỉ là 1 đoạn hay là cả câu chuyện đều giàu tính nhân văn.

Nghi ngút đầu nghềnh tỏa khói hương

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương

>> Xem thêm: Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ – Soạn Văn Lớp 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận