Hoàng Lê Nhất Thống Chí sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9

Đang tải...

Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngữ Văn lớp 9

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Hoàng Lê nhất thống chí (hay An Nam nhất thống chí) là một cuốn sách viết bằng chữ Hán. Ngô Gia Văn Phái (Tập hợp các tác phẩm sáng tác và nghiên cứu của các tác giả họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)).

Hoàng Lê nhất thống chí đã dựng lên được một bức tranh rộng lớn, phức tạp và chân thực về xã hội nước ta những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đây là một kí sự về lịch sử. Thành công của tác phẩm là à chỗ đã kết hợp khá hài hoà chăn lí lịch sử với chân lí nghệ thuật. Và mặc dù các sự kiện có vai trò quan trọng đầu tiên, nhưng các nhân vật củng được xây dựng với một diện mạo khá rõ nét. Có khi, chỉ cần một câu nói, một vài nét phác hoạ, tác giả củng để lại cho người đọc những ấn tượng không thể quên về một nhân vật. Tuy nhiên, ở một sô’đoạn, tác giả còn rơi vào kể lể sự kiện khô khan mà chưa đi vào chiều sâu tâm lí nhân vật.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 72)

Dù sao, trong văn xuôi chữ Hán của nước ta, trước và sau Hoàng Lê nhất thống chí, không có một tác phẩm nào có quy mô đồ sộ và đạt được nhiều thành tựu như vậy.

a. Hướng dẫn tìm hiểu 

Đọc toàn bộ đoạn trích hồi thứ 14 trong SGK. Đây là một văn bản có nhiều chi tiết, liên quan đến lịch sử nên cần chú ý đọc kĩ các chú thích trong sách để hiểu nội dung. Trong đoạn trích có nhiều lòi đối thoại giữa các nhân vật, cần chú ý để nắm được tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

b. Gợi ý trả lời

Hồi thứ 14 kể về việc quân Thanh bị đại bại trong trận Ngọc Hồi, vua Lê Chiêu Thông bỏ thành Thăng Long trôn chạy. Đoạn đầu của hồi này nói về việc Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long, thấy dễ dàng, cho là vô sự, không đề phòng gì cả. Điều đó làm cho vua Lê Chiêu Thống vốn đã biết rất rõ tài cầm quân của Nguyễn Huệ, rất lo lắng.

Có thể chia đoạn trích thành 3 phần:

Phần 1: Từ “Nhắc lại, Ngô Văn sở… vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)”: Chuẩn bị kế hoạch tiến quân vào thành Thăng Long của Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ), và việc lên ngôi hoàng đế của Nguyễn Huệ.

Phần 2: Từ “Vua Quang Trung tự mình… tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”: Cuộc tiến công thần tốc, bất ngờ của vua Quang Trung vào thành Thăng Long, quân Thanh đại bại.

Phần 3: Đoạn còn lại: Tin quân Tây Sơn kéo vào thành Thăng Long đã làm cho Lê Chiêu Thống hoảng sợ, tìm mọi cách trốn chạy ra ngoài.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 72)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Hình ảnh người anh hùng áo vải (Nguyễn Huệ) được tác giả khắc hoạ chủ yếu qua đoạn văn: “Nhắc lại, Ngô Văn sở sau khi… Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”, cần đọc kĩ văn bản và các chú thích trong SGK đê hiểu nội dung của các từ khó. Hình ảnh nhân vật được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào: ngoại hĩnh, cử chỉ, lời nói…

b. Gợi ý trả lời

Đọc những câu thơ:

Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.

Ta như được sống lại những giờ phút lịch sử hào hùng của dân tộc vào cuối, năm Mậu Thân (1788), đầu năm Kỉ Dậu (1789) khi Lê Chiêu Thống đã rước 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, kéo sang xâm lược nước ta. Trong không khí lịch sử ấy, hình ảnh người anh hùng áo vải (Nguyễn Huệ) đất Tây Sơn xuất hiện như một vị cứu tinh của dân tộc.

Đoạn trích mở đầu bằng sự kiện Ngô Văn sở – một tướng của đội quân Tây Sơn – lui quân về án ngữ tại Biện Sơn và Tam Điệp. Một tình thế khá nguy cấp. Trong bối cảnh đó Nguyễn Huệ xuất hiện với vai trò một vị thủ lĩnh đại tài, có tầm nhìn chiến lược và quyết đoán. Khi nghe tin Nguyễn Văn Tuyết cấp báo Ngô Văn sở đã lui về Tam Điệp thì Nguyễn Huệ “giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay”. Là một vị thống lĩnh đại quân Tây Sơn đang trên đà tiến quân đánh bại giặc Thanh cưốp nước và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống, nhưng lại phải tạm thời lui quân hỏi sao Nguyễn Huệ không sốt ruột, lo lắng cho được. Nhưng với sự sáng suốt, điềm tĩnh, luôn lắng nghe ý kiến của cấp dưới, Nguyễn Huệ đã cân nhắc lời khuyên của tướng sĩ: “Trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau sẽ cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa muộn”. Lời khuyên đó được vị chủ soái chấp nhận. Bởi Nguyễn Huệ lúc đó mới chỉ là một thủ lĩnh của phong trào nông dân, đại diện cho một giai cấp.

Như vậy, nếu không “Chính vị hiệu”, thì chưa thể thu hút được sự ủng hộ của quần chúng và gây tiếng vang cho phong trào, danh chưa chính thì ngôn không thể thuận. Một quyết định được đưa ra vô cùng nhanh chóng, chỉ một ngày sau khi Nguyễn Văn Tuyết cấp báo, 25 tháng Chạp, Nguyễn Huệ đã “đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi… lên ngôi hoàng đế”, lấy niên hiệu Quang Trung. Đó là một quyết định hết sức sáng suốt mở đầu cho chuỗi thành công vang dội của nghĩa quân Tây Sơn.

Dường như thần tốc, dứt khoát là phẩm chất hàng đầu ở vị thủ lĩnh tôi cao này, ngay hôm sau lễ đăng quang, vua Quang Trung đã ra lệnh xuất binh và tự mình thống lĩnh đại quân theo hai đường thuỷ, bộ tiến ra Bắc. Mới nghe thì tưởng như lệnh xuất quân ấy có vẻ nóng vội. Nhưng thật ra, lệnh xuất bmh ấy đã dựa trên những cơ sỏ thực tế của nó, từ sự xem xét, đánh giá hết sức kĩ lưỡng. Mặc dù ở vị trí lãnh đạo tối cao nhưng Quang Trung không chủ quan quyết định một cách liều lĩnh bởi cuộc tiến công này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đôi với sự nghiệp giải phóng đất nước, báo hiệu những nguy cơ, khó khăn rất lớn khi phải chọc thẳng vào sào huyệt của giặc và đối chọi với 29 vạn quân “chuyên nghiệp” của Tôn Sĩ Nghị. Quang Trung đã cẩn thận chia sẻ lo toan của mình cho cố vấn quân sự La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp. Trước lời quả quyết của vị cố vấn: “Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan” vua Quang Trung thấy được sự đồng lòng, đồng tâm và càng tin tưởng vào quyết định của mình.

Phương châm của Nguyễn Huệ là “quân không cốt đông mà cốt tinh nhuệ” nhưng để chống chọi số lượng 29 vạn quân Thanh, chưa kể lực lượng của Lê Chiêu Thống, cũng cần phải có một đội quân hùng hậu. Một kế hoạch tuyển binh được đưa ra một cách rất kịp thời “cứ ba suất đinh lấy một người”. Do được sự ủng hộ, hợp tác chặt chẽ từ phía nhân dân nên chẳng mấy lúc quân đã lên tới một vạn người. Dù tác giả không miêu tả nhưng chỉ qua chi tiết nhỏ cũng cho thấy sự phối hợp giữa nghĩa quân Tây Sơn và quần chúng nhân dân rất chặt chẽ, đi đến đâu cũng được dân chúng ủng hộ, cưu mang.

Tài thao lược của Nguyễn Huệ không chỉ thể hiện việc điều binh khiển tướng mà còn ở việc chăm lo đến công tác động viên chính trị hết sức kịp thời bằng nhiều biện pháp rất linh hoạt và hiệu quả. Đe khích lệ tinh thần quyết tâm chiến đấu của quân sĩ, vua Quang Trung đã vạch trần tội ác dã man của giặc Thanh “mấy phen cưốp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”, chúng còn có âm mưu hết sức thâm độc: “lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện” của chúng. Như vậy, đại quân Tây Sơn khởi nghĩa là thuận theo lẽ trời, đại diện cho nhân nghĩa, cho toàn thể dân tộc vùng lên giải phóng đất nước. Đó chính là sự noi gương tiếp nốì truyền thống tốt đẹp hào hùng của dân tộc. Những lời lẽ ấy thể hiện tầm nhìn sâu rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của ngươi anh hùng áo vải (Nguyễn Huệ).

Nhưng Quang Trung còn thu phục lòng người bằng chính sự chính trực, nghiêm minh, thưởng phạt rõ ràng. Trong những lời trách mắng rất dứt khoát, nghiêm khắc nủa vua Quang Trung vối hai tướng sở và Lân: “Tội của oác ngươi đều đấng diết một vạn lần” vẫn chứa đựng sự khoan dung, tấm lòng cao cả của một thủ lĩnh. Đó cũng là một “bí quyết” trong cách dùng ngươi của Nguyễn Huệ khiến quân sĩ vừa nể sợ lại vừa yêu mến kính phục, một lòng một dạ cùng vị thủ lĩnh vào sinh ra tử, chịu bao khổ cực gian nan. Thấu hiểu lòng trung thành của quân sĩ, Nguyễn Huệ thường xuyên chăm lo đời sống và động viên tinh thần của họ hết sức kịp thời. Dù trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, cấp bách nhưng vua Quang Trung vẫn mở tiệc khao quân cho tất cả quân sĩ ăn Tết trước để chuẩn bị cho cuộc tiến công quyết chiến chiến lược cuối cùng. Quyết định tấn công giặc đúng vào tối 30 Tết là một quyết định thiên tài của nhà quân sự kiệt xuất Nguyễn Huệ. Bởi đó là lúc quân tướng của Tôn Sĩ Nghị vẫn đang say sưa chè chén, chìm đắm trong “niềm tin chiến thắng” (nhất là khi Nguyễn Huệ gửi thư giả hàng). Chớp thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong nghệ thuật quân sự. Và trên cơ sở sự chuẩn bị kĩ lưỡng, sự phân tích sáng suốt về thế của ta và địch, Nguyễn Huệ khẳng định niềm tin tất thắng: “Đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng”. Một tiên đoán thiên tài và cũng là một quyết tâm sắt đá. Quyết tâm đó đã biến thành hành động thực tế bằng cuộc tiến công thần tốc vào kinh thành Thăng Long của năm đạo quân tinh nhuệ.

Đoạn văn miêu tả về thế tiến công như vũ bão, như nước triều dâng của đại quân Tây Sơn như một bản ca hùng tráng. Lời văn dồn dập, trào dâng cùng thế tiến công quân thù. Các chiến thắng liên tiếp vang dội ngày càng mạnh mẽ, rộng lớn: từ Hạ Hồi đến Ngọc Hồi, Đống Đa và cuối cùng là tiến binh đến Thăng Long. Một sức mạnh như vũ bão, một sức tấn công bất ngờ không thể chống được và sự đại bại của quân Thanh Ịà hoàn toàn tất yếu.

Với niềm tự hào mãnh liệt, cảm hứng hùng tráng, tác giả Hoàng Lê nhât thống chí đã dựng lại hình ảnh ngưòi anh hùng áo vải (Nguyễn Huệ) oai phong, lẫm liệt. Chỉ qua đoạn trích cũng đủ cho chúng ta thấy tài năng quân sự vào loại bậc nhất của dân tộc, của vị thủ lĩnh kiệt xuất. Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đi vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng chói lọi về tài năng, đức độ và lòng yêu nước của con người Việt Nam.

Xem thêm Sự phát triển của từ vựng ngữ văn lớp

9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 72)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ “Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng…” đến hết và cho biết nội dung chính về nhân vật nào, sự việc nào. Sự việc đó được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh gì? Nó được miêu tả một cách độc lập hay trong tương quan với hình ảnh nào khác.

b. Gơi ý trả lời

Người đọc càng say sưa, hào hứng theo dõi cuộc tiến công thần tốc của đại quân Tây Sơn tiến vào kinh thành Thăng Long, thì càng ghê tởm, căm tức khi bắt gặp hình ảnh của quân tướng nhà Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống. Bằng biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã miêu tả và nêu bật sự thảm hại của quân Thanh xâm lược và số phận nhục nhã, bi đát của bọn vua quan bán nước hại dân.

Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân tinh nhuệ sang xâm lược nước ta, sau khi chiếm được thành Thăng Long không mất một mũi tên, như vào chỗ không người, càng kiêu căng, với bản chất huênh hoang, tự đắc, hắn càng được thể khoác lác: “Việc gì mà phải vội vã như vậy? … Giặc gầy mà ta đang béo, hãy để chúng tự đến nộp thịt”. Vì quá tự tin vào khả năng phòng thủ của mình, nên hắn đã cho bọn tướng tá, binh lính ăn uống no say, chơi bòi tiệc tùng thoả thích, không hề để ý đến cơ sự bên ngoài là đại quân Tây Sơn đã tiến sát vào thành. Đến lúc đó mà chúng vẫn huênh hoang tuyên bố là đầu xuân sẽ kéo quân thắng đến sào huyệt của quân Tây Sơn để “bắt sống, không một tên nào lọt lưới!”. Nhưng thảm hại thay, chúng chưa kịp hành sự, còn đang đắm chìm trong men say thì quân Tây Sơn đã ập đến. Trước sức tiến công như vũ bão, xuất thần “tướng từ trên trời xuống, quân chui dưới đất lên” của quân Nguyễn Huệ, hệ thống phòng thủ kiên cố, niềm tự hào kiêu hãnh của chúng bị đập tan như tổ kiến hổng ở thân đê sập toang trước một cơn sóng dữ. Thất bại dồn dập. Đồn Hạ Hồi phải đầu hàng, Ngọc Hồi bị đập nát. Những tên lính tinh nhuệ ngày thường vẫn nghênh ngang đi lại, cướp bóc, đánh đập dân lành nay bỗng trở nên thảm hại, kẻ rụng rời sợ hãi, kẻ bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Thì ra đội quân mà bấy lâu nay nhà Thanh nuôi dưỡng, tin tưởng, tự hào đến lúc này chỉ biết cố sức chạy thoát thân đến mức sẵn sàng gịẫm đạp, giày xéo lên nhau. Quân đã thê, tướng cũng chẳng hơn gì. sầm Nghi Đông tự thắt cổ chết còn Tôn Sĩ Nghị huênh hoang, khoác lác là thế cũng sợ mất mật và tìm cách trốn thoát, bỏ mặc lại quân lính đang tan tác như “rắn mất đầu”. Thảm hại nhất là cảnh hàng vạn tên giặc tán loạn, tranh nhau chạy thoát thân mà cuối cùng đều bị rơi xuống nước, thây chất đầy đến nỗi nựớc sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn.

Bọn bán nước cầu vinh Lê Chiêu Thống, Lê Quýnh, Trịnh Hiến cũng chịu chung một số phận. Dựa vào thế của Tôn Sĩ Nghị, chúng cũng thả sức tiệc tùng ăn chơi, chè chén: “tuyệt nhiên không nghe tin cấp báo gì cả”. Nhưng đến khi quân Tây Sơn tiến vào đập tan đội quân của Tôn Sĩ Nghị thì số phận của chúng cũng bị định đoạt. Chẳng còn con đường nào khác, vua tôi, quân thần cuốn gói tháo chạy để bảo toàn tính mạng. Thật thảm hại, bi đát và nhục nhã cho những kẻ mắc tội tày trời “rước voi về giày mả tổ”. Hình ảnh Lê Chiêu Thống và bọn cận thần “than thở, oán giận, chảy nước mắt” nhìn nhau là màn kết thúc độc đáo của một tấn bi hài kịch về thân phận của những kẻ bán nước cầu vinh, hại dân hại nước. Đúng như lời người Bắc Hà khi ấy than rằng: “Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế”.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 72)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại đoạn văn từ “Nửa đêm ngày mồng 3…” đên hết để tìm những chi tiết cụ thể miêu tả sự thất bại thảm hại của giặc Thanh và bè lũ Lê Chiêu Thống. Chú ý hình ảnh của chúng được miêu tả trong thế tương phản với hình ảnh lẫm liệt, hào hùng của quân Tây Sơn. Nhưng cách tả về hai thế lực đó có sự khác nhau căn bản.

b. Gợi ý trả lời

Với thái độ phê phán, khinh bỉ, tác giả Hoàng Lê nhât thống chí đã vẽ nên bức tranh thảm hại của lũ giặc bán nước và cướp nước sau trận đại phá Thăng Long của vua Quang Trung.Quân Thanh từ binh sĩ đến tướng lĩnh đều bị tan tác trước sức tấn công như vũ bão của quân Tây Sơn. Vì chủ quan, khinh thường không đánh giá được sức mạnh của đối phương, lại bị đánh vào lúc không thể ngò tới nên chúng tan rã rất nhanh. Mỗi kẻ một vẻ nhưng chúng đều tỏ rõ sự sợ hãi đến kinh hồn bạt vía, chẳng còn sức chống cự mà chỉ lo tìm đường thoát thân. Ngòi bút miêu tả của nhà văn tỏ ra rất sắc sảo khi vừa điểm mặt chỉ tên từng tên tướng lĩnh như Tôn Sĩ Nghị, sầm Nghi Đông, vừa khái quát cảnh chết chóc với scí lượng đông đảo của quân lính. Với những chi tiết “ai nấy đều rụng rời”, “chết đến hàng vạn ngưòi”, “quân lính Vơi xuống nước, đến nỗi sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn” đã cho ta thấy một bức tranh về sự thất bại thảm hại của toàn bộ đội quân hung hăng, tàn bạo, ngông cuồng nhà Thanh. 

Trong khi đó, bọn bán nước cầu vinh chỉ được tác giả miêu tả qua một vài nhân vật tiêu biểu: Lê Chiêu Thống, Lê Quýnh, Trịnh Hiến, thái hậu và cũng chỉ qua một vài chi tiết. Sự sắc sảo trong ngòi bút của nhà văn cũng thể hiện ở chỗ đó. Không phải là cảnh tán loạn, giẫm đạp lên nhau chết hàng vạn người như quân tướng nhà Thanh mà chỉ là cảnh chạy trốn lén lút của vua quan triều Lê. Thái độ cuông quýt của ông vua bù nhìn, các viên quan khác nhìn nhau than thở, oán giận chảy nưốc mắt đã toát lên bản chất đốn hèn, nhục nhã của. bọn bán nưốc. Khi bọn giặc Tôn Sĩ Nghị chạy tán loạn lo thoát thân thì bọn bán nước cũng lục tục kéo nhau chạy theo. Xưa và nay, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào thì kẻ bán nước cầu vinh cũng vô cùng xấu xa, dơ bẩn, bị ngưòi đòi khinh bỉ và ghê tởm. Câu nói của Lê Chiêu Thông với Tôn Sĩ Nghị cho thấy “đến chết nết vẫn không chừa”: “Nếu như sự thể không xong lại xin sang hầu tướng quân”. Nghĩa là lại “rước voi về giày mả tổ”, bản chất đớn hèn, nô lệ của chúng trước sau vẫn không thê thay đổi.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận