Hành động nói – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Hành động nói ngữ văn lớp 8

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Mỗi hành động nói có thể thực hiện bằng kiểu câu có chức năng phù hợp với hành động đó. Ta gọi đó là trường hợp kiểu câu được dùng theo lối trực tiếp.

  • Câu trần thuật được dùng để thực hiện hành động trình bày.

Ví dụ:

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

  • Câu cầu khiến dùng để thực hiện hành động điều khiển.

Ví dụ:

  • Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa vói em không bao giờ đê chúng ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

  • Câu cảm thán dùng để thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:

Hỡi ơi lão Hạc!  Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thê làm liều như ai hết… Một người nhự thế đấy.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Tuy nhiên, có những trường hợp kiểu câu được dùng không tương ứng với hành động nói. Ta gọi đó là kiểu câu được dùng theo lối gián tiếp.

  • Dùng câu nghi vấn để thực hiện hành động điều khiển.

Ví dụ:

Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy Xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

+ Dùng câu nghi vấn để thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:

Mẹ ơi! Mẹ có biết rằng con yêu mẹ nhất trên đời không?

1. Xác định mục đích nói của các câu trong đoạn trích dẫn ở SGK trang 70.

Hành động nói ngữ văn lớp 8

2. Dựa vào bảng tổng kết ở bài tập trên, lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói. (Xem lại phần Hướng dẫn tìm hiểu bài).

Xem thêm Ôn tập về luận điểm – Ngữ văn lớp 8 tập 2

tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này có ba yêu cầu:

  • Xác định các câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
  • Cho biết những câu đó được dùng làm gì,
  • Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó.

Các câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và mục đích nói của từng câu.

  • Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

Mục đích nói: Khẳng định không thể vui vẻ được.

  • Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muôn vui vẻ phỏng có được không?

Mục đích nói: Khẳng định vui vẻ được.

  • Vì sao vậy?

Mục đích nói: Nêu vấn đề để giải thích.

  • Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mủi nào đứng trong trời đất nữa?

Mục đích nói: Khẳng định sự nhục nhã, đớn hèn của những kẻ không biết rửa nhục, không biết trừ hung, giơ tay không mà chịu thua giặc.

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dẫn ở SGK trang 71, 72
  • Hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.

Những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích của Chủ tịch Hồ Chí Minh là:

a) Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng (…) hoà bình thống nhất Tổ quốc.

  • Hễ còn một tên xâm lược (…) quét sạch nó đi.
  • Quân và dân miền Bắc (…) miền Nam ruột thịt.

Tác dụng:

– Nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng giành lại độc lập.

  • Cổ vũ, động viên quần chúng đứng lên bảo vệ độc lập Tổ quốc.
  • Thể hiện sự gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân.

b) Điều mong muốn cuối cùng (…) sự nghiệp cách mạng thế giới.

Tác dụng:

  • Là lời bộc lộ tâm sự, mong ước cuối cùng của Hồ Chủ tịch đối với Đảng, với nhân dân.
  • Thể hiện sự quan tâm lo lắng của Người đối với Đảng, với nhân dân trước lúc Người ra đi.

3. Bài tập này nêu ra hai yêu cầu:

  • Xác định các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích dẫn ở bài tập trang 72;
  • Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích là:

  • Song anh có cho phép em mới dám nói…

Lời nói trên là của Dế Choắt nên khiêm nhường, nhã nhặn và có phần sợ sệt.

  • Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Lời nói trên của Dế Mèn nên hông hách, bề trên.

  • Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

Đây là lời đề nghị của Dế Choắt với Dế Mèn nên nhã nhặn, lịch sự.

  • Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

Lời mắng nhiếc của Dế Mèn với Dế Choắt mang tính hống hách, kẻ cả.

4. Bài tập này yêu cầu các em chọn cách hỏi đường người lớn thích hợp trong các cách dẫn ở SGK trang 72. Khi hỏi đường các em nên chú ý:

  • Khi hỏi người nhiều tuổi hơn, phải lễ phép, lịch sự.
  • Phải nêu rõ mục đích của câu hỏi.

Vì vậy, các em có thể chọn những cách hỏi đường sau:

  • Bảc làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ?
  • Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ờ đâu không ạ?

5. Bài tập này yêu cầu các em chọn hành động thích hợp trong các hành động dẫn ở SGK, trang 73.

Trong quán ăn, khi một người đề nghị người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?”, nên chọn cách trả lòi sau:

Đưa lọ gia vị cho người đề nghị và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác…)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận