Hàm Nghi (8/1884 – 8/1885) – Các triều đại Việt Nam

Đang tải...

HÀM NGHI (8/1884 – 8/1885)

Niên hiệu: Hàm nghi

Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, em ruột Kiến Phúc. Sau khi Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi và được đưa lên ngôi ngày 1 tháng Tám năm Giáp Thìn (1884). Lúc đó, hòa ước Giáp Thân (6-6- 1884) đã được ký kết. Lễ đăng quang của Hàm Nghi không được Nam triều thông báo cho Khâm sứ Pháp tại Trung kỳ, vì thế Rê-na không thừa nhận vua mới. Chúng yêu cầu mời các đại thần cơ mật sang tòa Khâm sứ để bàn định nghi thức gặp gỡ giữa vu Hàm Nghi và đại diện tối cao của chính phủ Pháp song Tôn Thất Thuyết từ chối. Tướng Dờ Cuôc-xy dọa sẽ đem quân sang bắt. Trước tình thế không thể trì hoãn, nửa đêm ngày 7 tháng Bảy năm Ất Tị (1885) Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công bất ngờ vào đồn Mang Cá và đồn Pháp cạnh tòa Khâm Sứ. Quân Nam đánh rất hăng hái, song vũ khí quá thô sơ và giao liên non kém nên chỉ mấy giờ sau, bị thất bại. Kinh thành Huế thất thủ. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tập hợp tàn quân chực sẵn ở cửa Chương Đức vào cung đón vua và tam cung chạy khỏi Hoàng thành, xa giá ra Quảng Trị. Đạo Ngự có hơn ngàn người, phần đông là các đại thần, ông hoàng bà chúa, già có, trẻ có, đi kiệu, đi ngựa và đi bộ. Hoàng tử Chánh Mong cưới ngựa vì chạy nhanh, tiền vàng trong người rải khắp dọc đường. Có bà chúa ôm con khóc sướt mướt trên kiệu. Hàm Nghi ngồi kiệu lâu, kêu mệt, phải chuyển sang nằm võng.

Qua hai ngày đi đường, đoàn ngự ra đến Quảng Trị — Tỉnh quan Quảng Trị ra ngoài thành rước nhà vua và tam cung vào ngự ở hành công. Chiều 8 tháng Bảy năm 1885 theo lệnh của Từ Dụ Hoàng thái hậu, văn võ đại thần họp ở hành cung. Theo ý Từ Dụ Hoàng thái hậu, Tôn Thất thuyết chia đạo ngự ra làm hai đoàn: một đoàn theo Từ Dụ trở lại Huế gồm các hoàng thân và quan lại già yếu hoặc nặng gánh gia đình cùng phụ nữ yếu đuối. Một đoàn theo vua ra Tân sở xây dựng căn cứ chống Pháp. Căn cứ Tân sở nằm trên cao nguyên miền Trung, phía Tây là Lào, Đông là trảng cát khô cằn tỉnh Quảng Trị. Đây là vùng khí hậu khắc nghiệt, cây cối thưa thốt cằn cỗi, mùa hè gió Lào mù mịt, nóng như thiêu đốt. Sau ba ngày ở Tân sở, Hàm Nghi đòi Tôn Thất Thuyết cho người đưa về Huế. Song trước thái độ kiên quyết của Tôn Thất Thuyết, nhà vua dần dần hiểu ra và quyết tâm kháng chiến, Hàm Nghi đã phê chuẩn Chiếu cần Vương với ý thức trách nhiệm rất rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm. Hưởng ứng Chiếu cần Vương, dân chúng và sĩ phu cả nước liên tiếp đứng dậy cầm vũ khí chống Pháp. Thực dân Pháp vô cùng lúng túng trước phong trào cần Vương, đã tìm cách bắt cho được Hàm Nghi để dẹp phong trào từ đầu não. Dùng kế phản gián, thực dân đã lừa bắt được Hàm Nghi, tại căn cứ ở Hà Tĩnh, đưa xuống thuyền đưa về Huế ngày 14 tháng Mười một năm Mậu Thân . (1888). Bấy giờ vua mới 17 tuổi, Pháp tìm mọi cách thuyết phục Hàm Nghi cộng tác, làm bù nhìn song đều bị nhà vua thẳng thắn khước từ.

  • Tôi, thân đã tù nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha me, anh chi em nữa.

Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đẩy nhà vua đi an trí tại An-giê (thủ đô Angiêri, thuộc địa của Pháp). Tại đây, Hàm Nghi được đến ở biệt thự thuộc làng Enbia, ngoại ô An-giê. Lúc đầu, nhà vua tẩy chay không chịu học tiếng Pháp, về sau nghĩ lại, nếu không học thì khó mà hiểu được văn hóa Pháp và thế giới, nhà vua đã học và nhanh chóng làm chủ được ngôn ngữ Pháp. Hiểu sâu sắc về văn chương, mỹ thuật Pháp, sau trở thành một họa sĩ có tài. Dù vậy, về nhà, vua vẫn giữ nguyên tập tục dân tộc: đầu bùi tóc, quần the, áo dài Việt Nam.

Hội họa, âm nhạc và một gia đình nhỏ gồm một vợ và một con gái đã giúp Hàm Nghi khuây khỏa phần nào nỗi đau của người dân mất nước, của một ông vua bị đi đày xa. Vua đã sống ở An-giê 47 năm, thọ 64 tuổi.

File PDF

Xem thêm

ĐỒNG KHÁNH (10/1885 – 12/1888)

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận