Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 tập hai – Văn bản báo cáo

Đang tải...

Văn bản báo cáo

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm được các đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, nội dung và cách làm loại văn bản này.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Đặc điểm của văn bản báo cáo

Văn bản báo cáo là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.

1. Đọc các văn bẫn

2. Trả lời câu hỏi

a) Viết báo cáo để thông tin về tình hình, kết quả của một hoạt động nào đó.

b) Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày là:

– Về nội dung: báo cáo cần viết đủ và rõ ràng, cung cấp chính xác những thông tin cần thiết để người nhận báo cáo có thể hình dung được tình hình, nắm được diễn biến của sự việc và kết quả. Những số liệu cần đủ và chính xác.

– Về hình thức trình bày: báo cáo phải viết theo mẫu của văn bản hành chính vói các mục cần thiết, trình bày cần rõ ràng, sáng sủa và cân đối.

3. Trong 3 tình huống nêu trong SGK, trang 134, chỉ có tình huống b) Gần cuối năm học, Ban giám hiệu cần biết tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong hai tháng cuối năm, là cần phải viết văn bản báo cáo.

II. Cách làm văn bản báo cáo

1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo

Hai văn bản báo cáo trong SGK trang 133, 134 có những điểm giống nhau và khác nhau là:

– Giống nhau: cả hai văn bản đều có các mục: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?

– Khác nhau: hai văn bản khác nhau ở nội dung trình bày cụ thể.

2. Dàn mục một văn bản báo cáo

Một văn bản báo cáo cần có các mục sau đây:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Địa điểm và ngày tháng (làm báo cáo).

– Tên văn bản: Báo cáo về…

– Nơi nhận báo cáo.

– Người (tổ chức) báo cáo.

– Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được.

– Chữ kí và họ tên ngưòi báo cáo.

3. Lưu ý

– Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.

– Trình bày văn bản báo cáo cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung báo cáo, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng; không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng tròng quá lón.

– Tên người (tổ chức) báo cáo, nơi nhận báo táo và nội dung báo cáo là những mục cần chú ý trong loại văn bản này.

– Các kết quả bao giờ cũng được nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung.

Tóm lại, văn bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và ” sáng sủa theo một số quy định sẵn. Nội dung không nhất thiêt phải trình bày tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này có hai yêu cầu:

– Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo;

– Chỉ ra các nội dung, hình thức, phần, mục trong văn bản đó.

Bài tập này không khó nên các em tự làm. Sau khi sưu tầm một văn bản báo cáo, các em hãy xem xét:

– Về nội dung: văn bản báo cáo đó viết về việc gì, có đủ bôn nội dung sau không:

+ Báo cáo của ai?

+ Báo cáo với ai?

+ Báo cáo về việc gì?

+ Kết quả như thế nào?

– Về hình thức: bản báo cáo đó có được viết trang trọng, rõ ràng và sáng sủa không?

– Về các phần, mục trong văn bản: bản báo cáo đó có đủ các mục sau không:

+ Quốc hiệu và tiêu ngữ;

+ Địa điểm và ngày tháng làm báo cáo;

+ Tên văn bản: Báo cáo về…

+ Nơi nhận báo cáo;

+ Người (tổ chức) báo cáo;

+ Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được;

+ Chữ kí và họ tên người báo cáo,

2. Bài tập này có hai yêu cầu:

– Nêu các lỗi khi viết một văn bản báo cáo;

– Phân tích các lỗi đó.

Các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo là:

– Nội dung trong bản báo cáo cần viết ngắn gọn nhưng phải đầy đủ.

Viết câu phải có đầy đủ thành phần chính, tránh viết câu dài, câu què cụt.

– Một văn bản báo cáo phải có đủ bảy mục quy định sẵn.

– Bất kì đơn từ nào cũng cần trình bày sạch sẽ, rõ ràng…

Tránh viết sai lỗi chính tả, những từ chưa rõ cần tra từ điển…

Xem thêm Ôn tập phần Tiếng Việt tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận