Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 tập hai – Ôn tập phần Văn

Đang tải...

Ôn tập phần Văn

1. Làm theo yêu cầu của SGK

2. Nhắc lại các định nghĩa thể loại

a) Hướng dẫn tìm hiểu 

Làm theo hướng dẫn của SGK. Tham khảo những phần khái quát trước mỗi bài, đặc biệt là bài 16, 17 (Ôn tập tác phẩm trữ tình), bài 25 (Ôn tập văn nghị luận) trong cuốn sách này để nắm chắc các định nghĩa về thể loại.                                                                                                                           ,

b) Gợi ý trả lời

Đọc lại các chú thích theo hướng dẫn SGK điều cốt yếu là nắm chắc nội dung của định nghĩa đó. Sau đó gấp sách, ghi Ịại và đối chiếu với định nghĩa SGK. Không nhất thiết phải đúng từng chữ, từng dấu phẩy miễn là đảm bảo nội dung của định nghĩa.

– Ca dao, dân ca là những bài thơ – bài hát của quần chúng nhân dân được lưu truyền từ đời này sang đòi khác chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Ca dao, dân ca phản ánh đời sống lao động, sản xuất, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, lứa đôi, quê hương, đất nước…

– Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, là những câu nói ngắn, gọn, có hình ảnh, nhịp điệu thể hiện kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội của nhân dân, được nhân dân lưu truyền và vận dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày.

– Thơ trữ tình là khái niệm chỉ các tác phẩm thi ca giàu chất trữ tình. Trong các tác phẩm đó tác giả phán ánh hiện thực bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, những xúc cảm, tâm trạng của con người. Khi đó nội dung tự sự chỉ là cái cớ để nhà thơ thể hiện cảm xúc, nỗi niềm. Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một ví dụ.

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là một thể của thơ tứ tuyệt Đường luật. Trong các bài thơ này có bốn câu, mỗi câu bảy chữ.

Cấu trúc gồm 4 phần: khai (câu 1), thừa (câu 2), chuyển (câu 3), hợp (câu 4). Luật bằng trắc trong thơ thất ngôn tứ tuyệt theo quy tắc “nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh” tức là: các chữ thứ 1, 3, 5 là bằng hay trắc đều được, nhưng các chữ thứ 2, 4, 6 phải đúng luật (phải đôi thanh). Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 phải trắc và chữ thứ 6 phải bằng. Cách gieo vần thì gieo ở chữ cuối của câu thứ 1, thứ 2 và thứ 4. Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt là một ví dụ.

– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật cũng là một thể của thơ tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ có bốn câu, mỗi câu năm chữ. về nguyên tắc niêm luật, gieo vần giống như thơ thất ngôn tứ tuyệt (trình bày ở trên). Bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch là một ví dụ.

– Thơ thất ngôn bát cú là một thể loại thuộc thơ Đường luật. Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ, có gieo vần (chỉ một vài vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. Có phép đối giữa câu 3 và 4, câu 5 và 6. Có luật bằng trắc, có niêm. Nếu không theo đúng những điều trên bị coi là thất niêm thất luật. Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một ví dụ.

– Thơ lục bát là một thể thơ do người Việt Nam sáng tạo ra. Thơ lục bát, nghĩa đen là sáu, tám; tức là một câu sáu chữ tiếp theo một câu tám chữ và muốn bao nhiêu câu cũng được, không hạn định. Trong thể lục bát thì chữ cuối của câu 6 phải vần với chữ thứ sáu của câu 8 và cứ hai câu thì đổi vần mà vần là vần bằng. Đoạn trích dịch bài Côn sơn ca của Nguyễn Trãi là một ví dụ.

– Thơ song thất lục bát là một thể thơ do người Việt Nam sáng tạo nên. Nó gồm 2 câu bảy chữ (song thất) tiếp đến là một câu sáu chữ, một câu tám (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định. Cách hợp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần với chữ thứ năm của câu 7 dưối và đều là vần trắc. Chữ cuối của câu 7 dưói lại vần với chữ cuối câu 6 và đều là vần bằng. Chữ cuối câu 6 vần vổi chữ thứ sáu của câu 8 và theo vần bằng. Chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ năm câu 7 của khổ sau và cùng vần bằng. Đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm là một ví dụ.

– Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật:

+ Phép tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

+ Phép tăng cấp trong văn học là sự lần lượt đưa thêm những chi tiết và chi tiết sau phải có mức độ, nội dung biểu hiện cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng nào đó.

3. Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì?

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại nội dung những bài ca dao đã học (ở bài 3, bài 4), cỊtiú ý đến các chú thích và ghi chú sau mỗi bài ca dao.

b) Gợi ý trả lời

Những tình cảm, thái độ nhân dân đã thể hiện trong các bài ca dao là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. Thái độ của nhân dân lao động là phê phán những thói hư, tật xấu, những điều đáng cười của bản thân mình và của xã hội phong kiến, mặt khác nói lên nỗi khổ của những người bị áp bức, bóc lột, nhất là thân phận người phụ nữ.

4. Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại phần khái quát chung về tục ngữ. Chú ý, trong chương trình chúng ta đã phân chia làm hai bài tương ứng với hai mảng lớn của tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất và tục ngữ về, con người và xã hội.

b) Gợi ý trả lời

Mỗi câu tục ngữ đều chứa đựng những kinh nghiệm của nhân dân ta được đúc kết và truyền từ đời này sang đời khác.

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những kinh nghiệm về dự đoán thời tiết, về cách canh tác, về mùa vụ, đất đai… Đây là những kinh nghiệm rất quý báu đối với nhân dân một nước nông nghiệp như nước ta.

Tục ngữ về con người truyền đạt những bài học về cách đối nhân xử thế, về cách nhìn nhận, đánh giá con người… Những câu tục ngữ ngắn gọn ấy không chỉ thể hiện sự tôn vinh giá trị của con người mà còn là quan niệm sống, triết lí sống của ông cha ta.

5. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học là gì?

a) Hướng dẫn tim hiểu

Xem mục lục để nắm được số lượng các bài thơ trữ tình đã học: tên tác phẩm và tác giả. Với từng bài có thể nhớ lại nội dung của tác phẩm viết về vấn đê gì, nếu không nhớ có thể sử dụng SGK. Sau đó xem sắp xếp các tác phẩm cùng một nội dung phản ánh lại với nhau và tìm ra giá trị về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các tác phẩm.

b) Gợi ý trả lời

– Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc chính là: tình yêu quê hương, đất nước (Tĩnh dạ tứ, Qua Đèo Ngang…), tình yêu thiên nhiên (Côn Sơn ca…), tình cảm chân thành, thắm thiết (Bạn đến chơi nhà), tình yêu cuộc sống (Thiên Trường vãn vọng)…

6. Lập bảng tổng kết về văn xuôi:

7. Dựa vào bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt, có dẫn chứng kèm theo.

Qua việc học bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai và đọc thêm bài viết Tiếng Việt giàu và đẹp của Phạm Văn Đồng, chúng ta càng thấm thìa hơn nhận định của Đặng Thai Mai: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp. Mặc dù tác giả chỉ đưa ra những phân tích trên cơ sở ba phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đê chứng minh mà không hề có dẫn chứng cụ thể nhưng qua các tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã học, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra dẫn chứng minh họa cho ý kiến xác đáng này. (Xem phần trả lời câu hỏi 4, bài 21, trong cuốn sách này).

8. Dựa vào bài “Ý nghĩa văn chương”, kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương, có dẫn chứng kèm theo.

Trong bài Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đề cập đến vấn đề nguồn gốc và tác dụng của văn chương. “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài”. “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống”; “sáng tạo ra sự sống; giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha “gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”… Đó là một quan điểm đúng đắn nhưng chưa toàn diện. Dựa vào những nhận định của những nhà văn, nhà phê bình khác và qua những tác phẩm được học, chúng ta có thể bổ sung rằng văn chương còn bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. Ngoài ra, cần phải kể thêm những công dụng khác nữa của văn chương như chức năng giải trí (mang lại cho người đọc sự thích thú, say mê, thư giãn…); chức năng giao tiếp (văn học là cầu nối giữa tác giả và độc giả); chức năng giáo dục (tuyên truyền những tư tưởng đạo đức, chính trị…); chức năng nhận thức (mang lại cho con người những tri thức, hiểu biết rộng rãi, phát triển khả năng nhận thức, trí tưởng tượng của con người)…

Chắc hẳn kinh nghiệm thực tế của mỗi người trong việc học và đọc những tác phẩm văn học cũng đủ để chứng minh cho những luận điểm này.

Những bài Cô Tô của Nguyễn Tuân; Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi… cho chúng ta biết thêm về vẻ đẹp nơi những miền đất xa xôi của Tổ quốc cùng cuộc sống con người nơi đây. Truyện Bức tranh của em gái tôi mang đến cho ngưòi đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi bài học về tình yêu thương, về thái độ sổng không vị kỉ trong cuộc đời này… Và ai mà không cảm thương, xúc động xót xa trước tình cảnh khốn khổ, tuyệt vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá mặc dù thòi điểm cũng như hoàn cảnh, không gian ra đời của bài thơ cách xa chúng ta lắm… Đó chính là những điều mà văn chương với khả năng diệu kì đã mang lại cho mỗi chúng ta.

Xem thêm Văn bản đề nghị tại đây 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận