Giúp em học tốt Ngữ Văn lớp 7 tập hai – Ca Huế trên sông Hương

Đang tải...

Ca Huế trên sông Hương

A. MỘT VÀI NÉT VỂ TÁC PHẨM

“Ca Huế trên sông Hương ” là một bài tùy bút độc đáo, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh. Bài tùy bút này được đăng trên báo “Người Hà Nội

Ca Huế là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huê, thường diễn ra vào ban đêm, và hát các làn điệu dân ca Huế.

Không gian sinh hoạt rất thơ mộng, người nghe và người hát cùng ngồi trên thuyền nhẹ lướt trên dòng sông Hương mộng mơ.

B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HlỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 103)

а)  Hướng dẫn tìm hiểu

Để trả lời câu hỏi này, cần nêu những cảm nhận bản thân về xứ Huế; tổng hợp các kiến thức vốn có của bản thân vận dụng vào bài viết.

b)  Gợi ý trả lời

Huế là kinh đô của triều Nguyễn xưa kia. Cố đô Huế không chỉ là một vùng đất thơ mộng, hữu tình mà còn là một vùng đất có bề dày văn hóa với các di tích lịch sử, như các lăng tẩm của triều Nguyễn, và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền…

Xứ Huế đã đi vào các bài hát, các câu thơ, bức hoạ mang một vẻ đẹp mộng mơ, hiền hòa bởi nhạc sĩ, nhà thơ, hoạ sĩ đã rất yêu mến cảnh đẹp nơi đây.

Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã đưa bức tranh vườn cau thôn Vĩ Dạ của Huế vào thơ mang một vẻ đẹp thơ mộng của sông nước, con thuyền, nắng hàng cau, ánh trăng…

 

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc…

(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)

Đến với đất Huế, ta còn được thưởng thức các làn điệu dân ca, câu hò trên sông Hương mang bản sắc văn hóa rất riêng của vùng đất thơ mộng, hiền hòa này.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 103)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại văn bản từ “Xứ Huế vốn nổi tiếng… sáo và cặp sanh đẽ gỗ nhịp”. Chú ý đến các câu văn nói đến các làn điệu dân ca; các dụng cụ âm thanh được giải thích trong các chú thích SGK.

b) Gợi ý trả lời

Bài văn vừa tả cảnh Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương, vừa giới thiệu các làn điệu dân ca Huế và gắn với các dụng cụ âm nhạc, phối hợp các câu hò, câu hát.

Tác giả cho biết “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư, khúc hành vân.

Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất hay trong lúc sinh hoạt đồng quê: “Hò khỉ đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm…”

Mỗi một làn điệu lại mang một giọng điệu, sắc thái riêng. Nếu hò đưa linh ‘buồn bã”, thì chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy… lại “náo nức nồng hậu tình người”’, còn các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nên… lại “thếhiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”…

Mỗi làn điệu, câu hò Huế đều được “gửi gắm ít ra một ý tỉnh trọn vẹn”thể hiện tình cảm, ý thức của con người Huế.

Các dụng cụ âm nhạc cũng đa dạng với các tên gọi: đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, sáo, cặp sanh… đều là các nhạc cụ dân tộc có từ xưa mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Các nhạc cụ này phối hợp với các điệu hò trong các đêm trăng làm tăng giá trị của lời ca, tiếng hát trong các làn điệu dân ca.

c) Mở rộng kiến thức

Dân ca Huế nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, ngọt ngào như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam…

 

Thuyền từ Đông Ba, thuyền qua Đập Đá,

Thuyền về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình

Lờ đờ bóng ngã trăng chênh,

Giọng hò vang vọng, nhắn tình nước non…

Các điệu nam như: nam ai, nam bình, nam xuân, quả phụ, tương tư khúc… mang điệu buồn man mác như thương cảm, vương vấn:

 

Ôi! tam hợp xiết bao Tháng ngày đợi chờ non nước.

Ngấn dặm chơi vơi

Mấy lời, nào dễ sai lời

Ai ơi! Chớ đem dạ đổi dời,

(Ưng tình ưa ý) ý Ưng tình thêm càng Ưa ý.

Thiệt là đặng mấy người,

Lại sai lời.

Tương tri cho đá vàng, thèm lại vì yêu

Nhớ khi cuộc rượu câu thi,

Thêm càng thương tiếc, phong lưu ai bì,

Nặng vì tình, tình đôi ta,

Duyên trao nợ, rằng ai.

Buộc lại người xinh,

Lời hẹn ba sinh,

Vấn vương tơ tình…

(Điệu nam bình)

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 103)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ toàn văn bản. Chú ý đến các yếu tố tạo nên nét đặc sắc của văn hóa Huế. Đó là các làn điệu dân ca Huế, các nhạc cụ âm nhạc đã được trả lời ở câu hỏi 2, kết hợp với những hiểu biết về Huế.

b) Gợi ý trả lời

Bài tùy bút đã tái hiện vẻ đẹp phong phú, đặc sắc của những điệu hò, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, tiếng đàn réo rắt, du dương làm rung động lòng người. Qua đó ta biết được sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế. Nét đẹp này diễn ra trong các đêm trăng sáng, trên cậc con thuyền rồng mang không khí cổ xưa.

Qua các câu hát dân ca, ta biết được tình cảm, tầm hồn của con người nơi đây sâu lắng tình đòi, đậm đà tình người. Ca Huế mang nhiều giọng điệu, cảm xúc khác nhau có lúc sôi nổi, vui tươi, có khi thì buồn cảm, bâng khuâng, có lúc lại buồn thương ai oán…

Ca Huế được hình thành bởi hai dòng nhạc: nhạc dân gian và nhạc cung đình. Mỗi loại dòng nhạc này có một đặc trưng riêng biệt tạo nên bản sắc, nét độc đáo của bài dân ca.

Sự khác nhau giữa hai dòng nhạc này cho thấy nét độc đáo của dân ca Huế.

Ngoài ra, ta còn thấy được nét đẹp tâm hồn sâu kín của các cô gái Huế với tà áo dài thướt tha, duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam.

c) Mở rộng kiến thức

Huế đẹp và nên thơ gắn với dòng sông Hương trữ tình. Dòng sông vối những con thuyền bồng bềnh trong tiếng hát là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của mảnh đất này.

Có thể nói, không ai là không biết đến các ca khúc về Huế:

 

Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt

Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được

Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư…

Và ca Huế là nét đẹp tao nhã có từ bao đời trở thành nét tâm hồn mơ mộng rất Huế.

                                       Nếu không có điệu nam ai,

                                       Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 104)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn về sự hình thành các ca khúc Huế. Chú ý đên đặc trưng riêng của mỗi loại, cần thấy được nguồn gốc ca Huế là một yếu tố quan trọng tạo nên các đặc trưng riêng về giọng điệu, tính chất của dòng nhạc dân ca này.

b) Gợi ý trả lời

Ca Huế được bắt nguồn từ hai dòng nhạc: nhạc dân gian và nhạc cung đình. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, các điệu hò: hò lơ, hò ô, xay lúa, hò giã gạo; các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam… Hò Huế thể hiện tình cảm lắng sâu, tha thiết của tâm hồn con người xứ Huế. Mỗi câu hò Huê được gửi gắm một ý tình trọn vẹn.

Hò Huế được cất lên trong lao động sản xuất, trong mọi sinh hoạt đồng quê và trong những đêm trăng sáng. Vì vậy, giọng điệu dân ca Huế lúc sôi nổi, vui tươi, lúc bâng khuâng, có lúc lại tiếc thương ai oán… Nhạc cung đình – nhã nhạc được dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa hay nơi tôn miếu của triều đình phong kiến xưa. Loại nhạc này mang sắc thái trang trọng, uy nghi.

Điệu ca Huế được nhắc tới trong bài vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi… là do nguồn gốc hình thành. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa điệu trữ tình dân gian và sắc thái trang trọng, uy nghi của nhạc cung đình.

Ngoài ra, mỗi điệu hò lại có một sắc thái riêng. Các điệu hò lơ, xay lúa, giã gạo… lí con sáo, lí hoài xuân thường lạc quan, sôi nổi. Các điệu nam ai lại da diết bâng khuâng… Đồng thời không gian, thời gian sinh hoạt, âm thanh của các nhạc cụ cũng góp phần tạo nên giọng điệu đa thanh cho dân ca Huế.

Nghe ca Huế là một thú chơi tao nhã. Ca Huế là tâm hồn, tình cảm của người xứ Huế và diễn ra trong không gian mênh mông của dòng sông Hương vói ánh trăng, thuyền rồng đầy chất thơ.

Điệu ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức câu hát, từ cách biểu diễn của các nhạc công, giọng ca, cách ăn mặc, trang điểm đến cách thưởng thức của người tham dự…

Không gian sông nước, ánh trăng, con thuyền yên tĩnh được bừng lên bởi sự hòa tấu của các âm thanh: khúc lưu thủy kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, réo rắt.

Nghệ thuật biểu diễn của các nhạc công điêu luyện ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, khớp… lúc khoan, lúc nhặt làm “xao động tận đáy tâm hồn”. Hòa cùng tiếng đàn là tiếng “sóng vô ru mạn thuyền”, tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ… gọi năm canh “mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc

Ca Huế diễn ra trong một khung cảnh huyền ảo, thơ mộng. Lời ca nhiều giọng điệu, thong thả, trang trọng, trong sáng “gợi lên tình người, tình đất nước”.

Xem thêm Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề tại đây

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận