Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Từ tượng hình, từ tượng thanh

Đang tải...

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?

– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng dấp, dáng vẻ, trạng thái… của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy.

Ví dụ 1:

+ Từ tượng hình gợi tả dáng dấp, dáng vẻ của ngưòi: lom khom, thướt tha, bệ vệ, đủng đỉnh, lặc lè, lòng khòng, lừ đừ, thất thểu…

+ Từ tượng hình gợi tả dáng dấp của sự vật: lè tè, chót vót, ngoằn ngoèo, mênh mông, nhấp nhô, khấp khểnh, mấp mô, phập phồng…

+ Từ tượng hình gợi tả màu sắc: chon chót, bềnh bệch, sặc sỡ, loè loẹt, chói chang…

Ví dụ 2:

+ Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

(Nguyễn Thái Vận)

+ Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

+ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

(Quang Dũng)

– Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con ngưòi (Trong thuật ngữ từ tượng thanh: tượng là mô phỏng, thanh là âm thanh), phần lớn từ tượng thanh là từ láy.

Ví dụ 1:

+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng ngưòi: léo nhéo, râm ran, bập bẹ, the thé, oang oang, ấp úng, bô bô, thỏ thẻ, thủ thỉ…

+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng gió thổi: ào ào, xào xạc, vi vu, rì rào, vu vu, vi vút…

+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng nước chảy: ồng ộc, róc rách, tồ tồ, ồ ồ, rào rào…

+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng chân người đi: thình thịch, bành bạch, lạch bạch, lệt sệt, loẹt quẹt…

Ví dụ 2:

Văng vẳng nghe tiếng chích choè,

Lặng đi kẻo động khách lòng quê

Nước non có tớ càng vui vẻ,

Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê.

Quyên đã gọi là quang quác quác,

Gà từng gáy sáng tẻ tè te

Lại còn giục giã về hay ở,

Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe.

(Nguyễn Khuyên)

II. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh

Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao và thưòng được dùng trong văn miêu tả. Phần lớn từ tượng hình, từ tượng thanh là những từ láy; mỗi lần nó xuất hiện trong thơ thì vần thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ đầy ấn tượng, thi vị. Thơ nên hoạ, nên nhạc.

Ví dụ:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi!

(Nguyễn Duy)

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

(Tế Hanh)

Đọc các đoạn trích (trong văn bản Lão Hạc của Nam Cao) dẫn ở SGK, trang 49, ta thấy:

a) Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái và sự vật (từ tượng hình) là: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.

Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người là: hu hu, ư ử.

b) Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái (từ tượng hình) và từ mô phỏng âm thanh (từ tượng thanh) có tác dụng trong văn miêu tả và văn tự sự là: từ tượng hình và từ tượng thanh do gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ nên khi được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự sẽ góp phần làm cho cảnh vật, con ngưòi hiện ra tự nhiên, sông động với nhiều dáng vẻ, cử chỉ, âm thanh, màu sắc và tâm trạng khác nhau. Từ tượng hình và từ tượng thanh là lớp từ có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu trích dẫn ở SGK, trang 49 – 50.

– Thằng Dần vục đầu vừa thôi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.

=> Câu này có một từ tượng thanh soàn soạt và một từ tượng hình rón rén.

– Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

=> Câu này có một từ tượng thanh bịch.

– Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

=> Câu này có một từ tượng thanh bốp.

– Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

=> Câu này từ tượng hình là: lẻo khoẻo, chỏng quèo.

2. Bài tập này yêu cầu các em tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.

Gợi ý:

Những từ tượng hình gợi tả dáng đi của ngưòi: lò dò, tập tễnh, chập chững, thất thểu, đủng đỉnh, chậm chạp, ngất ngưởng…

3. Bài tập này yêu cầu các em phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười.

Phân biệt nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười chính là miêu tả nghĩa của từng từ tượng thanh này. Muốn biêt nghĩa của từng từ, các em tra Từ điển tiếng Việt.

– Cười ha hả: mô phỏng tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí, thoả mãn.

– Cười hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.

– Cười hô hô: mô phỏng tiếng cưòi to và thô lỗ, khó nghe, gây cảm giác khó chịu cho người khác.

– Cười hơ hớ: mô phỏng tiếng cưòi rất tự nhiên, thoải mái, vui vẻ, không cần giữ gìn ý tứ.

4. Bài tập này yêu cầu các em đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh cho sẵn:

Trước khi đặt câu với các từ cho sẵn, các em tìm hiểu nghĩa của từ đó (xem từ đó gợi tả hình ảnh nào, mô phỏng âm thanh gì, được dùng để nói về sự vật, hiện tượng nào…). Từ đó, các em dự kiến nội dung của câu sẽ đặt, trong đó có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh cho sẵn.

– Lộp bộp: từ mô phỏng những tiếng trầm và nặng, như tiếng đập xuống đất mềm, nghe thưa, không đều.

Mưa xuân lộp bộp trên tàu lá chuôi

– Lấm tấm: ỏ trạng thái có nhiều hạt, nhiều điểm nhỏ và đều.

Tóc mẹ lấm tấm bạc.

– Lạch bạch: từ mô phỏng những tiếng giông như tiếng bàn chân bước đi nặng nề, chậm chạp trên đất mềm.

Nó chạy lạch bạch như vịt bầu.

– Lã chã: (Nước mắt và mồ hôi) rơi, chảy thành giọt nhiều và không dứt.

Nước mắt Thuỷ rơi lã chã.

– Lắc rắc: + Từ gợi tả tiếng mưa rơi thưa thớt.

Mưa lắc rắc vài hạt rồi lại tạnh.

+ Từ mô phỏng tiếng động nhẹ, giòn, thưa và liên tiếp.

Cành khô gãy lắc rắc.

– Lập loè: có ánh sáng phát ra từ điểm nhỏ, khi bé lên khi mò đi, lúc ẩn lúc hiện, liên tiếp.

Đom đóm lập loè trong đêm.

– Khúc khuỷu: Có nhiều đoạn gấp khúc ngắn nối tiếp nhau liên tiếp. Con đường lên núi khúc khuỷu.

– Tích tắc: từ mô phỏrig tiếng kêu đều đặn của đồng hồ.

Tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ nghe chán quá.

– Om Ồm: từ gợi tả giọng nói to và trầm, nghe không rõ ràng.

Giọng thằng Nam Ồm Ồm như lệnh vỡ.

– Ao ào: từ mô phỏng tiếng gió thổi mạnh, tiếng nước chảy xiết hay tiếng ồn ở chỗ đông người.

Nước ngoài đê đổ ào ào như thác vào ruộng.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm “Lão Hạc”

5.Bài tập này yêu cầu các em SƯU tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh.

Bài đọc tham khảo

… Chú bé loắt chắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

(Lượm – Tố Hữu)

Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng hát bùng boong

Bà chổi loet quet lom khom trong nhà.

(Buổi sáng nhà em – Trần Đăng Khoa)

Xa xa, sau lớp nhà xiêu

Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên…

Hắn khoái trá cười điên sằng săc

Nhe hàm răng sáng quắc như gươm.

(Bà má Hậu Giang – Tô Hữu)

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận