Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Trợ từ, thán từ

Đang tải...

TRỢ TỪ, THÁN TỪ

1. Những nội dung cơ bản cần nắm vững

Hiểu được:

– Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

– Thán từ ỉà những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.

1.2. Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong những trường hợp giao tiếp cụ thể.

2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Trợ từ

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ:

– Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (Đoàn Giỏi)

– Lan ăn những hai quả chuối. (Nam Cao)

– Nhà đông người mà nó mua có hai lạng thịt.

– Chính anh Nam đã giúp chúng tôi học ngoại ngữ.

– Ngay cả phép chia nó cũng chưa thạo.

– Thì tôi cũng đâu có biết việc đó.

1. So sánh nghĩa của các câu có gì khác nhau? Giải thích sự khác nhau đó.

– Nó ăn hai bát cơm.

– Nó ăn những hai bát cơm.

– Nó ăn có hai bát cơm.

Nghĩa của các câu trên có sự khác nhau:

– Trong câu Nó ăn hai bát cơm, ngưòi nói chỉ kể lại một sự việc bình thường diễn ra trong đòi sống hằng ngày.

– Trong hai câu Nó ăn những hai bát cơm, và Nó ăn có hai bát cơm, người nói ngoài việc kể lại một sự việc còn biểu thị thái độ đối với sự việc được nói đến trong câu.

Các câu trên có sự khác nhau là do có các từ những, từ đi kèm.

2. Các từ những và có trong các câu ở mục 1 đi kèm cụm danh từ hai bát cơm trong câu.

Trong câu Nó ăn những hai bát cơm, người nói cho rằng việc ăn hai bát cơm là quá nhiều đối với nó.

Trong câu Nó ăn có hai bát cơm, người nói cho rằng việc ăn hai bát cơm là quá ít đốì với nó.

II. Thán từ

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

Ví dụ:

Ơi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng

Mặt trời lên là hết bóng mù sương!

(Tố Hữu)

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

(Ca dao)

Thán từ thường đứng ở đầu câu. Tuy nhiên, nó có thể đứng ở giữa câu, cuối câu hoặc được tách ra thành một câu đặc biệt.

Ví dụ:

– Thán từ đứng ở đầu câu:

Hỡi những con khôn của giống nòi

Những chàng trai qúy, gái yêu ơi.

(Tố Hữu)

– Thán từ đứng ở giữa câu:

         Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

(Ca dao)

– Thán từ đứng ở cuối câu:

Chẳng bao giờ, ôi

Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi!

Mùa chưa ngả chiều hôm.

(Xuân Diệu)

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

(Bằng Việt)

– Thán từ tách ra thành một câu đặc biệt.

Than ôi

Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ)

Chao! Cái quả sấu non

Chưa ăn mà đã giòn

Nó lớn như trời vậy

Và sẽ thành ngọt ngon.

(Xuân Diệu)

Thán từ gồm hai loại chính:

– Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,… Ví dụ:

Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi!

Vàng rơi… thu mênh mông.

(Bích Khê)

Than ôi! Bách Việt hà sơn

Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa.

(Á tế Á ca)

 

– Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,…

Ví dụ:

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta…

 (Ca dao)

-Tàu đến, chị đánh thức em dậy nhé.

Ừ, em cứ ngủ đi. (Thạch Lam)

1. Các từ này, a và vâng trong những đoạn trích sau đây biểu thị điều gì?

a) Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?

(Nam Cao)

Trong đoạn trích trên:

– Từ này dùng để gọi đáp.

– Từ a dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

b) – Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.

– Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. (Ngô Tất Tố)

Trong đoạn trích trên:

– Từ “này, vâng” dùng để gọi – đáp.

2. Nhận xét về cách dùng các từ “này, a và vâng”:

a) Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.

b) Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng ở đầu câu.

Xem thêm : Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm “Cô bé bán diêm”

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em xác định từ nào trong các từ in đậm dẫn trong SGK (trang 70) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ.

Các câu cho sẵn trong bài tập này chia thành bốn cặp câu. Mỗi cặp câu (a và b; c và d; e và g; h và i) đều liên quan tới một từ (chính, ngay, là, những). Các từ trong mỗi cặp từ này là từ đồng âm. Muôn xác định được từ nào là trợ từ, các em đọc kĩ từng câu (từng cặp),dựa vào ngữ cảnh để xác định từ loại của từ in đậm.

– Trong cặp câu a và b:

+ Từ chính trong câu a là trợ từ, dùng để nhấn mạnh vào đối tượng được nói đến trong câu (Thầy hiệu trưởng).

+ Từ chính trong câu b là tính từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ (nhân vật) đứng trước. Do đó, từ .chính trong câu b không phải là trợ từ.

– Trong cặp câu c và d:

+ Từ ngay trong câu c là trợ từ, dùng để nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu (tôi).

+ Từ ngay trong câu d là phụ từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ (nói) đứng trước. Do đó, từ ngay trong câu d không phải là trợ từ.

– Đối với cặp câu e và g, h và i, cách làm cũng tương tự.

+ Từ là trong câu g và từ những trong câu i là trợ từ, dùng để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở những từ ngữ mà nó đi kèm.

+ Từ là trong câu e và từ những trong câu h không phải là trợ từ.

2. Bài tập này yêu cầu các em giải thích, nghĩa của các trợ từ in đậm được dẫn trong SGK, trang 70 – 71.

Muôn giải thích được nghĩa của các trợ từ, các em đọc kĩ từng câu, chú ý đặt trợ từ vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện để tìm hiểu nghĩa. Các em có thể tra nghĩa của các trợ từ này trong Từ điển tiếng Việt. Cụ thể, nghĩa của từng trợ từ như sau:

a) Trợ từ lấy dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.

b) Trợ từ nguyên nhấn mạnh ý duy chỉ một thứ.

Trợ từ đến biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao, ít nhiều có sự ngạc nhiên.

c) TrỢ từ cả biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

d) Trợ từ cứ biểu thị ý nhấn mạnh ‘thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

3. Bài tập này yêu cầu các em tìm các thán từ trong các câu dẫn ở SGK, trang 71 – 72.

Muôn tìm được các thán từ trong các câu cho sẵn, các em cần đọc kĩ từng câu, chú ý các từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc và các từ dùng để gọi đáp. Các

thán từ đứng ở đầu câu (hoặc tách thành câu đặc biệt). Cụ thể, các thán từ tìm được là:

4. Bài tập này yêu cầu các em xác định các thán từ trong những câu dẫn ở SGK, trang 72, bộc lộ những cảm xúc gì.

Muôn biết các thán từ này bộc lộ những cảm xúc gì, trước hết các em đọc kĩ các câu văn, câu thơ, đặt thán từ trong ngữ cảnh mà nó xuất hiện để tìm hiểu nghĩa. Ngoài ra, các em có thể tham khảo Từ điển tiếng Việt để làm bài tập này.

a) Ha ha: gợi tả tiếng cưòi to, đầy sung sưống trước sự phát hiện bất ngờ, thú vị.

– Ải ái: những tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột (thể hiện ý vừa đau vừa sợ hãi).

b) Than ôi: biểu thị sự đau buồn, nuối tiếc.

5. Bài tập này yêu cầu các em đặt năm câu với năm thán từ khác nhau.

Trước khi đặt câu, các em chọn năm thán từ (gồm cả hai loại; bộc lộ tình cảm, cảm xúc và gọi đáp). Vối mỗi thán từ đó, các em tìm hiểu nghĩa và hoàn cảnh sử dụng của nó.

Một sô” ví dụ:

– Ôi, phong cảnh ở đây mới đẹp làm sao.

– Mẹ ơi, con ăn cơm trước nhé.

– Cô ấy xấu, eo ôi, xấu ơi là xấu.

6. Bài tập này yêu cầu các em giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

Gọi dạ bảo vâng.

Người mà “Gọi dạ bảo vâng” là ngưòi có thái độ cung kính, lễ phép (đối với người trên). Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải lễ phép với người lớn tuổi.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận