Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tình thái từ

Đang tải...

Tìm hiểu về TÌNH THÁI TỪ

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

1.2. Khi nói, viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…).

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Thế nào là tình thái từ?

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. Tình thái từ thường đứng ở cuối câu.

Ví dụ:

   Thương thay thân phận con rùa

Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.

(Ca dao)

Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé!

Ở lại gác cho tao ngủ nhé!

Xa mày con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào.,.

(Khánh Hoài)

Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý sau:

– Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng…

Ví dụ:

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

– Bác trai đã khá.rồi chứ?

(Ngô Tất Tô)

– Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với…

Ví dụ:

Nào đi tới! Bác Hồ ta nói

Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân?

(Tố Hữu)

– Tình thái từ cảm thán: thay, sao…

Ví dụ:

   Thương thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Nguyễn Du)

– Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà…

Ví dụ: Trình Đức Cha, điều ấy là cái luật hôn nhân và gia đình ạ.

(Chu Văn)

II. Sử dụng tình thái từ

Các sắc thái tình cảm, sắc thái ý nghĩa của tình thái từ khá tế nhị, tinh tế. Vì vậy, khi nói, khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp vối hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm…).

Các tình thái từ in đậm sau được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau:

– Bạn chưa về à?

Từ à dùng trong trường hợp hai ngưòi đối thoại cùng lứa tuổi.

– Thầy mệt ?

– Bác giúp cháu một tay !

Từ ạ dùng trong trường hợp ngưòi nói ít tuổi hơn hoặc có thứ bậc xã hội thấp hơn ngưòi đối thoại.

– Bạn giúp tôi một tay nhé!

Từ nhé dùng để biểu thị thái độ thân mật khi hai người đôi thoại cùng lứa tuổi.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em xác định từ nào trong những từ in đậm SGK, trang 81 là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ.

Các câu cho sẵn chia thành 4 cặp. Mỗi cặp câu (a và b, c và d, e và g, h và i) đều liên quan tối một từ (nào, chứ, với, kia). Các từ trong mỗi cặp từ này đồng âm với nhau.

Muốn xác định được từ nào là tình thái từ, các em đọc kĩ từng câu, dựa vào ngữ cảnh để xác định từ loại của từ in đậm.

– Trong cặp câu a và b:

+ Từ nào trong câu a là đại từ được dùng phụ sau từ trường. Do đó, từ nào trong câu a không phải là tình thái từ.

+ Từ nào trong câu b là tình thái từ và phương tiện để cấu tạo câu cầu khiến. Tình thái từ nào được dùng trong câu là lòi yêu cầu có pha sắc thái thân mật, động viên cho mọi ngưòi đi nhanh hơn.

– Trong cặp câu c và d:

+ Từ chứ trong câu c là tình thái từ và là phương tiện để cấu tạo câu cầu khiến.

+ Từ chứ trong câu d là quan hệ từ. Do đó, từ chứ không phải là tình thái từ.

– Đối vối các cặp câu e và g; h và i cách làm cũng tương tự:

+ Từ với trong câu e và từ kia trong câu i là tình thái từ.

+ Từ với trong câu g là quan hệ từ và từ kia trong câu h là đại từ.

Do đó cả hai từ này đều không phải là tình thái từ.

2. Bài tập này yêu cầu các em giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong các câu dẫn ở SGK, trang 82 – 83.

Để làm bài này, các em đọc kĩ từng trưòng hợp sử dụng tình thái từ, dựa vào ngữ cảnh để xác định sắc thái nghĩa, sắc thái tình cảm của từng từ.

a) Từ chứ là tình thái từ dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi đã ít nhiều được khẳng định, tựa như hỏi chỉ là để khẳng định thêm (thể hiện sự quan tâm, chia sẻ).

b) Từ chứ là tình thái từ dùng để nhấn mạnh điều vừa nói (… của cháu nó mua).

c) Từ ư là tình thái từ dùng để bày tỏ sự hoài nghi, thắc mắc.

d) Từ nhỉ là tình thái từ dùng để bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng.

e) Từ nhé là tình thái từ dùng để bày tỏ tình cảm, cụ thể là dặn dò với thái độ thân mật, cầu mong.

g) Từ vậy là tình thái từ tỏ thái độ chấp nhận một cách miễn cưỡng.

h) Từ cơ mà là tình thái từ dùng để động viên, an ủi một cách chân thành.

3. Bài tập này yêu cầu các em đặt câu với các tình thái từ: mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy.

Trước khi đặt câu, các em tìm hiểu sắc thái nghĩa, sắc thái biểu cảm và hoàn cảnh sử dụng của từng tình thái từ. Sau đó, các em tìm nội dung thích hợp để đặt câu trong đó có sử dụng tình thái từ.

Sau đây là một số câu, các em có thể tham khảo:

– Con đang học bài mà.

– Hôm nay, hội chợ khai mạc đấy.

– Em đi vây.

(Các em tự đặt câu với các từ còn lại.)

4. Bài tập này yêu cầu các em đặt câu hỏi có đùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội dẫn ở SGK, trang 83.

Khi làm bài tập này, các em chú ý các vai giao tiêp (quan hệ trên – dưới hoặc ngang hàng) để đặt câu hỏi cho phù hợp.

Sau đây là một số câu, các em có thể tham khảo:

– Học sinh hỏi thầy (cô) giáo: Thưa thầy, môn Văn em được mấy điểm a?

– Thầy (cô) giáo hỏi học sinh: Em không học bài à?

– Bạn nữ hỏi bạn nam (cả hai cùng lứa tuổi): Cậu cũng chơi đá cầu chứ?

– Con hỏi bô: Bố vừa đi đám cưới về ạ?

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm “Đánh nhau với cối xay gió”

5. Bài tập này yêu cầu các em tìm một số tình thái từ trong tiêng địa phương em hoặc tiếng địa phương khác mà em biết.

Muốn tìm tình thái từ trong tiếng địa phương, các em dùng phường pháp đốì chiếu tình thái từ toàn dân với tình thái từ địa phương. Nếu có điều kiện, các em tra từ điển từ địa phương để tìm.

Sau đây là một số tình thái từ trong phương ngữ Nam Bộ:

– Nước nóng lắm ha! (như hả trong từ ngữ toàn dân)

– Lạnh quá chú Năm há! (nhỉ)

– ở đây vui quá hén! (nhỉ)

– Nhớ gọi điện cho tôi nghen! (nhé)

• Nó chỉ có ăn cháo hà. (thôi)

– Má hứa với con rồi mừ (mà)

– Bữa nay coi bộ bà khó dữ đa. (nhỉ)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận