Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm “Cô bé bán diêm”

Đang tải...

Tìm hiểu tác phẩm “Cô bé bán diêm”

1. Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Truyện ngắn Cô bé bán diêm có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện ìhực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện.

1.2. Tình yêu và lòng thương cảm của nhà văn An-déc-xen đối với những em bé bất hạnh.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

An-đéc-xen (Hans Christian Andersen, 1805 – 1875). Ông sinh tại Odense. Ông sớm phải tự lập kiếm sống. Năm 1819, ông về sống ở Côpenhagơ, thử sức trên các lĩnh vực sân khấu, thơ, tiêu thuyết nhưng đều không đạt kết quả như mong muốn. Năm 1835, ông chuyển sang sáng tác truyện cổ tích và nhanh chóng nổi tiếng trong lĩnh vực này.

Truyện cổ tích của An-đéc-xen được xuất bản thành nhiều tập từ 1935 đến 1972. Các truyện kể thường được ông lấy lại từ kho tàng truyện dân gian phong phú của xứ sở Bắc Âu, của Đan Mạch. Tuy nhiên, ông không phải là người sưu tầm, ghi chép thuần tuý mà ông còn sáng tạo ra nhiều truyện mới. Ngoài màu sắc cổ tích, huyền thoại, truyện của An-đéc-xen còn in đậm dấu ấn của thế giới hiện đại và những yếu tố tự truyện.

Bên cạnh cái cười mỉa mai, truyện của ông còn chuyển tới độc giả một nỗi buồn sâu sắc, một nỗi cảm thương vô bờ và được truyền đạt bằng một nghệ thuật kể chuyện tài ba, bằng thực tiễn sinh động của cuộc sống đầy những nếm trải. Điều đó đúng như ông vẫn thường trăn trở: “truyện kể hay nhât là truyện được chính bản thân cuộc sống tạo ra”

Câu chuyện “Cô bé bán diêm” (1845) đạt tới mức cô đúc, là một trong những truyện hay nhất đầy xúc động, thương tâm. Đây là truyện cổ tích – ngụ ngôn hiện đại.

1. Câu hỏi 1, (SGK, trang 68)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào gợi ý của SGK để phân chia văn bản (lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm). Đọc toàn bộ văn bản, xem kĩ các chú thích để lĩnh hội đầy đủ ý nghĩa trong mỗi phần văn bản.

b) Gợi ý trả lời

Văn bản này có thể được chia làm ba phần. Phần đầu tiên: “Cửa sổ… cứng đờ ra”, miêu tả tình cảnh đáng thương của em bé bán diêm. Phần thứ hai kể về việc em bé quẹt những que diêm và mỗi lần em đều nhìn thấy những điều kì diệu: “Chà!… thượng đế’. Phần còn lại: “Sáng hôm sau… đầu năm” kể về cái chết của em bé và cũng là phần kết thúc câu chuyện.

Riêng phần hai, phần trọng tâm, chúng ta có thể chia làm nhiều đoạn nhỏ. Mỗi que diêm được bật lên, em bé lại được nhìn những cảnh tượng, được chìm đắm vào những giấc mơ khác nhau. Que diêm phụt tắt cũng là lúc giấc mơ tan biến. Theo đó, tâm trạng của em bé cũng thay đổi. Chúng ta có thể dựa vào sự xuất hiện của những giấc mơ này để chia phần hai thành đoạn nhỏ tương ứng với năm lần que diêm được bật lên.

2. Câu hỏi 2, (SGK, trang 68)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Liệt kê những hình ảnh tương phản theo từng cặp, từ đó, tìm ra ý nghĩa của chúng. Chú ý giá trị nhấn mạnh, biểu cảm của phép tương phản.

b) Gợi ý trả lời

Chỉ qua một đoạn văn ngắn, tác giả đã cho người đọc biết rất rõ về gia cảnh của cô bé bán diêm. Trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh một cô bé “nghèo, mồ côi, đầu trần, chân đất”. Xót xa thay, một em bé khi còn quá nhỏ đã phải xa ròi tổ ấm, thiếu vắng tình yêu thương, chăm sóc, đùm bọc của ngưòi thân. Nỗi đau, sự bất hạnh và tinh thần ấy cộng với sự thiếu thôn đến khôn khổ về cuộc sông vật chất “đầu trần, chân đất, bụng đói”, lầm lũi và đáng thương. Thân phận côi cút, cảnh sông đói rách của em bé được tác giả khắc họa trong một thời điểm điển hình càng tô đậm thêm cái nghèo khổ, bất hạnh tột cùng.

Đó là một đêm giao thừa, thòi khắc mà con người dù “ăn đâu, làm đâu” cũng trở về slim họp dưới mái ấm gia đình để được sưởi ấm, được yêu thương. Còn em bé bán diêm thì sao? Tác giả tiếp tục gợi lên trong lòng người đọc sự thương cảm đến xót xa, tê tái khi liên tiếp dựng lên những hình ảnh đổì lập trong thời khắc điển hình: đêm giao thừa.

Trước hết, đó là sự đối lập giữa quá khứ với thòi hiện tại. Quá khứ được hồi tưởng lại là một cuộc sông êm đềm, em bé được sông cùng ngưòi bà hiền hậu, trong “ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân”, được yêu thương; còn hiện tại là “chui rúc trong một xó tôi tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, là “căn gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thôi rít vào trong nhà”.

Quá khứ, em bé được đón giao thừa trong căn nhà đầm ấm, còn hiện tại, cũng trong đêm cuổì cùng của năm cũ ấy, em phải “ngồi nép trong một góc tường”, “mỗi lúc càng rét buốt hơn”. Bên cạnh đó, ngay trong hiện tại cũng có sự đốì lập. Trong khi em bé đang cô đơn, đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối thì xung quanh em “cửa sô mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Những hình ảnh tương phản này được đặt cạnh nhau càng làm nổi bật nhau lên. Bằng cách đó, nhà văn đã khắc hoạ sâu sắc tình cảnh khổ cực đến tận cùng của em bé bán diêm.

Sự so sánh hoàn cảnh của mình trong hiện tại với quá khứ và với chính những cảnh tượng xung quanh khiến em bé ý thức rõ rệt hơn, xót xa hơn về nỗi khổ cực của chính bản thân em. Và người đọc cũng thấy xót xa, tê tái hơn.

3. Câu hỏi 3, (SGK, trang 68)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ văn bản, đặc biệt đoạn: “Chà! Giá quẹt… Họ đã về chầu Thượng đế”. Liệt kê các chi tiết về những giấc mơ của cô bé bán diêm theo thứ tự. Liên hệ với thực tại và diễn biến tâm lí nhân vật để lí giải sự hợp lí về thứ tự những giấc mơ của cô bé.

b) Gợi ý trả lời

Với mỗi que diêm bật sáng, cô bé tội nghiệp lại có một giấc mơ khác nhau:

Đầu tiên là giấc mơ về chiếc lò sưởi, tiếp theo là bàn ăn, cây thông Nô-en và cuối cùng là cảnh hai bà cháu cùng nhau bay về với đấng Thượng đế chí nhân. Những giấc mơ được sắp xếp không phải là ngẫu nhiên. Trong gió bấc, mưa tuyết giá lạnh, người ta ước muốn được sưởi ấm. Em bé “đánh liều” quẹt một que diêm, em nhận thấy rõ: “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, sực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Đó là hình ảnh của hiện thực. Hơ tay lên ngọn lửa bé nhỏ ấy, em gái tưởng như được ngồi trưốc “lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Chiếc lò sưởi xua đi giá buốt và sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ của em.

Em quẹt que diêm thứ hai, ánh sáng này đã đưa em ‘tới một giấc mơ đẹp đẽ hơn, xa xôi hơn: một căn phòng sáng rực vối bàn ăn phủ “khăn bàn, trắng tinh, trên toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả con ngỗng quay”. Tâm hồn trẻ thơ của em khiến giấc mơ cũng trở nên thật kì diệu: “Ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc- sét cắm trên lưng, tiến về phía em”. Dù vậy, những hình ảnh này vẫn gắn với thực tế. Đó là sự thôi thúc của cái đói kết hợp với sự liên tưởng với khung cảnh trong những căn phòng ấm cúng bên đường mà em được nhìn thấy qua cửa sổ.

Với que diêm thứ ba, em bé mơ thấy một cây thông rực rỡ “lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính – một nhà buôn giàu có với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh mấu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng”, được gợi liên tưởng từ những hình ảnh hiện thực, giấc mơ này của em bé đã bay bổng hơn: em mơ được hưởng niềm vui trang hoàng, rộn rã của lễ Nô-en.

Đến giấc mơ cuối cùng, hiện thực đã hoàn toàn nhường chỗ cho mộng tưởng. Em mơ thấy người bà thân yêu đã chết của em, thấy bà mỉm cười, “to lớn và đẹp lão”; em mơ được nói với bà, được bà nắm tay “bay vụt lên cao, cao mãi, chang còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa”.

Bốn giấc mơ được sắp xếp theo thứ tự, càng về sau càng ít gắn với hiện thực và gần với mộng tưởng. Nhưng hoàn toàn hợp lí. Hai giấc mơ đầu tiên có được do sự chi phối bởi hiện tại, rét (mơ thấy lò sưởi), đói (mơ thấy bàn ăn). Sau đó, em mơ được vui chơi, được sống trong không khí năm mới. Đó là niềm háo hức rất trẻ thơ và vì thế cũng vô cùng dễ hiểu. Giấc mơ cuối cùng, giấc mơ huy hoàng nhất là kết quả của chuỗi liên tưởng mà em bé có được do chìm đắm vào những ảo ảnh trước đó và đây cũng là lời giải thích hợp lí cho cái chết của cô bé ở cuối truyện (cô bé không chết mà đã cùng bà bay lên chầu Thượng đế). Rõ ràng, An-đéc-xen đã rất tinh tế, rất hiểu tâm lí trẻ thơ mối có thể kể về những giấc mơ của một em bé nghèo chân thực và cảm động đến vậy.

Xem thêm: Tóm tắt văn bản tự sự – Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

4. Câu hỏi 4, (SGK, trang 101)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Nêu những cảm nghĩ chủ quan của bản thân. Chú ý nhận xét những đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Dưối đây là một số cảm nghĩ có tính chất gợi ý, gợi mở để học sinh tự trả lòi câu hỏi này.

b) Gợi ý trả lời

“Cô bé bán diêm” là một truyện cổ tích hiện đại, trong đó các yếu tố thực và ảo đan xen tạo nên một không khí truyện thần kì, đượm màu sắc trữ tình. Truyện kể về một cô bé bán diêm nghèo khổ đã chết cóng trong tuyết với đôi má hồng và đôi môi như mỉm cưòi với những giấc mơ lung linh ở phần đầu câu chuyện, bằng những hình ảnh tương phản đặt cạnh nhau, An-đéc-xen đã làm ngưòi đọc rưng rưng xúc động, cảm thương cho tình cảnh đói rét, khổ cực của em bé, cho cả nỗi lo lắng bị bố mắng và sự thiếu thôn tình yêu thương luôn đè nặng lên tâm hồn em. Sự cảm thương ấy còn trào dâng khi chúng ta chứng kiến những giấc mơ của em: những ưốc mơ giản dị, hồn nhiên, đáng yêu nhưng cũng quá xa vời với hiện tại của em.

Đặc biệt, trong tác phẩm này, An-đéc-xen đã xây dựng được nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng. Đó là hình tượng ngọn lửa của que diêm bé nhỏ nhưng lấp lánh. Đó là ngọn lửa đã hoá thành những ngôi sao trên trời như sự hiện hữu của những linh hồn đẹp đã được bay về với Chúa. Niềm tin trong sáng ấy của em bé, ý nghĩa biểu tượng ngọn lửa của que diêm tạo cho truyện chất thơ ngọt ngào.

Giấc mơ thứ tư của em bé bán diêm cũng có ý nghĩa biểu tượng. Em bé mơ được cùng bà bay lên thiên đưòng, nơi không còn đói rét, đau khổ. Thượng đế ở đây có ý nghĩa như là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái thánh thiện vô cùng cao cả, thiêng liêng, tốt đẹp. Thiên đường, thượng đế trong ý thức của em bé chính là nơi mà người ta có thể được sống mãi mãi, no ấm bên những ngưòi thân yêu. Quan niệm rất trẻ thơ, rất trong trẻo, không hề nặng màu sắc tôn giáo ấy đã khiến câu chuyện có được vẻ nhẹ nhàng, tính nhân văn cao cả.

Chúng ta cũng không thể không nói tới đoạn kết thúc truyện cảm động và giàu ý nghĩa. Cô bé đáng thương đã chết vì đói, vì rét, nhưng đọc lên chúng ta không cảm thấy một không khí bi thương, ảm đạm. Trên gương mặt đã lạnh giá của em dường như còn in dấu niềm hạnh phúc: “Một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Chúng ta tin rằng, em không chết mà chỉ bay về bên Thượng đế chí nhân như một thiên thần bé bỏng.

Nhà văn đã khéo léo “gài” vào đoạn kết vài nét phác hoạ về thiên nhiên và thái độ của ngưòi qua đưòng trước cái chết của em bé bán diêm: “Hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà”; “Mọi người bảo nhau: chắc nó muốn sưởi cho ấm!”. Vậy là có bao nhiêu ngưòi trong cuộc đời nàỵ vẫn còn bàng quan, thờ ơ trước những số phận đáng thương của trẻ thơ. Trời đất, con ngươi vẫn hồn nhiên vui những niềm vui của riêng mình, không biết đến sự cơ cực cũng như linh hồn thánh thiện của một em gái nhỏ. Phải chăng đó cũng chính là lời nhắc nhở nhẹ nhàng, kín đáo nhưng tha thiết mà tác giả gửi gắm đến chúng ta?

An-đéc-xen có một giọng kể rất dí dỏm, duyên dáng yà hấp dẫn. Dường như ông thâm nhập được vào thế giới trẻ thơ mà viết lên bằng chính ngôn ngữ của các em: “Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thi khoái biết bao”.’ ông hiểu, đồng cảm và nói thay suy nghĩ, ưốc mơ của các em. Vì lẽ đó, đọc truyện của ông, người đọc có cảm giác như tâm hồn mình trong trẻo lại có lòng yên tĩnh vô cùng.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận