Giúp em học tốt Ngữ văn 8 – Nói giảm nói tránh

Đang tải...

NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu tế nhị.

1.2. Nói giảm, nói tránh thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôĩi trọng của người nói đối với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của con người có giáo dục, có văn hoá.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Thế nào là nói giảm nói tránh?

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Biện pháp tu từ này có phần ngược với biện pháp tu từ nói quá đã t học ở bài trước. Đây là một cách diễn đạt né tránh, không nói thẳng, nói toạc ra, nhằm đảm bảo tính chất lịch sự, trang nhã. Khi phải đề cập đến những sự vật, hiện tượng mà nếu gọi đúng tên thì không tiện vì thô tục hoặc dễ gây cảm giác khó chịu hoặc dễ xúc phạm đến người nghe. Khi nói về một ngưòi đã chết, người ta thường dùng những cách nói như: mất, qua đời, không còn nữa, khuất núi, quy tiên, từ trần, tạ thế, đi xa… là nói giảm nói tránh khỏi gây nỗi đau xót cho người đối thoại. Ngoài những cách nói quen thuộc trong khẩu ngữ sinh hoạt của nhân dân nói trên, còn có những cách nói, cách diễn đạt phong phú, đa dạng, sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ khi nói về cái chết.

Ví dụ:

   – Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến)

  • Ong mất năm nao, ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà “về” năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào.

(TỐ Hữu)

 

II. Việc vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong giao tiếp

Trong giao tiếp thông thường, cần có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh khi cần thiết, để thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự tôn trọng của người nói đối với ngưòi nghe, thể hiện phong cách nói năng đúng mực của con ngưòi có giáo dục có văn hoá. Nhưng điều cần lưu ý ở đây là khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng sự thật tnì không nên né tránh, không nên nói giảm nói tránh. Trong những tình huông như vậy, ngưòi nghe cần biết rõ sự thật, cho nên cần thiết phải nói rõ sự thật. Tóm lại, việc vận dụng biện pháp nói giảm nói tránh cũng cần phải linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ.

1.Đọc các đoạn trích:

– Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. (Hồ Chí Minh)

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(TỐ Hữu)

– Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bô mẹ chẳng còn. (Hồ Phương)

Những từ ngữ: đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác; đi; chẳng còn trong các đoạn trích trên có nghĩa là nói về một người nào đó mất khả năng sống, không còn có biểu hiện của sự sống.

Người viết, ngưòi nói dùng cách diễn đạt trên vì khi một ngưòi nào đó đã chết, tức là việc không mong muôn, thì đều khiến ngưòi thân, bạn bè đau buồn nên người viết, ngưòi nói không dùng trực tiếp từ chết mà dùng các từ ngữ khác cùng nghĩa để tránh gây nỗi đau xót cho ngưòi đối thoại.

2. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng)

Trong câu văn trên, tác giả dùng từ ngữ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa vì nếu gọi đúng tên sự vật thì không tiện và thô tục nên tác giả đã dùng cách diễn đạt trên. Đây là một cách diễn đạt né tránh, nhằm đảm bảo tính chất lịch sự, trang nhã. Đồng thời, cách dùng này cũng tạo gần gũi, yêu thương giữa ngưòi mẹ và con.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ văn 8 – Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

3. So sánh hai cách nói:

  • Con dạo này lười lắm.
  • Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

Cách nói thứ hai nhẹ nhàng hơn, tế nhị hơn đối với người nghe.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận