Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Câu ghép

Đang tải...

CÂU GHÉP

Mục đích của bài học giúp học sinh củng cố kiến thức đã học ở tiểu học về:

– Đặc điểm của câu ghép.

– Cách nối các vế câu ghép.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Đặc điểm của câu ghép

Câu ghép là câu được tạo thành từ hai cụm C – V trở lên. Trong đó, không cụm C – V nào bao chứa cụm C – V nào. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu. Mỗi vế câu thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

Ví dụ:

– Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

(Vũ Tú Nam)

– Nước dâng cao bao nhiêu thì núi cũng lên cao bấy nhiêu.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

– Vì tôi muốn như vậy nên tôi đem gửi các con tôi.

(Bùi Đức Ái)

1. Các cụm C – V trong những câu im đậm dẫn ở SGK, trang 111 là:

– Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.

– Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

– Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi.

– Chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.

– Hôm nay tôi đi học.

2. Cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C – V.

– Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Câu này có hai cụm C – V lớn và trong mỗi cụm C – V lớn có các cụm C – V nhỏ.

– Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Câu này có ba cụm C – V không bao chứa nhau.

3. Kết quả phân tích ở hai bước trên được trình bày ở bảng dưới đây.

4. Trong các câu ta xét ở trên, ta thấy:

“Tôi quên thế nào… bầu trời quang đãng” là câu đơn.

“Buổi mai hôm ấy,… con đường làng dài và hẹp và Cảnh vật xung quanh… tôi đi học” là hai câu ghép.

II. Cách nối các vế câu

Có hai cách nốì các vế câu ghép:

* Dùng những từ có tác dụng nối.

– Nối bằng một quan hệ từ (và, rồi, thì, còn, hay, hoặc…).

Ví dụ:

+ Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. (Tô Hoài)

+ Vũ trụ là một quyển sách tốt nhưng nó ít được sử dụng đối với người không biết đọc nó. (Giôn Lô-ni)

– Nối bằng một cặp quan hệ từ (vì… nên; bởi… cho nên…)

Ví dụ:

+ Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

(Đoàn Giỏi)

 * Kiểu cấu tạo câu Câu cụ thể

Câu có một cụm chủ vị : Tôi quên thế nào những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Câu có hai hoặc nhiều cụm C – V Cụm C – V nhỏ nằm trong cum C-.V lớn : Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dân đi trên con đường làng dài và hẹp.

Các cụm C – V không bao chứa nhau Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

+   Bởi chàng ăn ở hai lòng,

Cho nên phận thiếp long đong một đời.

(Ca dao)

– Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng):

+ Nối bằng một cặp phó từ (vừa… đã; càng… càng;…).

Ví dụ:

+ Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

(Thi Sảnh)

+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. (Hồ Chí Minh)

– Nối bằng một cặp đại từ (đâu… đấy; bao nhiêu… bấy nhiêu;…).

Ví dụ:

+ Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

(Nguyễn Phan Hách)

+ Ngoài kia tiếng gõ cửa mạnh bao nhiêu, trong này trống ngực tôi đập mạnh bấy nhiêu. (Nguyễn Công Hoan)

– Không dùng từ nổi mà dùng trật tự tuyến tính (trình tự về thời gian, quan hệ liệt kê) để nối các câu.

Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Ví dụ:

– Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. (Hồ Chí Minh)

– Trời chiều bảng lảng rơi dần vào hoàng hôn, trăng lơ lửng giải xuống bàng bạc. (Thái Doãn Hiểu)

– Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre; đây là mái đình cong, kia nữa là sân phơi. (Đỗ Chu)

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này có hai yêu cầu:

– Xác định câu ghép trong các đoạn trích dẫn ở bài tập trang 113.

– Xác định các vế câu trong mỗi câu ghép được nối với nhau bằng những cách nào.

Muốn tìm câu ghép trong các đoạn trích, các em lần lượt đọc kĩ từng đoạn trích, chú ý các câu có hai cụm c – V trở lên. Sau đó, các em xác định các vế câu của từng câu ghép và chỉ ra cách nốì các vê câu,trong câu ghép ấy.

a) Đoạn trích này có bốn câu ghép:

– u van Dần, u lạy Dần! (Giữa các vế câu ghép không dùng từ nối mà dùng trật tự tuyến tính – giữa các vế có dấu phẩy.)

– Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (Giữa các vế câu ghép không dùng từ nối mà dùng trật tự tuyến tính – giữa hai vế có dấu phẩy.)

– Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (Giữa các vế câu ghép được nối vối nhau bằng một cặp quan hệ từ nếu – thì (thì trong trưòng hợp này đã được lược bỏ)).

b) Đoạn trích này có hai câu ghép:

– Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (Giữa các vế câu ghép được nối với nhau bằng một cặp từ hô ứng một cặp phó từ: chưa – đã).

– Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tồi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Giữa các vê câu ghép được nôi với nhau bằng một cặp quan hệ từ: giá – thì 0thì trong trường hợp này đã được lược bỏ)).

c) Đoạn trích này có một câu ghép: Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. (Giữa các vế câu ghép không được nối với nhau bằng từ nối mà bằng trật tự tuyến tính, giữa các vế câu có dấu hai chấm.)

d) Đoạn trích này có một câu ghép: Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (Giữa các vế câu ghép được nối vối nhau bằng cặp quan hệ từ: vì – nên (vì trong trường hợp này đã được lược bỏ) và từ nối bởi vì.)

2. Bài tập này yêu cầu các em đặt các câu ghép với các cặp quan hệ từ cho sẵn ở bài tập trang 113.

Sau đây là một số ví dụ, các em có thể tham khảo:

a) Vì mưa to nên nước sông dâng cao.

Bởi vì đường trơn cho nên cậu Năm bị ngã.

Sở dĩ Nam không đi đá bóng là vì cậu ấy bị ô’m.

b) Nếu trời mưa thì chúng tôi sẽ không đi pic-nic.

Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

Giá trời không mưa thì lớp tôi đã đi cắm trại.

c) Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không kiêu ngạo.

Mặc dù mẹ nấu món canh cá rất ngon nhưng tôi vẫn không ăn được.

d) Không những Vân học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.

Không chỉ trời mưa to mà gió thổi cũng rất mạnh.

Chẳng những nó học giỏi các môn tự nhiên mà còn học giỏi các môn xã hội.

3. Bài tập này yêu cầu các em chuyển những câu ghép vừa đặt thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách:

– Bỏ bớt một quan hệ từ.

– Đảo lại trật tự các vế câu.

Các em cần lưu ý: Đối với những câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ; không những… mà… (hoặc không chỉ… mà…, chẳng những… mà…) không áp dụng các biện pháp bỏ bổt quan hệ từ hoặc đảo trật tự các vế câu được. Đôì vói những câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ: sở dĩ… là vì…, trả lời chỉ bỏ bót được sở dĩ và khi đảo trật tự các vế câu thì cần bỏ các quan hệ từ: sở dĩ, là.

a) Bỏ bớt một quan hệ từ trong cặp quan hệ từ.

Gợi ý: Trong các cặp quan hệ từ ở bài tập 2 (trừ các cặp quan hệ từ: không những… mà, không chỉ… mà…, chẳng những… mà…) có thể lược bỏ quan hệ từ thứ hai (đứng đầu vế thứ hai) và thay bằng dấu phẩy.

– Vì mưa to, nước sông dâng cao.

– Nam không đi đá bóng là vì cậu ấy bị ốm.

– Nếu trời mưa, chúng tôi không đi pic-níc.

– Tuy Lan học giỏi, bạn ấy không kiêu ngạo.

(Các câu còn lại, các em làm tương tự.)

b) Đảo lại trật tự các,vế câu.

Gợi ý: Trong các cặp quan hệ từ ở bài tập 2 trừ các cặp quan hệ từ: không những… mà…, không chỉ… mà…, chang những… mà… có thê đảo vế chính đứng sau lên đứng trước, đồng thòi lược bỏ quan hệ từ ở đầu vế chính.

– Nước sông dâng cao vì mưa to.

– Nam không đi đá bóng vì cậu ấy bị ốm.

– Chúng tôi không đi pic-nic nếu trời mưa.

– Lan không kiêu ngạo tuy bạn ấy học giỏi.

(Các câu còn lại, các em làm tương tự.)

4. Bài tập này yêu cầu các em đặt câu ghép vối các cặp từ hô ứng cho sẵn trong bài tập trang 114.

Sau đây là một số ví dụ, các em có thể tham khảo:

a) Mùa xuân vừa đến, cây cối đã đâm chồi nảy lộc.

Bố tôi mới về, cậu Nam đã giục đi luôn.

b) Tôi đi đâu, nó cũng lẽo đẽo theo đấy.

Bạn muốn ăn cây nào, bạn phải rào cây nấy.

c) Đường càng trơn, nó đi càng cẩn thận.

Xem thêm: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm

5. Bài tập này yêu cầu các em chọn một trong hai đề tài cho sẵn ở SGK, trang 114 để viết một đoạn văn ngắn (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép).

Muốn viết đoạn văn được hợp lí, các em cần lập dàn ý đoạn, bao gồm các ý nhỏ cần đề cập trong đoạn văn. Các em có thể đặt câu hỏi để tìm ý.

Đối với đề tài Thay đổi thói quen sử dụng bao bi ni lông có thể đặt câu hỏi:

– Tại sao phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông?

– Nếu không thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, điều gì sẽ xảy ra vổi loài ngưòi chúng ta? Kết quả môi trường như thế nào?

Đối với đề tài Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi viết bài tập làm văn có thể đặt câu hỏi:

– Việc lập dàn ý trước khi viết bài Tập làm văn có tác dụng gì?

– Nếu không có dàn ý, việc viết bài Tập làm văn có khó khăn không? Kết quả bài làm sẽ như thế nào?

Trên cơ sở đó, chuyển các ý tìm được thành câu cụ thể trong đoạn văn, nhằm hoàn chỉnh đoạn văn.

Các em lưu ý: Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép, viết xong, gạch dưới câu ghép trong đoạn văn đó.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận