Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Ôn tập phần làm văn

Đang tải...

Ôn tập phần làm văn

Mục đích của bài ôn’ tập giúp học sinh chôt lại được những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận.

I. Về văn biểu cảm

1. Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:

– Cổng trường mở ra (Lý Lan).

– Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi).

– Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).

– Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam).

– Sài Gòn tồi yêu (Minh Hương).

– Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng).

2. Văn biểu cảm có những đặc điểm sau:

– Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con ngươi đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

– Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…

– Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiện, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…)

– Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.

3. Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò:

–  Miêu tả thường hiện diện trong nhiều loại văn. Trần thuật, tường thuật, kể chuyện, biểu cảm… và xem như một yếu tố không thể coi nhẹ hoặc vắng mặt. Nhờ miêu tả mà ta có thể tái hiện cảnh vật và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian.

– Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc họa nội tâm nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên đậm đà, kì thú.

4. Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm có ý nghĩa:

– Cũng như yếu tố miêu tả, yếu tố tự sự không phải là yếu tố chính tạo nên nội dung bài văn biểu cảm nhưng lại là yếu tố có tác dụng gợi cảm rất lớn.

– Nếu trong truyện kể, tự sự giúp cho câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc thì trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ở chỗ ý nghĩa sâu xa ở những yếu tố được kể đó đã buộc người đọc phải suy nghĩ, xúc cảm.

5. Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với con người, sự vật, hiện tượng thì phải nêu:

– Đặc điểm nổi bật của con người, sự vật, hiện tượng làm em ngưỡng mộ, ngợi ca.

+ Đối với người: hình dáng, đặc điểm tính tinh, những mối quan hệ…

+ Đối với sự vật hiện tượng: đặc điểm bên ngoài những lợi ích…

– Không phải bài văn kể hay tả. Nhưng, dù có nói đến sự vật hay con người thì sự vật, con người trong văn biểu cảm cũng chỉ làm nền cho việc thực hiện những cảm xúc, suy nghĩ, tính chất của người viết.

6. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ.

Phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu đạt trong văn biểu cảm bao gồm: từ ngữ, hình thức câu văn, vần điệu, cách ngắt nhịp, biện pháp tu từ (thường là sử dụng các biện pháp: so sánh, nhân hóa, cảm thán…)

II. Về văn nghị luận

1. Các bài nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7, tập I:

– Chống nạn thất học (Hồ Chí Minh).

– Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (Băng Sơn).

– Hai biển hồ (Quà tặng của cuộc sống).

– Học thầy, học bạn (Nguyễn Thanh Tú).

– Ích lợi của việc đọc sách (Thành Mĩ).

– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh).

– Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn (Xuân Yên).

– Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai).

– Tiếng Việt giàu và đẹp (Phạm Văn Đồng).

– Đừng sợ vấp ngã (Trích trong “Trái tim có điều kì diệu”).

– Không sợ sai lầm (Hồng Diễm).

– Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng).

– Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc (Phạm Văn Đồng).

– Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh).

– Lòng khiêm tốn (Lâm Ngữ Đưòng).

– Óc phán đoán và óc thẩm mĩ (Nguyễn Hiền Lê).

– Tự do và nô lệ (Nghiêm Toản).

– Sống chết mặc hay (Phạm Duy Tốn).

– Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc).

– Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh).

2. Trong đời sống, trên báo chí và trong SGK, văn bản nghị luận xuất hiện dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí.

Ví dụ: Chống buôn lậu, đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ rừng, phòng chống bão lụt…

3. Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản sau:

– Luận điểm: là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận. Mỗi luận điểm đều có một số ý phụ, lí lẽ xoay quanh.

– Luận cứ: là căn cứ để lập luận, để chứng minh hay bác bỏ. Luận cứ được hình thành bằng các lí lẽ hoặc câu dẫn chứng.

– Lập luận: là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày các lí lẽ, các dân chứng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.

Ví dụ: Luận điểm: Thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám là vô cùng vĩ đại. Luận điểm này đã được Hồ Chủ tịch thể hiện qua những luận cứ sau:

+ Ba kẻ thù của nhân dân ta đã bị đánh bại.

+ Ách thống trị của thực dân Pháp đã bị đập tan. Nước Việt Nam đã giành độc lập.

+ Chế độ quân chủ bị đánh đổ. Chế độ dân chủ cộng hòa được thiết lập.

Và người đã lập luận như sau: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Trong đó, luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn thành một khối.

4. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế mới có sức thuyết phục.

a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

b) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.

c) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.

5. Văn chứng minh: là kiểu bài sử dụng hàng loạt các dẫn chứng có định hướng để khẳng định, để làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng, là chân lí để thuyết phục người đọc, người nghe.

Ví dụ:

Lấy dẫn chứng về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta chứng minh rằng nhân dân ta rất anh hùng.

– Vấn đề phải chứng minh là: Nhân dân ta rất anh hùng.

– Nguồn dẫn chứng: Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Không phải một, hai dẫn chứng mà là hàng loạt dẫn chứng có định hướng.

Trong nhà trường, có hai kiểu bài chứng minh sau:

– Chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội. Trong kiểu bài chứng minh này thì nguồn dẫn chứng là các số liệu, các dẫn chứng về người thật, việc thật trong hiện thực cuộc sống, là các dẫn chứng về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử…

– Chứng minh một vấn đề văn học nghệ thuật. Trong kiểu bài chứng minh này thì nguồn dẫn chứng chủ yếu là thơ văn, cũng có lúc là dẫn chứng thơ văn – lịch sử.

Để làm được bài văn chứng minh hay, thuyết phục người đọc, không phải chỉ nêu luận điểm và một dẫn chứng mà chúng ta phải đưa ra hàng loạt dẫn chứng có định hướng.

Ngoài luận điểm và dẫn chứng thì còn cần phải có thêm lí lẽ.

– Trong bài văn chứng minh, cần chú ý đến chất lượng của luận điểm và dẫn chứng.

+ Luận điểm trong văn chứng minh là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.

+ Dẫn chứng là bản chất, là linh hồn của bài văn chứng minh.

(+1) Về số lượng: dẫn chứng phải nhiều, phải có hàng loạt dẫn chứng. Dẫn chứng ít ỏi thì chứng minh sẽ sơ lược, mong manh, không đủ dữ kiện để khẳng định vấn đề. Phiến diện là hạn chế lớn cần khắc phục trong văn chứng minh.

(+2) Về chất lượng: Dẫn chứng phải hay, tiêu biểu, điển hình và toàn diện, có thế mới làm sáng tỏ được các khía cạnh của vấn đề. Phiến diện là hạn chế lớn cần khắc phục trong văn chứng minh.

(+3) Dẫn chứng phải sát đề, phải hướng  về luận đề, hoặc luận điểm, hướng về khía cạnh của luận đề.

Tóm lại, dẫn chứng phải phong phú, phải hay và điển hình, phải toàn diện và sát đề, trúng luận đề.

6. Hai đề tập làm văn:

a) Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

Giải thích một vấn đề là phương pháp lập luận chủ yếu dựa vào lí lẽ để cắt nghĩa, để giải thích giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu đầy đủ vấn đề đó.

Nếu dẫn chứng là linh hồn của văn chứng minh thì lí lẽ và cách lập luận là bản chất của văn chứng minh.

Lúc làm văn giải thích, nếu sa đà vào dẫn chứng, để dẫn chứng lấn át lí lẽ, sẽ dẫn đến tình trạng lạc kiểu bài giải thích thành bài chứng minh.

Như vậy, nhiệm vụ giải thích trong văn giải thích và chứng minh trong văn chứng minh là khác nhau.

– Giải thích là cách làm dựa vào lí lẽ để cắt nghĩa, để giảng giải giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu đầy đủ về vấn đề đó.

– Chứng minh là cách làm dựa vào các dẫn chứng có định hướng để khẳng định, để làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng, là chân lí để thuyêt phục người đọc, người nghe.

Xem thêm luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận