Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Liệt kê và tác dụng của nó

Đang tải...

Liệt kê

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ : phần I trang 104 SGK.

Việc nêu hàng loạt đồ vật lỉnh kỉnh tương tự bằng những kết cấu tương tự có tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.

2. Các kiểu liệt kê :

a) Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

Ví dụ : mục 1, phần II trang 105 SGK.

– Câu a : liệt kê không theo từng cặp.

– Câu b : liệt kê theo từng cặp (với quan hệ từ “và”).

b) Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.

Ví dụ : mục 2, phần II trang 105 SGK.

– Câu a : có thể đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê.

– Câu b : không thể đảo thứ tự bởi các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Thế nào là phép liệt kê?

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Liệt kê ở đây được coi là biện pháp tu từ, được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải là sự kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp thường thấy trong cách nói, cách viết của một số người. Cần phân biệt hai hiện tượng này để:

+ Một mặt, học tập cách diễn đạt có hiệu quả cao theo phép liệt kê.

+ Mặt khác, khắc phục lỗi kể rườm rà, trùng lặp trong cách nói, cách viết.

Ví dụ:

– Thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng củng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ.

(Nguyễn Tuân)

Các cụm danh từ chè vối, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xươìig và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ cùng làm thành tố phụ cho cụm động từ có động từ trung tâm là chở nhằm gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận và sự đa dạng của các sản vật vùng biên.

– Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông, đất nước ta.

Các cụm danh từ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta cùng làm chủ ngữ của câu nhằm biểu hiện cảm xúc và suy nghĩ của ngưòi viết về lòng biết ơn vô hạn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta với vị cha già của dân tộc.

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêm,

                                   khoét núi, ngủ hầm,

                                                mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!

(Tố Hữu) 

Các cụm động từ khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm và các cụm danh từ cơm vắt được sắp xếp đặt cạnh nhau nhằm làm cho sự miêu tả thêm đậm nét về những khó khăn, vất vả mà các chiến sĩ Điện Biên phải trải qua, đồng thời việc sắp đặt này cũng gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.

1. Chỉ ra cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận in đậm, trong các câu dưới đây:

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhât để mở, trong ngăn bac đầy những’trầu vàng, cau đâu, rễ tía, hai bên nào ông thuốc bac, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai… ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.(…) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (…).

(Phạm Duy Tốn)

—> Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật đè mở, trầu vắng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông có cấu tạo giống nhau – chúng là những cụm danh từ.

Các cụm danh từ trên cùng làm chủ ngữ của câu.

2. Việc tác giả nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự với kết cấu như trên có tác dụng làm cho sự miêu tả thêm đậm nét nhằm giúp người tiếp nhận thấy được sự giàu sang vô lối của tên quan phụ mẫu.

II. Các kiểu liệt kê

– Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt:

+ Kiểu liệt kê theo từng cặp.

+ Kiểu liệt kê không theo từng cặp.

– Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt:

+ Kiểu liệt kê tăng tiến.

+ Kiểu liệt kê không tăng tiến.

Ví dụ 1: Xét về cấu tạo, có thể phân biệt:

+ Kiểu liệt kê theo từng cặp.

Lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người của đất nước, những người nông dân chịu thương chịu khó, làm nhiều mà ít nói, hiền lành mà anh dũng, giản dị mà trung hậu; bền gan, bền chí, rất dễ vui, ngay trong kháng chiến gian khổ.

(Nguyễn Đình Thi)

+ Kiểu liệt kê không theo từng cặp:

Vườn bách thảo vẫn có đủ cò, hạc, bồ nông, đường nga, đại bàng, voi, vượn, chồn, cáo, nai, hươu, hổ, gấu, sư tử.

(Nguyễn Tuân)

Ví dụ 2: Xét về ý nghĩa, có thể phân biệt:

+ Kiểu liệt kê tăng tiến:

Thằng bé con anh Chẩn ho rủ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khỏe đươc nữa.

(Nam Cao)

+ Kiểu liệt kê không tăng tiến:

Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên gặp lại hoa sơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột mà mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai cắt hoa.

(Nguyễn Thành Long)

1. Xét về cấu tạo, các phép liệt kê ở 2 câu a và b khác nhau:

a) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.

b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thẩn và lực lương, tính mang và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh)

– Ở câu a, tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải là kiểu liệt kê không theo từng cặp.

– Ở câu b, tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải là kiểu liệt kê theo từng cặp.

2. Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê a và b khác nhau:

a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.

(Thép Mới)

b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

(Phạm Văn Đồng)

Ở câu a, ta có thể đảo các bộ phận trong phép liệt kê mai, tre, nứa, vầu, trúc.

Nhưng ở câu b, ta không thể đảo các bộ phận trong phép liệt kê được.

Như vậy, xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ở câu a và câu b có sự khác nhau là:

– Ở câu a, tre, nứa, trúc, mai, vầu là kiểu liệt kê không tăng tiến.

– Ở câu b, hình thành và trưởng thành; gia đình, họ hàng, làng xóm là kiểu liệt kê tăng tiến.

3. Trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ:

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em tìm các phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.

Những dẫn chứng được tác giả sử dụng trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nhằm chứng minh, minh họa cho luận điểm: Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Những dẫn chứng này được trình bày dưới dạng liệt kê. Đó là những trường hợp sau (Phép liệt kê được in đậm):

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành môt làn sóng vô cùng manh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.

– Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhỉ đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng môt lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đằng tiêu giệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phu nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

2. Bài tập này yêu cầu các em tìm phép liệt kê trong đoạn trích của Nguyễn Ái Quốc và Tố Hữu.

a) Muốn tìm được những từ ngữ thể hiện được phép liệt kê trong đoạn trích của Nguyễn Ái Quốc, các em đọc kĩ đoạn trích, chú ý những từ ngữ liệt kê các sự vật, sự việc. Các từ ngữ này được phân cách nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy. Đó là những từ ngữ sau:

– Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.

– Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bố phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.

b) Cũng tương tự như ở đoạn trích a, muốn tìm được phép liệt kê trong đoận thơ của Tố Hữu, các em cần đọc kĩ đoạn thơ, chú ý các từ ngữ liệt kê các hành động tra tấn dã man của kẻ thù vói chị Lí. Các từ ngữ này được phân cách nhau bằng dấu phẩy. Đó là những từ ngữ: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

3. Bài tập này yêu cầu các em đặt câu (câu trong đoạn) để:

– Miêu tả cảnh sinh hoạt trên sân trường em trong giờ ra chơi. 

– Phân tích nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

– Nêu cảm xúc, cảm tượng của bản thân về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu.

Trong đoạn văn, các em chú ý phải sử dụng phép liệt kê:

a) Trên sân trường, mấy bạn nam đá cầu, mấy ban nữ nhảy dây, còn các bạn khác thì trò chuyền, tranh luận thât ồn ã.

b) Truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã phơi bày bản chất dối trá, lố bịch, đạo đức giả, mị dân của Va-ren.

c) Qua truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ”, hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu đã gây cho em và độc giả nói chung sự cảm phục, kính trọng sâu sắc. Trước những lời lẽ thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn của Va-ren, Phan Bội Châu đã im lặng, phớt lờ coi như không có Va-ren trước mặt.

Xem thêm ca Huế trên sông Hương tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận